Ghi lại hình ảnh
buổi ban sơ, Đức Cao Thượng Phẩm vâng lịnh Đức Lý dạy di dời cốt Phật Tổ tại chùa
Từ Lâm Tư (Gò Kén) về đất mới làng Long Thành là Thánh Địa bây giờ.
Giai đoạn di dời cốt Phật Tổ: Cốt
Phật Tổ quá nặng, bởi con ngựa Kiền Trắc của Đức Phật Tổ cưỡi lớn và dài, cho nên
Đức Cao Thượng Phẩm phải kết lại hai (2) cái xe bò thành một, sau đó thỉnh cốt
Phật lên. Trong lúc sửa soạn thỉnh cốt Phật thì ông Chánh Tham Biện người Pháp
cho một toán lính mặc đồ thâm, núp dưới đường mương ngoài lộ cho súng lên nòng đạng
bắn Đức Cao Thượng Phẩm, tới chừng thấy rõ thỉnh cốt Phật mới chịu rút lui.
Hội Thánh từ từ di dời cốt Phật về
đến đất mới, công việc khai phá rừng hay di dời cốt Phật Tổ quá khó khăn vô bờ đến mức
cảm thấy như không có giới hạn, phải kể đến công quả của người dân
Campuchia.
Đức Thượng Phẩm đứng trên xe bò vịn
cốt Phật Tổ, thấy nghiêng bên nào thì hô lên để sửa lại cho ngay. Di chuyển từ
6 giời chiều cho đến 2 giờ khuya mới đến Thánh Địa (tại của Hòa Viện bây giờ)
trước cửa Hòa Viện có cây Vên vên khổng lồ, đến đây di cốt Phật vào không được,
vì có cái đường mương lớn quá phải lập thế kiếm ván đặng lót xe vô mới được.
Sau khi xe qua khoải đường mương rồi thì tạm để cốt Phật Tổ đây, vì Đức Thuợng
Phẩm mệt đuối sức thả thân mình nhào xuống đống lá khô trong rường nằm nghỉ và những
Chức Sắc cũng nằm xuống đó nghỉ. Xin nhắc lại khi mua đất này chưa tạo được cái
nhà tranh nào cả, chỉ có cái chuồng nuôi bò của ông Aspar bán đất để lại ( dãy
nhà chợ Từ Bi gần nhà Đức Quyền Giáo Tông bây giờ) nhờ vậy mà tạm dùng chuồng bò
làm Trù phòng nấu cơm cho công quả ăn để phá rừng, cho nên khi Đức Thượng Phẩm
thỉnh cốt Phật về đến đây mệt là có bà Nguyễn Hương Hiếu đã chuẩn bị nấu nồi cháo
lớn để sẳn. Nữ phái khiên cháo và nước qua cụm rừng để cho mọi người ăn đở dạ.
Nền Phật Tổ đã được Đức Thượng Phẩm
an vi giữa hai cụm rừng gần cây đa là nền Phật Tổ. Lúc bấy giờ Đạo phải trải
qua nhiều lối chông gai thử thách từng công quả một, nhiều đường khổ hạnh, người
chủ trương lo việc Đạo, nhất là Đức Cao Thượng Phẩm đem hết dạ chân thành, hết
bầu tâm huyết sắp đặt trật tự bên trong nội vụ của Đạo, cũng như đứng trước nhà
thuộc địa Pháp chấp nhận chịu mọi thử thách.
Tham khảo
thêm.
Hài cốt Phật Thích-ca Mâu-ni trong rương
ngàn năm.
Một phần hài cốt được giấu kín
bên trong một chiếc rương vàng 1.000 tuổi ở Trung Quốc có thể giúp các nhà khảo
cổ học được "khai sáng" nhiều điều về Đức Phật.
Sự kiện: Chiếc rương vàng chứa
hài cốt của Đức Phật được tìm thấy ở Trung Quốc.
Cuối tháng 6, tờ Live Science đã
đăng tải một bài viết về một chiếc rương vàng nghi ngờ chứa hài cốt của Đức Phật.
Theo đó, Một nhóm các nhà khảo cổ đã tìm thấy chiếc rương này trong một hầm mộ
bên dưới một ngôi chùa Phật giáo ở Nam Kinh, Trung Quốc vào năm 2010.
Chiếc rương vàng chứa hài cốt của Đức Phật
được tìm thấy ở Trung Quốc.
Bên trong chiếc rương vàng nghìn
năm, có một mảnh sọ và nhiều phần xương vỡ khác. Theo các nhà nghiên cứu, đây
có thể là hài cốt của Đức Phật Siddhartha Gautama (hay còn được gọi là Phật
Thích-ca Mâu-ni), người đã gây dựng nên nền tảng của Phật giáo.
Rương được giấu trong quan tài, quan tài được giấu
trong chiếc bảo tháp này
Live Science đưa tin chiếc rương
cao 8cm được tìm thấy trong một quan tài bằng bạc cao 20cm. Quan tài được khóa
ở bên trong một bảo tháp cao 117
cm và rộng 45 cm , được chạm
khắc tinh xảo. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hài cốt được lưu giữ bên
trong chiếc rương.
Rương được giấu trong quan tài,
quan tài được giấu trong chiếc bảo tháp. Trên chiếc rương, bảo tháp được khắc những hình
trang trí công phu như hoa sen, phượng và người giám hộ.
Bên trong chiếc rương, có những dòng
chữ điêu khắc của một người đàn ông tự nhận là Deming. Theo đó, sau khi Đức
Phật chết, thi thể của ông đã được hỏa táng tại sông Hirannavati, Ấn Độ. Và vị
vua cầm quyền sau đó đã chia hài cốt của ông thành 84.000 phần. 19 phần trong
số đó đã được chuyển đến Trung Quốc. Và một trong số 19 phần hài cốt nằm trong
chiếc rương vàng này.
Rương và quan
tài đều được trạm khắc tinh xảo
Qua nhiều thời kì bất ổn, ngôi
chùa nơi chôn cất chiếc rương đã bị phá hủy. Đến thế kỉ 11, Hoàng đế Tống Chân
Tông của Trung Quốc cho xây dựng lại chùa và những chiếc rương này được đảm bảo
an toàn trong hầm mộ của nó, theo Deming. Rương và quan tài đều được trạm khắc
tinh xảo.
Kết luận: Các nhà nghiên cứu cho
rằng những gì trong chiếc rương vàng là một trong nhiều phần hài cốt của Đức
Phật được chuyển tới Trung Quốc.
VSCĐ - BTĐHN