Hình Thể
Đức Chí Tôn Trong Đạo Cao Đài. * QS Nguyễn Thanh Bình.
I . Đức Chí Tôn Giáng Trần Để Khai Mở Tam Kỳ Phổ Độ.
Sự giáng trần của Đức Thượng Đế dùng Huyền Diệu cơ bút để lập Tam Kỳ
Phổ Độ quả thật là một dấu ấn nổi bật nhất của Đạo Kỳ Ba mà cũng chính là sự biểu
thị Đại Đạo.
“Ngọc Hoàng Thượng Đế Viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương” với bốn câu
thơ:
" Muôn kiếp có Ta nắm
chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân
Thiên,
Đạo mầu rưới khắp nơi trần
thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn
biên".
Bốn câu thơ có ý nói Ngài đã lâm phàm, đã giáng trần Ngài nhắc cho chúng
sanh biết Ngài vẫn hiện hữu và vẫn nắm giữ chủ quyền chưởng quản cả Càn Khôn
Vũ Trụ. Đây là một cảnh cáo đối với kẻ tội lỗi và một sự trấn an cho những người
lành. Dẫu sau cũng còn Ngài, hãy vui lòng tu niệm để được ơn cứu rỗi của Ngài.
Sau đó Ngài công bố: “Thầy nhất định đến chính mình Thầy độ rỗi các
con, chẳng chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa.”
Lời xác quyết đó khẳng định Ngài là Đấng Thượng Đế là Đấng Chí Tôn
là Giáo Chủ Vô Vi của Đại Đạo, Giáo chủ của tất cả các Giáo Chủ. Chỉ có Ngài
là Đấng duy nhất ở địa vị đó. Trên Ngài, không còn có thần quyền hay quyền
hạn nào nữa cả, Ngài lập Càn Khôn Vũ Trụ, ngự trị vạn linh của tất cả các
địa cầu và trên tất cả các Đấng trong cõi vô hình, nên người phàm và lẫn các bậc
Thiêng Liêng đều xưng tụng Ngài là “Đấng Thượng Đế hay Đấng Chí Tôn”.
Kinh “Tiếng trống Giác Mê” có viết:
“Thầy là bậc hoàn toàn, vĩnh viễn, trường cửu trong cõi hư vô tuyệt đối.
Nay vì lòng bác ái của Thầy muốn cho các con tiến hóa về nẻo tinh thần đạo đức,
nên chi Thầy dụng cái phương pháp phi thường ngoài sự hiểu biết của phàm nhân
mà dạy các con. Thầy tức là Nguyên Lý của vô vi Đại Đạo, chủ quyền tạo hóa của
cả Càn Khôn Vũ Trụ và sinh sản của các Thiên Lý để gieo truyền cho nhân vật từ
giống thấp hèn đến loài cao trọng, ấy là nguồn cội vô thỉ vô chung đó các con.”
1 . Đức Chí Tôn Ngài là Đấng Tuyệt
Đối Thuộc Về Hư Vô.
“ Khí Hư Vô sanh có một Thầy. (…) Nếu không có Thầy thì không có chi trong
Càn Khôn Thế Giới này, mà nếu không có Hư Vô Chi Khí thì không có Thầy.”
Vậy xét về bản thể thì Thầy là Hư Vô Chi Khí, còn xét về nguyên nhân sinh hóa
vũ trụ thì Thầy là Nguyên Lý Đại Đạo. Thầy là Đạo mà Đạo là Thầy.
Ngài xưng danh với đầy đủ bổn thể, chủ thể và quyền năng của Ngài như sau:
“ HUYỀN huyền diệu diệu
chí linh linh,
KHUNG sắc hào quang hiện
Ngọc Kinh.
CAO ngự chương tòa thần mặc
mặc,
THƯỢNG triều Bửu điện khí
khinh khinh.
ĐẾ cung Thánh, Phật giai
cung hỷ,
KIM khuyết Thần, Tiên cụ
tiếp nghinh.
VIẾT Thích, viết Nho, viết
Đại Đạo,
CAO ĐÀI dưỡng dục hóa quần
sinh”.
2 . Đức Chí Tôn Thầy là Nguyên Lý Đại Đạo
Để giúp chúng ta trực giác được Ngài là Nguyên Lý Đại Đạo, Ngài từng mượn 3
chữ A, Ă, Â để làm ký hiệu của Ngài trong những lần còn ẩn danh, giáng trần
dùng cơ bút dạy Đạo:
- A Ă Â chẳng phải là tên vì không ráp được thành chữ. Không có cái tên nào
hoàn toàn xứng đáng với Chủ thể tuyệt đối của vũ trụ.
- A Ă Â chẳng phải là Hình vì không vẽ thành nhơn vật. Không có hình ảnh
nào mô tả nổi Nguyên Lý Hằng Hữu của vạn vật.
- Chữ A là đầu tiên, là nguyên thỉ, Ă và Â là hai mặt của A; hai chữ Ă Â
vốn là nhất thể nhất nguyên với chữ A.
Đó là nguyên lý “Nhất Âm Nhất Dương Chi Vị Đạo” (Dịch hệ từ thượng),
Lý Âm Dương. Hay để hiểu hơn là Đức Chí Tôn (Dương) và Đức Phật Mẫu
(Âm).
Đạo Cao Đài dạy sự thực hành Đạo Đức cũng phải theo lý Âm Dương Hòa Hiệp,
không thể chỉ tu Đạo mà không lập Đức. Đạo Cao Đài đã vận dụng Lý Âm Dương rất
sâu sắc trong sự lập Đạo, hành Đạo, thực hành đạo pháp:
Âm dương Hòa Hiệp hóa
sanh
Dựng nền Đạo Đức, lập
thành Càn Khôn.
3 . Đức Chí Tôn Ngài là Cha, cũng là Thầy của chúng sanh:
Thuở mới khai đạo, một hôm Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc chấp bút, hỏi Đức
Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor Hugo): phàm hễ Cha là Cha, còn Thầy là Thầy, tại
sao Đại Từ Phụ là Cha còn xưng là Thầy nữa?
Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng bút dạy rằng (tiếng Pháp dịch sang tiếng
Việt):
Ngài là Cha lại là Thầy
cao cả,
Vì từ Ngài sanh hóa hết
muôn loài.
Thân phàm đây do thánh chất
Ngài nuôi,
Nhân trí ấy nhận nơi Ngài
linh tánh.
Trong Ngài đủ kiến văn và
minh tánh,
Ngài không ngừng làm tiến
hóa hồn con.
Vật đơn sơ xem ngộ nghĩnh
muôn phần,
Tâm chất phác Ngài làm
nên các Đấng.
Luật là yêu thương, quyền
là công chánh,
Là Thiên tâm không vương
vấn bụi trần.
Là CHA: đem sự sống đến
cùng con,
Là THẦY: đã chia phần
thiêng liêng đó!
Chúng ta cần chú ý câu: “Từ Ngài sanh hóa hết muôn loài" (C'est de lui vient tout son être) có nghĩa mọi tạo vật
đều thọ bẩm nơi Ngài sự sống và trí khôn. Không phải vạn hữu được cấu tạo như một
sở vật ngoại tại mà vạn hữu hình thành như bông trái nảy sinh từ nhựa sống của
gốc rễ.
Đức Chí Tôn đã xác minh là: “Một Chơn Thần Thầy mà sinh hóa thêm chư
Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn loại trong Càn Khôn Thế Giới”.
Ngài lại phán: “Thầy nói cho các con hiểu rằng: muốn xứng đáng làm môn đệ
Thầy là khổ hạnh lắm”.
Quả thật, Đức Thượng Đế Chí Tôn vừa là Cha (Đại Từ Phụ) vừa là Thầy của
chúng sanh vì chúng sanh được Ngài sanh hóa ra rồi lại thúc đẩy cho tiến hóa.
Thậm chí đến thời Hạ Nguơn tội lổi này, Ngài còn đích thân giáng trần thâu
nhận các con cái làm học trò để dìu dắt lên đường giải thoát (Thiên Đạo).
Nhìn lại lịch sử nhân loại song song với lịch sử các tôn giáo, ta thấy chỉ
trong thời Tam Kỳ Phổ Độ mới có sự hi hữu là Đức Chí Tôn thân hành mở nền Đại
Đạo phổ độ quần sanh. Ngài là “Tột đỉnh” của “Nhất nguyên”. Sự giáng trần của
Ngài là tất yếu cho thời kỳ “Qui Nguyên Phục Nhất” khi thế gian đã đến giai đoạn
cực kỳ phân hóa và ở bên thềm thoái hóa. Nhưng không phải Ngài đến để tỏ ra hiện
hữu mà đến để thể hiện và thực hiện trọn đủ cái phạm trù: “Thượng Đế - Đạo -
Chúng sanh”, Ngài ban Đại Ân Xá cho toàn nhân loại.
II. Hình Thể Đức Chí Tôn
Đức Bác Nương Diêu Trì Cung dạy rằng: Hình Thể Đức Chí Tôn tại Thế là Đền
Thánh hay Bạch Ngọc Kinh đó vậy.
Ngày nay, chính Đức Chí Tôn giáng trần lập đạo. Ông thầy của chúng ta là
ông thầy Trời, với thời gian thất ức niên, với mục đích cứu rỗi 92 ức nguyên
nhân qui hồi cựu vị. Thất ức niên so với không gian, thời gian và so với tuổi
thọ của địa cầu này thì không có bao nhiêu.
Đức Chí Tôn lâp đạo lần này không phân tánh giáng trần như những lần trước,
mà giáng trần bằng thiêng liêng cơ bút, giáng trần không có hình thể, không có
tiếng nói mà có lời nói. Hình thể chúng ta là thể xác, trí não và linh hồn, tức
là tinh, khí, thần hiệp lại. Hình thể Đức Chí Tôn là Đền Thánh đó vậy. Đền
Thánh có: Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài, Bát Quái Đài.
Cửu Trùng Đài tượng trưng
cho thể xác.
Hiệp Thiên Đài tượng
trưng cho trí não.
Bát Quái Đài tượng trưng
cho linh hồn.
Đền Thánh là hình thể Đức Chí Tôn tại thế. Hình thể này không có quyền lực
nào hủy diệt được. Hình thể này sẽ sống với chúng ta cho đến thất ức niên. Đức
Chí Tôn không có tiếng nói mà ở đâu cũng có lời nói. Những lời nói này sẽ còn
nói mãi với chúng ta.
Đền Thánh Tòa Thánh
Tây Ninh.
Đền Thánh Tây Ninh vốn được xây dựng trên đất rừng vỡ hoang, bốn bên trống
trải tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Như thế khi vẽ
sơ đồ kiến trúc Đền thánh, việc chọn hướng cho Đền Thánh hoàn toàn là tự do,
không hề bị bó buộc bởi môi trường chung quanh. Tuy nhiên Đức Lý Giáo Tông đã
chọn hướng Tây: Đền Thánh nằm theo trục Đông Tây, mặt tiền xoay về hướng Tây,
còn Bát Quái Đài, nơi thờ Đức Chí Tôn nằm về hướng Đông.
Ánh Thái Dương tượng trưng cho ánh sáng đạo pháp. Vầng Dương hiện lên thì
xóa tan bóng đêm tăm tối; đạo pháp đến thì khổ não vô minh không còn nữa. Vầng
Dương hiện ở phương Đông tức là đạo pháp giải thoát cũng đến từ phương Đông. Phải
chăng đó là lý do Bát Quái Đài (cũng là ngôi thờ Đức Chí Tôn và chư thần thánh
tiên phật) được đặt về hướng Đông?
Hai câu kinh: “Biển trần khổ vơi vơi trời nước, Ánh thái dương giọi trước
phương đông...” ngoài ý nghĩa nhân bản là đạo pháp vị nhân sinh, còn mang một ý
nghĩa sâu xa về con đường vận động của lịch sử tư tưởng triết giáo, văn minh
nhân loại: Khi đặt ngôi Thượng Đế ngự ở hướng Đông là thể hiện ý vạn giáo, vạn
pháp, văn minh nhân loại... đã từ phương Đông truyền sang phương Tây.
Trước đây Gaston Georgel (Les Rythmes de l’histoire. Belfort, 1937) khảo
sát lịch sử văn minh nhân loại đã phát biểu rằng “Ánh sáng đến từ phương
Đông.” (L’Orient, d’où nous vient la lumière). Ông thấy, các nền văn minh
di chuyển từ Đông sang Tây và các trung tâm lần lượt là Trung Hoa, Ấn Độ, Ba
Tư, Chaldée, Syrie, Hy Lạp, La Mã và sau cùng là Paris. (... les civilisations
se déplacent de l’Est vers l’Ouest et leurs foyers successifs sont: la Chine,
l’Inde, la Perse, la Chaldée, la Syrie, la Grèce, Rome et enfin Paris...).
Còn về Trời, Đất, Người (Thiên Địa Nhân hay Tam Tài) và Đạo thì có:
Trời thì có Nhựt, Nguyệt,
Tinh.
Đất thì có Thủy, Hoả,
Phong.
Người thì có Tinh Khí Thần.
Đạo thì có Tam Giáo: Phật,
Thánh, Tiên.
Ba Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài và Bát Quái Đài hiệp một thành hình
thể mới có sự khôn ngoan và sáng suốt được. Con người nếu thiếu linh hồn như người điên, thiếu chơn thần giống như xác chết, thiếu hình thể thì không thành người, như vậy
vật bất ly tâm.
Tòa Thánh được xây cất là thay thế hình thể Đức Chí Tôn. Thiên Nhãn tượng
trưng cho chơn thần của Đức Chí Tôn, ánh sáng của mắt tượng trưng cho Thần là
chủ của Tâm. Hàng ngày, người tín đồ Đạo Cao Đài cúng tứ thời để gom thần lực
của bản thân nhìn Thiên Nhãn, cầu nguyện nhằm tạo điều kiện Thiên Nhơn Hiệp
Nhất. Tức là cầu xin Đức Chí Tôn đến để cứu vớt chúng sanh trong thời kỳ thứ
ba (Tam Kỳ Phổ Độ), theo lời tiên tri của Đức Chúa Giê Su Christ đã nói:
"Trong hai ngàn năm thì có chúa xuống thế nhưng Ngài đến như kẻ trộm
đi đêm, Ngài sẽ huyền diệu hơn ta, nhiều người kính mến hơn ta và không chịu đổ
máu như ta, khi Ngài đến có nhiều tiếng còi kêu la inh ỏi trên thinh không. Ấy
là cơ bút ngày nay đó vậy."
Nền Tôn Giáo xưa khác nhau, còn nền Tôn Giáo của Đức Chí Tôn ngày nay thì
lại khác.
Vã chăng mỗi cơ quan đã tượng hình nơi Càn Khôn Vũ Trụ ngày giờ này có hai
mặt luật:
- Luật Hữu Vi, tức nhiên luật định tướng định hình gọi là Thể Pháp.
- Luật Vô Hình là định luật bí ẩn của nhân loại gọi là Bí Pháp.
Đạo Giáo trọng hệ nhứt là Bí Pháp, vì do nơi Bí Pháp mà người ta mới tìm
tàng được trong cơ quan Tạo Đoan. Cơ quan đó, tìm tàng Bí Pháp ấy do Cách Vật
Trí Tri, cách là đến cùng và vật như là sự vật, ta ngó thấy Đạo Nho đã có một
khoa tối cổ đó vậy.
Các Đạo Giáo đương quyền tức nhiên cơ quan Tạo Đoan vạn vật, Đạo phải có luật
Hữu Hình và Vô Hình. Đạo Giáo của Đức Chí Tôn hay các nền Tôn Giáo khác cũng vậy.
Trong đàn cơ ngày 26-2-1927 (âl: 25-1 Đinh Mão) Ngọc Hoàng Thượng Đế Viết
Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương dạy:
" Chẳng phải ở dưới thế nầy còn quyền lực nào lớn hơn Thánh Quyền của
Thầy, song nhiều khi Thầy đành ngồi cười đặng xem cuộc trần xây đổi. Lập Thánh
Giáo cho các con, lập công phổ độ nhơn sanh, nếu Thầy choán hết mọi sự, muôn việc
đều lập thành, thì cái địa vị nơi Bạch Ngọc Kinh của các con không có giá trị.
Có một điều là hoạn họa xảy đến cho các con thì Thầy hằng cải sửa cho khỏi
lỗi hứa cùng các con.
Thầy dặn các con đừng ỷ mình, mà cũng đừng hạ mình, lấy sự mềm mỏng mà oai
quyền đối đãi cùng đời. Khôn ngoan đạo đức là khôn ngoan nhịn nhục, kiên nhẫn.
Từ bấy lâu nay, ai cũng cho các con là bạc nhược, chẳng đủ trí biết đặng cái mạnh
thiêng liêng là thế nào. Thầy đã đến un đúc một tòa Thánh chất, tức là cái mạnh
thiêng liêng đó vậy.
Tòa Thánh chất thiêng liêng phải biến ra hữu hình trước mắt kẻ phàm phu tục
tử, đặng thấy, mới biết kiêng oai Thầy. Hỏi Tòa Thánh chất ấy là gì? Các con
nói thử. Cười…
Các con chẳng biết đâu, nghĩa là một Tòa chứa trọn cả đức tin của các con.
Cái đức tin ấy càng ngày càng tăng thêm hoài theo số nhơn sanh các con độ rỗi.
Nay Thầy muốn nó biến ra hữu hình là sao?
Thầy muốn Tòa Thánh chất của Thầy tức là cả đức tin của các con biến thành
một Tòa Thánh, cũng như xác phàm của Noln biến thành Long Vị, hầu vùa giúp cho
đức tin càng lớn thêm, đủ sức kềm thúc đức tin của cả nhơn loại trên mặt địa cầu
nầy. Mà hễ kềm thúc đặng cả nhơn loại thì chưa khí giới nào mong diệt đặng. Vì
vậy, Thầy lập Tòa Thánh.
Các con ráng sức lập thành Tòa Thánh cho xứng đáng."
Vào thởi Thượng Cổ nhân loại còn sống từng bộ lạc riêng rẻ, tâm tính còn
thuần phát thiên lương, nhưng trình độ văn minh thì còn tình trạng bán khai lạc
hậu. Nên Đức Chí Tôn tùy từng địa phương mà giáng trần mang hình thể khác nhau.
Ở Trung Đông Đức Chí Tôn lấy hình thể Jéhovah, ở Ấn Độ lấy hình thể Brahma,
ở Trung Hoa lấy hình thể của Hồng Quân Lão tổ cốt để khai hóa dân trí. Chúng
sanh mỗi địa phương nhìn và vâng phục Thượng Đế qua hình ảnh của người đồng chủng
với mình. Ngay khi họ đắc Đạo thoát xác về cỏi Thiêng Liêng Hằng Sống, do quyền
phép của Thượng Đế, khiến họ cũng nhìn thấy Thượng Đế qua hình ảnh như vậy, như
Dân Do Thái thì thấy Ngài là Jéhovah, người Ấn Độ thì nhìn Ngài là Brahma, người
Tàu nhìn Ngài bằng hình ảnh của Hồng Quân Lão Tổ (Theo Lời thuyết đạo của Đức Hộ
Pháp về Con Đường Thiêng Liêng Hằng sống).
Vào thời trung cổ con người đã xa rời thánh đức, chơn truyền của các Tôn
giáo đã bị làm sai lạc, nên Thượng Đế đã cho các vì Giáo chủ giáng trần mở Đạo,
tuỳ theo trình độ của mỗi mơi mà tuỳ thời để lập giáo, ở Trung-đông có Đức
Jésus Christ, ở Ấn Độ có Đức Thích Ca, ở Trung Hoa có Đức Lão Tử, Khổng Tử, thời
kỳ này nhân loại còn sống riêng rẻ, chỉ biết nội tư phương của mình mà thôi,
nên các vì Giáo chủ đã tuỳ theo trình độ dân trí, và sự sai lầm phổ biến trong
địa phương đó mà thuyết giáo. Thời kỳ này gọi là Nhị Kỳ Phổ Độ.
Ngày nay, nhân loại đã tiếp cận với nhau, sự liên lạc trên toàn thế giới dễ
dàng, xem như sự liên lạc với nhau trong một làng mạc nhỏ bé, còn vũ trụ tuy
bao la, nhưng nhân loại cũng đã biết được nhiều thiên thể ở ngoài trái đất, hơn
nữa trình độ loài người đã tiến hoá cao, nhiều giáo lý không còn phù hợp, hoặc
đã sai lạc chân truyền, và các giáo điều của nhiều tôn giáo lại trái ngược lẫn
nhau, lại nữa bản chất của nhân loại cũng vẫn còn kỳ thị chủng tộc, phân biệt
giai cấp, chia rẻ tôn giáo… nên đã gây nên sự đối-nghịch trầm trọng giữa các
tôn giáo với tôn giáo, các dân tộc với các dân tộc.
Trong Tam Kỳ Phổ Độ ngày nay, Đức Thượng Đế không giáng trần mang hình thể
con người nữa, mà Ngài đã đích thân giáng linh dùng huyền diệu cơ bút để lập Đạo,
quy tụ lương sanh trên khắp thế giới làm thành Hội Thánh, cùng chúng sanh các sắc
dân làm Thánh Thể của Ngài để thay mặt Ngài tại thế gian, Hội Thánh là đầu não,
chúng sanh là tay chân máu thịt, để sự truyền-giáo không bị ngăn ngại, vì bất kỳ
hình ảnh một con người của một sắc dân nào đó, cũng không thể nào tượng trưng đầy
đủ cho hình thể của Thượng Đế, để cho mọi sắc dân tín ngưỡng vâng phục, vì
Thánh Thể của Thượng Đế là toàn cả vũ trụ và vạn hửu chúng sanh.
Có lẽ cũng vì thế mà trong Tam Kỳ Phổ Độ ngày nay, Đức Chí Tôn đã dạy dùng
biểu tượng Thiên Nhãn (Con Mắt) để tượng trưng cho Ngài. Việc thờ Thiên Nhãn được
coi là huyền bí, tuy vậy Đức Chí Tôn cũng giải sơ lược về Thiên Nhãn như sau:
"… Chưa phải hồi các con biết đặng tại sao vẽ Thánh Tượng "Con Mắt"
mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh:
Nhãn thị chủ tâm.
Lưỡng quang Chủ tể.
Quang thị Thần.
Thần thị Thiên.
Thiên giả, Ngã giả.
Trong Đạo Cao Đài có nhiều hình thức Thiên Nhãn: nơi quả Càn khôn, nơi cung
đạo, trên Phi Tưởng đài trước Đền Thánh, bên trong Thông Thiên Đài, tại Thánh
thất, tại tư gia của tín đồ. Các hình thức Thiên Nhãn này cơ bản giống nhau về
ý nghĩa, chỉ khác nhau về vị trí và hình thức biểu hiện. Việc lựa chọn Thánh tượng
Thiên nhãn làm biểu tượng tôn giáo đem đến cho Đạo Cao Đài một màu sắc mới,
mang ý nghĩa nhân sinh cao cả. Màu sắc mới đó mang hình ảnh vừa lạ lại vừa
quen. Lạ vì con mắt đó là biểu tượng của tôn giáo tượng trưng cho Ông Trời,
quen vì con mắt đó của con người, ai cũng biết, ai cũng có để nhìn thấy mọi sự
vật hiện tượng của thế giới loài người.
Thiên Nhãn Trên Quả
Càn Khôn Bát Quái Đài Đền Thánh Tây Ninh.
Triết lý thờ phượng Thiên Nhãn đem tới nhận thức nhân văn của con người, hướng
con người đạt đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ thông qua việc tu luyện hàng ngày để
hiệp nhất tam bửu hoà cùng bản thể của vũ trụ. Đồng thời vừa có cơ sở của tính
khoa học, vừa mang tính tâm linh của con người. Nói như vậy, không phải là sự
gán ghép giữa khoa học và tâm linh mà ngày nay y học đã chứng minh được con người
cũng có thể đạt tới sự minh triết khi mở được tuyến tùng quả ở não bộ và liên
quan đến con mắt "tâm linh": con Mắt thứ ba của con người.
Người tín đồ Cao Đài tâm niệm Thiên Nhãn là biểu tượng Thiêng Liêng nhất,
sâu sắc nhất. Hàng ngày, người tín đồ Cao Đài cúng tứ thời đều nhìn Thiên Nhãn
để hiệp thông với Đấng Thượng Đế nhằm gọt rửa tâm hồn cho trong sạch, tu tiến
như “đang nhìn vào chính cõi tâm linh của mình”. Đồng thời cũng được Đấng Thượng
Đế ban Hồng Ân cho mỗi người đạo được tinh tấn trên con đường tu hành để mở được
huệ nhãn trở thành người minh triết và tiến tới mở được “Thiên Nhãn” của bản
thân để thông suốt với vũ trụ. Tìm hiểu Thánh Tượng Thiên Nhãn của Đạo Cao Đài
giúp chúng ta thấy được ý nghĩa biểu tượng tâm linh và hiểu được đức tin sâu sắc
của người Đạo Cao Đài hướng đến.
Chúng ta còn thấy rằng, ngoài những ý nghĩa nêu trên, nó còn mang tính chất
tránh cho nhân loại sự kỳ thị chủng tộc, màu da sắc tóc, nếu chọn một con người
thuộc một sắc dân nào đó, để tượng trưng hình ảnh của Thương Đế, thì không đủ sức
thuyết phục toàn thể nhân loại.
Cũng do đó, nên trong Tam kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn cũng không giao chánh giáo
cho một vị Giáo chủ hay Tiên tri tại phàm trần, mà Ngài giáng linh dùng cơ bút
để khai Đạo, tức là Ngài trực tiếp giáo hoá và độ rổi toàn thể nhân loại, không
qua trung gian một người như trước đây.
Khai Đạo kỳ thứ ba này, Đức Chí Tôn, Thượng Đế không sáng lập một tôn giáo
mới có một giáo lý khác lạ, mà mục đích khai Đạo lần này là Qui Tam Giáo, Hiệp
Nhất Ngũ Chi, đem các mối Đạo hữu hình trở về cội nguồn. Điều nầy Đức Chí Tôn
đã dạy rằng:
" Vốn từ trước Thầy lập ra Ngũ Chi Đại Đạo là Nhơn Đạo, Thần Đạo,
Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo. Tùy theo phong hóa của nhân loại mà gầy chánh
giáo, vì khi trước Càn Vô Đắc Khán, Khôn Vô Đắc Duyệt, thì nhơn loại duy có
hành đạo nội tư phương mình mà thôi.
Còn ngày nay nhơn loại đã hiệp đồng, Càn Khôn Dĩ Tận Thức, thì lại bị phần
nhiều Đạo ấy mà nhân loại nghịch lẫn nhau; cho nên Thầy mới nhứt định Quy
Nguyên Phục Nhứt. Lại nữa trước khi Thầy giao chánh giáo cho tay phàm, càng
ngày lại càng xa Thánh giáo mà làm hóa ra phàm giáo. Thầy lấy làm đau đớn, hằng
thấy gần trót mười ngàn năm, nhân loại phải sa vào nơi tội lỗi, mạt kiếp chốn A
Tỳ ”.
Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh
giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà buộc phải lập Chánh thể, có lớn nhỏ đặng để thế
cho các con dìu dắc lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng Đảo. Đức Chí
Tôn trong Thi Văn Dạy Đạo (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển) dạy:
“Cành mai thơ thới đượm
hơi Xuân,
Dìu dắt đem nhau lại đảnh
Thần.
Tích đức để lòng trau khổ
hạnh,
Diệt phàm gắng chí thoát
mê tân,
Lừng Trời vẹt ngút mây
xây mịt.
Đài ngọc khoe gương sắc rạng
ngần,
Công nghiệp dồi dào âm chất
đủ,
Long Hoa đợi hội hưởng
Thiên Ân”.
Theo triết lý Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thì lần đại ân xá này Đức Chí Tôn
không những ân xá cho tất cả nhân sanh dưới mặt đất này mà mà còn ân xá cho tất
cả các thú cầm nữa.
Vì vậy trong ngôi Đền Thánh có tạc hình bốn lọai thú linh là Long, Lân,
Qui, Phụng, các lọai cầm thú này được tạc dưới hình thức trang trí, mỹ thuật,
nhưng cũng là được phép chầu Chí Tôn trước, rồi những lọai thú nào biết hồi đầu
hướng thiện sẽ đựơc một trong bốn lọai thú đại diện đó dẫn vào Bạch Ngọc Kinh.
Chính nó cũng được dự trong bản Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước mà Tam Thánh đã đưa
tay ký cùng Đức Chí Tôn là quyền sống của vạn linh được bảo vệ trong tình Bác
Ái và Công Bình qua hình ảnh của lông chim (tượng trưng cho thượng cầm) trên
tay của Đức Victor Hugo. Và loài hạ thú (bút lông thỏ hay lông mèo) trên tay của
Đức Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm còn đó.
Bảy cái Ngai trong Đền Thánh, tượng trung Nhân Đạo, hai tay vựa
được chạm trổ Tứ Linh. Ngai Giáo Tông chạm hai con Rồng, Chưởng Pháp chạm
hai con Phụng, và Đầu Sư chạm hai con Lân.
Bảy (7) cái Ngai trong Đền
Thánh Tượng Trưng Nhơn Đạo
Đức Chí Tôn mở đạo lần này là lần chót, mục đích cứu rỗi chúng sanh, cứu rỗi
cả phẩn xác lẫn phần hồn, nghĩa là dẫn dắt chúng sanh vào con đường Thế Đạo và
Thiên Đạo.
Thế Đạo đại đồng theo đạo Cao Đài lấy Nhân Bản làm nền tảng, trong đó nhân
vị nhân quyền được tôn trọng, nhân tính được phát huy để xây dựng một thế giới
văn minh đạo đức hòa bình mà người Cao Đài thường gọi là đời Thánh đức, tức là
cứu rỗi và giải khổ phần xác, dạy dỗ chúng sanh làm tròn nhơn đạo.
Thiên Đạo giải thoát tức là cứu rỗi phần hồn, là đường lối tu hành để người
tu đạt được sự giải thoát toàn diện, không còn đau khổ phần thể xác hay phiền
não tâm hồn tại thế gian, và xa hơn nữa được giải thoát tâm linh.
Đức Hộ Pháp ngày 1-7 Mậu Dần (dl: 27-7-1938) thuyết đạo tại Đền Thánh “Tại
sao Đức Chí Tôn không giáng bằng xác thân, lại giáng bằng huyền diệu cơ bút ?”:
“Tại thời kỳ chuyển Đạo vô vi hiệp Tam Thanh, chấn hưng Tam Giáo, phục nhứt
Ngũ Chi, nên Đức Chí Tôn giáng bằng huyền diệu cơ bút, mới qui đặng cả Đại Đồng
Tam Giáo.
Bởi Nhứt Kỳ Phổ Độ và Nhị Kỳ Phổ Độ, Phật, Thánh, Tiên giáng linh Tam Giáo,
nhơn buổi nhơn loại chưa hiệp đồng, nên ba vị Giáo Chủ phải thọ sanh riêng địa
phận, nên hai kỳ khai đạo ấy chỉ phổ độ trở về cựu vị có 8 ức nguyên nhân, còn
buổi Hạ Nguơn Tam Kỳ Phổ Độ là thời kỳ ân xá tội tình cho toàn cả chúng sanh, lại
nhơn buổi văn minh nhơn loại thông đồng, Càn Khôn Dĩ Tận Thức, cho nên Đức Chí
Tôn dùng huyền diệu giáng cơ khai Đại Đạo, chủ nghĩa là độ tận 92 ức nguyên
nhân qui hồi cựu vị cho khỏi sa đọa cõi hồng trần, nên gọi là cơ quan cứu thế.
Nếu Đức Chí Tôn chia chơn linh giáng thế như các vì Giáo Chủ buổi trước,
thì phải tá mẫu đầu thai, mang phàm thể hữu vi, lại nữa là Đạo khai trong nước
Việt Nam thì phải thọ sanh hình hài người Nam Việt, thì có thế nào chuyển ba mối
đạo khắp Ngũ Châu và toàn cầu thế giới đặng.
Lại nữa, các dân tộc trong vạn quốc không thể hiệp đồng sự tín ngưỡng làm một
thì khó mà độ tận chúng sanh, cho nên ức Chí Tôn giáng bằng huyền diệu cơ bút đặng
làm cho các nước để trọn đức tin rằng : có một Đấng Chí Linh giáng thế cứu đời
qui tụ cả khối tinh thần của nhơn loại duy nhứt, chỉ rõ bằng cớ như kỳ hội các
tôn giáo thế giới tại thành phố Luân Đôn, thì các nước đều công nhận Đạo Cao
Đài là chơn thật, có thể Qui Nguyên Đại Đồng Tôn giáo.
Đức Chí Tôn tuy chẳng giáng bằng xác thân, mà lại qui tụ lương sanh lập
thành Hội Thánh, thay hình thể hữu vi cho Đức Chí Tôn và lập Quyền Vạn Linh đối
phó cùng quyền Chí Linh.
Ấy là cơ quan mầu nhiệm cứu vớt quần sanh, giải thoát khỏi chốn sông mê bể
khổ.
Kỳ Hạ nguơn nầy, dầu chúng sanh có tàn bạo hung ác thế nào cũng không làm hại
xác thân của Đức Chí Tôn như các vì Giáo Chủ buổi trước đặng.
Bởi Quyền Vạn Linh có đủ nghị lực tinh thần lập khuôn viên luật pháp, xây
chuyển cơ Đạo và cơ Đời cho thuận theo lẽ tuần hoàn của Tạo Hóa.
Đức Chí Tôn khai Đạo kỳ thứ ba nầy, giáng bằng huyền diệu cơ bút là do nơi
Thiên thơ tiền định chuyển Đạo Vô Vi, "hiệp Tam Giáo Ngũ Chi làm một".
Trên đây chỉ tóm tắt sự khai mở Tam Kỳ Phổ Độ và sự độ rỗi của Đức Chí Tôn
Ngọc Hoàng Thượng Đế dùng để cứu vớt nhân loại qua các thời kỳ, từ khi có loài
người cho đến nay. Nên đức tin của tín đồ Đạo Cao Đài tôn thờ Đức Thượng Đế là
phẩm Đức Chí Tôn, Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn, chủ tể vạn
vật, là Cha là Thầy chung của muôn loài trong Càn Khôn Vủ Trụ”.
Thơ:
Đức Chí Tôn Huyền Khung
Cao Thượng Đế
Huyền diệu Thầy mang
đến cỏi trần,
Khung trời Đại Đạo
thoát mê tân.
Cao Đài Bát
Quái đường Thiên Đạo,
Thượng đỉnh Càn Khôn cõi
Thánh Thần
Đế Khuyết non Tiên
cùng Pháp Phật,
Ngọc Giai Cung Điện với nguyên
nhân.
Hoàng đồ Thầy dạy từ
bao trước,
Đại vị Thiên
Tôn định phẩm phân .
* QS Nguyễn Thanh Bình
II . Đức Chí Tôn Xuống Thế
Ngày 30 tháng 07 năm Đinh Hợi (dl: 14-09-1947), Đức Hộ Pháp nói về
Đức Chí Tôn xuống thế.
Hôm nay Bần Đạo giảng về Đức Chí Tôn xuống tại thế.
Giảng đây nói về sự hiển hiện, một cớ là các báo trên hoàn cầu đã dăng và
khi ấy có vi bằng kiết chứng, không phải là nguỵ biện.
Các Tôn giáo bất kỳ ngôn ngữ nào, nếu đè-nghị vấn đề ấy là nói đến Đạo Bà
La Môn là một Tôn giáo tối cổ, lấy sự tích Đức Chí Tôn giáng trần lần đầu tiên
gọi là nhứt thế, Chí Tôn là Brhama (Tàu dịch là Bà La môn) đến thành Tibet (Tây
Tạng) sách Tàu gọi là Lama, ấy là một Tôn giáo tối cổ (Bần Đạo sẽ thuyết tự nơi
xứ Tibet đến Đền Lama).
Qua 10,000 năm rồi, Đức Chí Tôn mỗi 50 năm đến đó một lần, đến với hình thể
chớ không phải với chơn linh như Ngài đến với chúng ta ngày nay. Việc nầy đã được
hoàn cầu đăng khắp mặt báo. Khi đảng Cộng sản nổi lên đánh đổ Đế quyền Nga,
các Vương Hầu Khanh Tướng phần nhiều bị giết. Vị Hoàng Đế thuộc giòng Bạch Nga
bị Cộng sản giết trong lúc đảo chánh. Có một vị Hoàng thân chạy thoát, đến
lánh nạn ở Tibet, nhờ lòng đạo đức của dân Tibet (Tibetains), các quan công thần
phò vị hoàng thân đến Đền Thánh Tibet ở trong chỗ mà loài người phần nhiều là đạo
đức, bởi dân Lama Đạo trị chớ không phải Thế trị. Nhờ Đức Dalai Lama bảo bọc
nuôi dưỡng. Lòng ái quốc, ưu quân đã giúp vị Hoàng thân ấy thoát nạn cùng gia đình
thân tộc.
Khi đến Đền Thánh được trọng đãi trong 10 bữa vẫn an vui, nhưng lòng hoài cố
cứ đeo đuổi theo mãi, phần thương Vua phần nhớ nhà Ngài mới yết kiến Đại sư, Đức
Dalai Lama thấy sắc diện đoán biết tâm bịnh của Ngài, mới ngó ngay nói rằng: “Kỳ
Chí Tôn đến ngự như đã hẹn, khuyên Hoàng Thân rán đợi vài tháng Chí Tôn sẽ đến,
nếu các Ngài thấy Chí Tôn, các Ngài sẽ được an ủi lạ thường”.
Mấy vị Công Hầu đó trước hai tháng rồi, có hỏi Đức Dalai Lama :
- Chí Tôn đến cách nào và hình thể người ra sao ?
Ngài trả lời:
- Các Ngài muốn biết cứ đợi đến chừng đó sẽ thấy, chỉ xin căn dặn các Ngài
một điều là chung quanh Đền Thánh có treo những Thanh Chung, chừng nào những
Thanh Chung đó vang rền lên một lược là Chí Tôn đến vậy.
May thay ! Đến ngày, mấy vị Vương Hầu vì tánh tọc mạch, muốn biết nên đã
vào chờ trước trong Đền Thánh. Khi cả thiên hạ vào cúng rồi, thì tất cả Thanh
Chung đều khua tiếng. Các bậc Đại sư quì niệm, mấy người kia cũng quì, nhưng cố
lóng tai thì nghe từ ngoài xa dường như có nhiều tiếng chân ngựa chạy có nhịp
nhàng, đến trước Đền thì dứt, Chí Tôn từ từ vào, đến ngồi trên cái Ngai để sẵn
thờ Ngài trong Đền Thánh. Các vị Công Hầu hết sức kinh khủng, chư vị Đại sư thì
quỳ mọp mà họ chỉ quỳ nữa chừng mắt lén dòm theo. Hình ảnh Chí Tôn đẹp đẻ vô
cùng không bút mực nào tả được. Hào quang của Ngài rọi sáng khắp Đền.
Cứ thường lệ, mỗi năm chục năm (50) Ngài đến một lần, tiên tri những hành
tàng trong 50 năm sẽ tới. Bài tiên tri ấy Bần Đạo mới đọc, không nhớ ở trong
Cao Đài Giáo lý hay sách nào, Bần Đạo sẽ tìm lại đọc cho toàn Đạo nghe. Mấy người
ấy thấy Ngài đúng như trong tờ Kiết chứng Vi bằng, nghe tới tiếng Ngài nói,
nghe lời Ngài giảng Đạo. Khi giảng Đạo rồi, chư vị Đại sư bái lễ xong, thì hình
ảnh Chí Tôn biến mất, đồng thời ánh hào quang cũng mất. Những người ấy vẫn chưa
tin, mượn cái đèn đi đến chỗ cái Ngai ngự thì còn thấy dấu ngồi trên nệm nhung
hãy còn lằn. Chí Tôn đã đến Đền đã thờ Ngài 15,000 năm trải qua, 10,000 năm
Ngài đã ban ơn tại mặt thế nầy. Trên thế giới có ba Đền thờ Đức Chí Tôn:
1 - Đền Thờ Lama (Tibet).
2 - Đền Thờ Rome (Italy).
3 - Đền Thờ Cao Đài (Tòa Thánh Tây Ninh) chúng ta mới lập sau đây (Việt
Nam).
Đã từ lâu Đền Rome Chí Tôn chưa ngự đến, hỏi tại sao ? Ta có thể nói tại
Rome thờ không đúng hay không đủ nguơn kỳ cho Ngài giá lâm. Chúng ta để sở vọng
ước ao, nhờ Chí Tôn thường đến với chơn thần vô hình dụng cơ bút dạy Đạo, Đức
Chí Tôn ban ơn tại Đền Lama thế nào thì chúng ta củng được Ngài ban ơn dường ấy.
Duy dân Tây Tạng họ được hạnh phúc kiến diện Thiên Nhan, còn chúng ta thì
chưa. Ước ao toàn sắc dân yêu ái chơn chánh nhứt tâm nhứt đức giữ hiếu cùng
Ngài, giữ trung cùng Đạo, may ra sau nầy sẽ có Ngài ngự thì hạnh phúc ấy sẽ ghi
tạc sử xanh, để ngàn đời như Đền Lama.
Hỏi ta được ân ấy chăng ? Được, mà kíp hay chầy do tâm đức các nòi giống Việt-nam.
Giờ nào Chí Tôn đến lập Đạo với hình thể do nơi nước Việt Nam thì là ấn trấn
toà tâm hồn của loài người thì mới mong mỏi được hoà bình thế giới, đại đồng
thiên hạ. Ước mong thế nào được mau sớm, Người ta đã 15 ngàn năm mới hưởng thì
ta chưa chắc gì đặng hưởng sớm.
Xin dân Việt Nam mà Ngài nhìn là con yêu dấu của Ngài được đủ đầy đạo đức
như dân Tây Tạng, thì mới đặng đặc ân thâm trọng ấy, nếu không đặng thế sẽ trễ
nải , khó thấy được Chí Tôn thì cái hại phân chia nhân loại còn chịu lâu dài
hơn nữa.
Mùa Xuân Tân Sửu, ngày Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn, xin trích gởi đến
quí vị bài thi của Đức Chí Tôn trong Thi Văn Dạy Đạo (Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển):
" Đời gọi rằng Xuân bất tái
lai,
Tuổi Xuân đã mãn đến già ngay;
Bởi đời ảnh hưởng theo danh lợi,
Còn Đạo vun bồi âm chất dầy.
Vật chất hết Xuân khô héo rụi,
Tinh thần đạo đức mãi Xuân hoài;
Xuân Đời Xuân Đạo Thầy phân rõ,
Tự chọn mỗi con chớ để sai."
Trân Trọng,
Mùa Xuân Tân Sửu
Midland MI USA, ngày 14-02-2021
Quốc Sĩ Nguyễn Thanh Bình
ĐĐTKPĐ/TTTN
Ban
Thế Đạo
* * *
Chúng Ta Đồng Hành Trên Đại Lộ Mới
* HT / Huỳnh Tâm
"...Đạo-đời nối chí lập công bồi đức, tu tập bảo cổ cách tân, dời cũ tạo mới đúng theo " thuần phong mỹ tục ", tức là hoàn thiện đời Thịnh trị, Thánh đức vậy..."
Tập thể Hiền Tài đã bị giãn cách, dị biệt, bất đồng nay cần ngồi lại đối thoại, đây là điều cần thiết, nếu không áp dụng đồng thuận tất nhiên BTĐ sẽ đưa đến chia rẽ, theo thời gian thêm trầm trọng, bởi đây là đỉnh điểm sau 23 năm (1997-2020) điều hành theo cảm tính không mang lại phát triển mà lại tồi tệ hơn, chó thể đưa đến con đường chung cuộc.
Đổi mới có nghĩa thay đổi sự vận hành của BTĐ, qua phương thức hành quyền với phong thái linh động và sáng tạo sơ đồ tổ chức hàng ngang cùng hỗ trợ với những động lực tài và đức, theo luật Yêu Thương của Đức Chí Tôn, đồng tiến bước, tạo ra niềm tin mới và sức mạnh mẽ mới. Mỗi Hiền Tài như một dự án thiêng liêng, là một Tiểu Linh Quan từ Đại Linh Quan của Đức Chí Tôn, tự do thi thố tài năng không giới hạn để phát triển Đại Đạo.
Tam Kỳ Phổ Độ thờ Tam Trấn Oai Nghiêm để thay mặt Tam Giáo, đổi cũ thành mới, cho chúng sanh thấy rõ một tấm gương trong lịch sử Đại Đạo. Đạo-đời nối chí lập công bồi đức, tu tập bảo cổ cách tân, dời cũ tạo mới đúng theo " thuần phong mỹ tục ", tức là hoàn thiện đời Thịnh trị, Thánh đức vậy.
Hiện nay những HT, QS kiên trì tinh thần phụng sự Đại Đạo, tha thiết dâng hiến phục vụ Đồng Đạo không ngại gian nan.
Quý Hiền Tài cùng nhau dấn thân hành Đạo, phụng sự nhân sanh, chứ không thể làm con rối sống cuộc đời này. Chính vì vậy mỗi Hiền Tài phải được trao quyền rộng rãi và tự do thực hiện tài năng, Đạo đức. Chúng ta hãy đồng tự tin và tu tập hành quyền phát triển BTĐ. Nhất định mọi cản trở sẽ lùi bước để BTD tiến lên.
Đề nghị toàn thể Hiền Tài hãy xả giải những tắc trách 23 năm qua của BTĐHN, và những vị có trách nhiệm 23 năm qua, nay đồng xả giải không để lại trên đôi vai hay trong lòng thêm những nặng nề, tất cả vì tinh thần tự hối để cùng tiến về phía trước, bằng không tập thể Hiền Tài chỉ cần 10 năm nữa sẽ tự biến.
Tập thể Hiền Tài cũng tự điểm lại 23 năm BTĐ hoạt động hoàn toàn không lực đẩy, đây là chuyện không tránh khỏi cho nên mới đưa đến tình trạng khủng hoảng và chia rẽ như hôm nay. Do vậy những HT, QS cuối cùng như QS/Mai Thanh Truyết, QS/Nguyễn Thanh Bình, và HT/Huỳnh Tâm, v.v...còn hoạt động trong BTĐ. Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi toàn thể Hiền Tài lấy quyết định ngồi lại sau 23 năm từ ngày Đại Hội năm 1997 đến nay 2020, có những bất đồng do nhiều nguyên nhân không xả giải được. Hy vọng tập thể Hiền Tài sau khi lấy quyết định xả giải mọi tình trạng bất đồng và chia rẽ để mở ra một khung trời mới.
Toàn thể Hiền Tài cần đẩy mạnh liên đới Đồng Đạo, ngồi lại trải ra tình tự Đại Đạo, tha thứ cho nhau và hoàn toàn tin tưởng nhau. Giai đoạn mới chúng ta dùng lực hài hòa, bảo vệ thành quả hầu phát triển với tốc độ vốn kiến thức đã có của Hiền Tài.
Tập thể Hiền Tài sử dụng lực hài hòa không thể căn cứ trên những nhận định sai lệch về quá khứ và cũng không thể lập lại đề tài gây chia rẽ giữa tập thể Hiền Tài với nhau.
Lộ trình của chúng ta là con đường dài không có điểm cuối cùng, bởi vậy khủng hoảng hôm nay sẽ thuộc về quá khứ, tất cả những bước chân của 23 năm trước, thuộc về quá khứ và dấu chân đó sau lưng biến mất trên cát.
Trọng tâm hôm nay của chúng ta, tập trung vào xây dựng một BTĐ với một sơ đồ tổ chức hoàn toàn tiến bộ, mỗi Hiền Tài tự kiểm soát, và tự mình làm viên giám sát.
Toàn thể quý Hiền Tài lấy lương tri để cùng đồng thuận, ngồi lại giải bệnh sự mãn lâu nay, thiệt thòi nhất BTĐ không thể là một chân dung trong ký ức mà là một thân thể cường tráng với đôi vai hành trang tiến vế phái trước.
Nay chúng tôi xin đề nghị QS/Mai Thanh Truyết, QS/Nguyễn Thanh Bình, trình bày sơ đồ tổ chức sức mạnh của BTĐ, đây là một trong những sáng tạo và tập hợp Đạo sự, chúng ta từ bỏ phong cách cũ và cảm tính bởi cá nhân không tạo được vĩ đại.
Sơ đồ tổ chức hàng ngang là phương hướng cho phép BTĐ hoạt động phù hợp với nền văn minh hiện đại, cần tập hợp yếu tố đồng thuận canh tân và phát triển Đại Đạo.
Ban Thế Đạo thuộc Chi Thế của Hiệp Thiên Đài được thành lập bởi Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông là Quyền Chí Tôn tại Thế hay Quyền Chí Linh. Đức Chí Tôn dạy " Thầy không quyết định trách nhiệm của mỗi người chức sắc Hiệp Thiên Đài, nghĩa là để tự nhiên cho các vị Hiền Tài, chức sắc BTĐ, tự lập vị mình, thế nào cho xứng đáng cùng phẩm định và đạt Thiên Vị ngày về với Đức Chí Tôn ".
" NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT "
* HT/ Huỳnh Tâm