Đặc San Cao Đài. Xuân Tân Sửu - 2021. [ 2/9 ]

N
ăm Ất Sửu (1925), Đức Chí Tôn đến trần gian dùng huyền dịêu cơ bút dạy Đạo, thâu nhận đồ đệ, Thập Nhị Thời Quân để rồi năm sau, năm Bình Dần (1926) Đức Chí Tôn đã khai mở Tam Kỳ Phổ Độ. Đến nay, mùa Xuân Tân Sửu (2021) đánh dấu 96 năm Đức Chí Tôn đến dạy Đạo hay kỷ niệm 95 năm khai mở Đạo Cao Đài.
 
Mùa xuân năm Đinh Mão 1927, sau khi khai Đạo, Đức Chí Tôn đã khuyên dạy các môn đệ của Thầy: "Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Hòa".
Khi các tín đồ ghi chép lại lời khuyên tha thiết nầy của Đức Chí Tôn từ một cuốn sách Thánh Ngôn Hiệp Tuyển cũ kỹ, giấy đã vàng vì năm tháng, thì hơn 94 mùa xuân đã đi qua trong cơ đạo, và lại thêm một mùa xuân nữa đang về là mùa Xuân Tân Sửu (2021). Thời gian tuần hoàn, không gian luân chuyển để luôn luôn đổi mới vạn vật, vừa bảo tồn vừa canh tân thế giới. Đó là Đạo Lý mà cũng là quy luật tiến hóa trong trời đất.
 
Ngoài trời, cảnh trăm hoa đua nở rực rỡ, hay những cành quất trĩu quả trên khắp muôn nẻo đường, sắc thắm huy hoàng, vui tươi và sống động kia đã báo hiệu không khí nhẹ nhàng, an vui của mùa Xuân Tân Sửu sắp đến rồi. Cảnh xuân vừa chớm nhắc chúng ta rằng Thiên Thời và Địa Lợi của sứ mạng Phổ Độ Kỳ Ba đã được an bày đầy đủ; cái duy nhất còn thiếu sót trong sứ mạng này chỉ là Nhân Hòa mà thôi. Đức Quan Âm Như Lai dạy:
“Năm tháng qua rồi xuân lại sang,
Xuân về xoa dịu nỗi bi quan.
Ai ơi có thấy đời là mộng,
Thắm thoát lần tay đếm chuỗi tàn.”
 
Hôm nay, mỗi chúng ta là các tín đồ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Đạo hãy kiên tâm tạo thế chân vạc "Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa" là Tam Tài (Thiên Địa Nhân), đã được định vị theo thế chân vạc trong vũ trụ, thiếu một trong ba thì hoàn cầu không ổn định, nhân loại khó mà đạt đến thành công viên mãn. Ngày mai, mùa xuân Nhân Hòa Tân Sửu sẽ đến, đến với toàn tín đồ Đạo Cao Đài, trên sông núi Việt Nam, ở hải ngoại và trong tâm hồn của toàn nhân loại.
"Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa" là thành ngữ dùng để chỉ ba yếu tố cần thiết giúp tạo nên sự thành công cho một sự kiện, một công việc, hay một điều gì đó do con người tạo ra.
 
Thiên Thời: có nghĩa là thời cơ, thời gian, thời điểm. Chữ quan trọng nhất ở đây không phải là chữ Trời mà là chữ Thời. Việc lựa chọn thời điểm này là do bản thân chúng ta chứ không một ông Trời nào có thể nói cho ta biết cả.
Địa Lợi: có nghĩa là khi làm bất kì một việc gì cũng phải cân nhắc xem bản thân mình có những lợi thế, thế mạnh nào, còn tồn tại những khó khăn nào.
Nhân Hòa: đó là sự hòa hợp, đoàn kết của mọi người với nhau. Một tập thể đoàn kết, hòa hợp sẽ mang lại sự thành công hơn hẳn so với một tập thể rời rạc, thiếu sự liên kết. 
 
Nói như vậy không có nghĩa là các yếu tố của Trời và Đất (Thiên Địa) không quan trọng bằng yếu tố Thời, Lợi và Nhân. Dĩ nhiên các yếu tố của Trời, Đất cũng sẽ chi phối vài phần trong sự thành công của con người nhưng yếu tố quan trọng trước hết vẫn là con người, vẫn là sự tính toán của con người.
 
Theo giáo lý Cao Đài, ý nghĩa của danh từ Nhân Hòa là sự hòa hiệp, hòa ái, cảm thông giữa người với người; là sự hòa hợp, thuận hòa, hòa bình trong cuộc sống xã hội con người. Cũng trong ý nghĩa này, nhưng giáo lý Đạo Cao Đài mở rộng ý nghĩa của chữ "Hòa" trong một tầm Đạo cao hơn, vượt qua khỏi thế giới hữu hình:
"Chữ Hòa quý báu biết bao,
Bao trùm vũ trụ, thấp cao cũng hòa,
Đất Trời, do đó mà ra,
Phật Tiên do đó mới là siêu thăng."
 
Quý Đấng Thiêng Liêng cũng dạy về chữ Hòa: "Hòa là hòa ái, hòa hiệp, hòa đồng, với ai cũng hòa được hết". Hòa là "cực điểm của tình thương", nơi mỗi cá nhân, con người sẽ mở rộng tấm lòng ra để đối đãi với nhau, cảm thông nhau, tương trợ nhau, để không còn phân biệt, chia cách giữa người với người trong xã hội nhân sinh, phù hợp với nguyên lý căn bản của cái Hòa trong vạn hữu: "Hòa là một tiềm lực sinh động tạo nên mọi sự mọi việc".
Trong Thánh Giáo Cao Đài, chúng ta thấy bài có chữ Hòa của Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai thật cũng vô cùng ý nghĩa: "Ðạo quý là tại Hòa. Các em nghĩ thử mà coi, Tạo Thiên Lập Ðịa cũng bởi Âm Dương Hòa Hiệp sinh hóa muôn loài, cũng bởi một chữ Hòa…, Các em thử nghĩ cái phẩm giá của kẻ ấy cao hèn là thế nào, người chẳng có Hòa là thế đó. Còn gia đình chẳng Hòa, thì cha con mích nhau, chồng vợ lìa tan, anh em ly tán. Còn trong luân lý chẳng Hòa, thì dân cư bất mục. Nước chẳng hòa thì sanh ly loạn. Còn cả thế giới bất Hòa, thì nhơn loại đấu tranh. Vì vậy Thiếp khuyên các em dĩ Hòa vi tiên".
 
Đạo quý ở chữ "Hòa" tức Âm Dương Hòa Hiệp. "Theo Bí Pháp Chơn Truyền của cơ sanh hóa phải có đủ Âm Dương. Nền Tôn giáo nào có đủ Âm Dương thì mới vĩnh cữu". Thể pháp của Đại Đạo đâu đâu cũng thấy sự Hòa một cách khít khao, do vậy mà Thể Pháp đã hiện hình Bí Pháp làm chơn truyền để phổ thông nền chơn Đạo của Chí Tôn trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ nầy. Điều hòa là êm ái, hòa thuận, là tượng trưng trật tự chung trong trời đất, và đạo Trung Dung của loài người.
 
Người luyện kỷ cần giữ tâm tánh điều hòa, tức giữ được cái đạo Trung Dung thì linh tâm mới thuần nhất mà soi sáng lòng mình hầu dìu độ đến chỗ tận thiện tận mỹ. Muốn đạt được chữ hòa thì ta phải biết thương yêu, mà muốn thương yêu thì ta phải hiểu và tha thứ.
 
Ai cũng biết Hòa là quý, mà bởi từ đâu... và do ai... dẫn đến sự bất hòa chia rẽ, sự kiện này Đức Chí Tôn đã khẳng định trong Thi Văn Dạy Đạo rằng:
“Mặt nhựt hồi mô thấy xẻ hai,
Có thương mới biết Đấng Cao Đài.
Cũng con cũng cái đồng môn đệ,
Bụng muốn phân chia hỏi bởi ai.”
 
Như vậy Đức Chí Tôn đã xác nhận rằng sự mất đoàn kết đưa đến phân chia chi phái là do từ con người, chứ không phải là do Thiên ý. Vì Thượng Đế tạo ra con người là một hữu thể tự do, Ngài ban cho con người có quyền quyết định lấy số phận của mình, đoàn kết hay chia rẻ là do mình lựa chọn, Ngài duy chỉ vì thương yêu nên ân cần dạy bảo mà thôi.
 
         Có một nguyên nhân rất dễ dàng nhận thấy là trong chúng ta không mấy ai chịu chấp nhận cái nguyên lý "nhất nguyên" (Vô Cực) tự nó đã có ẩn chứa sinh tồn "nhị nguyên" (Lưỡng Nghi), còn gọi là Âm-Dương; nhờ vậy mới sinh thành tương hợp. Đôi khi người ta cố chấp chỉ biết "nhị nguyên" Âm-Dương hay bên phải, bên trái. Chứ ít người chịu nhìn nhận cái "nhất nguyên" chính là nguồn vạn hóa của (Âm-Dương), biến đổi vô cùng không biết đâu mà lường. Cho nên mới xảy ra sự bất hòa, dẫn đến ly tán.
Danh từ "Nhân Hòa" phải được hiểu một cách rộng rãi, là sự hòa ái, tinh thần hòa hiệp, sự cảm thông, sự bao dung mà con người phải có, thừa hưởng từ đức háo sinh của Đấng Tạo Hóa. Trong ý nghĩa đó, Nhân Hòa không chỉ là hòa giữa người với người; mà còn giữa người với Trời Đất (Thiên Địa), với muôn loài; và nhất là Hòa với chính bản thân mỗi người, bao gồm cả Hòa trong phần thể xác và Hòa trong linh hồn. Bởi vì:
"Hòa là lẽ sinh tồn muôn thuở,
Hòa là đường vận số thành công,
Từ nơi sâu thẳm cõi lòng,
Biểu dương ra đến đại đồng Vạn Linh."
 
"Hòa là lẽ sinh tồn" của vạn loại, cho nên dù muốn dù không, con người vẫn đang cố gắng bằng nhiều cách để đạt được Nhân Hòa hầu giữ lại cho thế giới này một sự an bình hiện hữu.
 
Máy Tạo bởi chữ Hòa mà có, thì Càn Khôn Thế Giới cũng phải Hòa mới vĩnh cửu. Ðịa cầu này cũng phải Hòa mới toàn hảo, nhân loại cũng phải Hòa mới trường tồn, chẳng khác nào xác thịt phải Hòa thuận cùng linh hồn mới mong đạt Ðạo.
 
Đức Chí Tôn dạy con cái của Ngài: "Thầy vui muốn cho các con thuận Hòa cùng nhau hoài, ấy là lễ hiến cho Thầy rất trân trọng. Phải chung lo cho danh Ðạo Thầy".
 
Thánh giáo Đức Chí Tôn (1926): "Dầu cho Thầy phàm tục cũng phải vậy; nếu đứa dở mà dạy cao kỳ, nó biết đâu mà hiểu đặng. Thầy cấm không cho dị nghị việc người; nhứt là đạo hữu của các con thì đừng phạm đến kẻo tội nghiệp; chi chi cũng phải nhớ quyết rằng có Thầy trong đó":
Chẳng quản đồng tông mới một nhà
Cùng nhau một Ðạo tức một cha,
Nghĩa nhân đàng gởi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Hòa.
 
Bốn chữ "Dạy lẫn cho nhau" trong câu cuối của bài thơ trên, Thánh ý của Đức Đại Từ Phụ muốn chúng ta trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, sưu tầm nghiên cứu, tìm hiểu các nguyên nhân tại sao bất Hòa, đồng thời tìm cách khắc phục, cầu nguyện hiểu nhau hơn để đạt được chữ Hòa theo đúng ý nghĩa thật sự của nó mà Thầy hằng dạy.
Chữ Hòa trên lý thuyết được lý giải rất rõ ràng sâu sắc, thế nhưng trong thực tế, chữ Hòa chưa được thực hiện đúng theo ý nghĩa thật sự của nó trong Đời và Đạo. Mỗi lần có dịp tụ họp ngồi lại với nhau, hoặc bất kỳ trong các hội nghị nào bất kể lớn hay nhỏ, đúng như lời Đức Phật Mẫu dạy, ai cũng đều nói được chữ Hòa một cách lưu loát. Nhưng thực hiện chữ Hòa thì chưa được bao nhiêu, chính vì vậy trong tập thể mới có những rạn nứt, dẫn đến nội bộ chia rẽ, nội tình không ổn định. Như thế, thì việc an bang tế thế, phát triển tổ chức, hòa hợp nhân tâm có phải là điều xa vời, không tưởng được?
Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn dạy: "Thầy vì thương chúng sanh, tưởng công lao của mỗi đứa nên chẳng nỡ để cho mối Ðạo điêu tàn; nhưng nếu trong các con chẳng có đứa nào lãnh phần chế biến làm cho Hòa Thuận chung vui, để cho đến nỗi hiềm thù oán ghét nhau mà để trò cười muôn thuở, uổng công dìu dắt của Thầy bấy lâu, thì biển khổ sông mê là nơi các con chịu đời đời kiếp kiếp đó".
 
Dựa vào lời dạy của Đức Chí Tôn về Hòa Thuận, Đức Hộ Pháp đã giảng dạy rõ ràng, ý nghĩa thực tế của chữ Hòa hơn: "Máy tạo bởi chữ Hòa mà có, thì Thế Giới Càn Khôn cũng phải hòa mới vĩnh cửu. Địa cầu này cũng phải Hòa mới toàn hảo, nhân loại cũng phải hòa mới trường tồn, chẳng khác nào xác thịt phải Hòa Thuận cùng linh hồn mới mong đạt Đạo".
 
Lấy lớn mà định nhỏ, xem nhỏ mà tìm lớn, thi hài nầy nhờ hòa khí mà thành hình, thì linh hồn cũng phải tùng theo phép Âm Dương Hòa Hiệp mới qui hồi cựu vị. Linh hồn bởi chữ hòa khí mới có Đến thì tức nhiên phải nương theo hòa khí mới có Về.
 
Tuy pháp bửu của các tôn giáo đã đoạt đặng vẫn nhiều, chớ cơ mầu nhiệm chỉ có chử Hòa là đủ. Nói rõ ra thì Tinh là thân thể; Khí là diễn lực nghĩa là trí lực; Thần là linh hồn; ba cái báu của mình ngày nào tương đắc, nghĩa là Hòa Hiệp cùng nhau, thì người mới mong đắc Đạo. 
 
Cơ Ðạo của Đức Chí Tôn đến lập buổi Hạ Ngươn Tam Kỳ Phổ Ðộ này duy lấy một chữ Hòa làm tôn chỉ. Có Hòa mới có Hiệp, có Hiệp mới có Thương, mà sự Thuơng Yêu là chìa khóa mở cửa Tam Thập Lục Thiên, Cực Lạc Thế Giới và Bạch Ngọc Kinh y như lời Đức Chí Tôn dạy chỉ, nghĩa là phải Từ Bi Bác Ái mới đắc đạo vô vi, phải Hòa Hiệp mới có qui nhứt.
 
Đức Chí Tôn đã định khai đạo đặng thị chứng cho các Tôn Giáo biết nhìn nhau trong đường hành thiện, trừ tuyệt hại tranh đấu thù hiềm, làm cho thế giới đặng hòa bình, thoát cơ tận diệt. Thể Đạo của Chí Tôn cũng phải nương theo chữ Hòa mới toan thành lập.
 
Đức Chí Tôn đã đến thế, hạ mình đặng làm Thầy dạy dỗ chúng ta, hằng trông mong giờ nào chúng ta biết hòa hiệp nơi lòng bác ái từ tâm của Người, là hiệp làm một cùng Người, mới có đủ quyền hành độ tận chúng sanh quy hồi cựu vị; mà đã nhiều năm chầy rồi, thân thể hỡi còn rời rã ngẩn ngơ, chơn thần hỡi còn dật dờ mê muội, thì thế nào các Đấng Thiêng Liêng hiệp một cùng Đời cho đặng, hầu mông sửa cải Thiện Thơ, tụ hội các nguyên nhân đem vào cửa Đạo.
 
Vì năm Đạo phân chia làm cho nhơn tâm bất nhứt, nhân loại nghịch lẫn nhau, Đức Chí Tôn đến đặng hiệp lại một nhà, ước cho con cái của Người biết Thương Yêu Hòa thuận. Thầy dùng: phép là lương tâm, quyền là công bình, bác ái, mà làm cho cả nhơn loại thấy rõ mặt Thầy, hầu nhìn lẫn nhau trong Thánh Đức của Thầy, mà cộng yêu hòa ái.
Có Nhân Hòa Xuân mới thành Xuân. Như đã nói Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa là Tam Tài (Thiên Địa Nhân) tức là Tam Bửu, được định vị theo thế chân vạc trong vũ trụ, thiếu một trong ba thì hoàn cầu không ổn định, nhân loại khó mà đạt đến thành công.
 
Mỗi năm một lần, khi Tết đến Xuân về, chúng ta thấy các chợ hoa trưng bày rất nhiều hoa và cây kiểng rất đẹp. Có được những tác phẩm nghệ thuật vô giá, thu hút được nhiều người đến dự xem và mua, đòi hỏi phải có giống tốt, kết hợp với sanh khí của trời, phù sa màu mỡ của đất, phân nước đầy đủ, nhưng điều quan trọng là phải có bàn tay khối óc, sự siêng năng cần mẫn, phải đầu tư nhiều công sức vào trong đó của những nhà mỹ thuật, mới đem lại thành tựu như thế.
 
Tín đồ Đạo Cao Đài, nhiều năm qua, đã họp lực cùng nhau bỏ công sức xây cất nhiều cơ sở Đạo: các Thánh Thất, các Điện Thờ Phật Mẫu, các Trung Tâm Sinh Hoạt, ở quốc nội và hải ngoại để phổ độ Đạo Thầy. Các Đạo sở được đồng Đạo tu chỉnh, gìn giữ rất là thanh khiết, tráng lệ, huy hoàng đẹp để, sang trọng để cho đồng đạo có nơi cầu nguyện, dâng lễ Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng.
 
Tục lệ đi Thánh Thất đầu năm trong Đạo Cao Đài vào mùa Xuân Tết Nguyên Đán đã trở thành tục lệ quen thuộc, được coi là nét văn hóa đẹp của người tín đồ Cao Đài, để cầu nguyện những điều tốt lành cho bản thân, gia đình mạnh khỏe hòa thuận, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc trong năm mới. Đi lể Thánh Thất không đơn giản chỉ là để cầu nguyện mà còn là khoảnh khắc tín đồ thành tâm hòa mình vào chốn tâm linh, cầu nguyện với Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng.
Thiên Thời và Địa Lợi, Trời che Đất chở đó là tình Tạo Hóa, đức háo sanh trưởng dưỡng của Thiên Địa. Muôn loài vạn vật nhờ đó mà sinh sôi nảy nở theo định luật của Đấng Hóa Công.
 
Mùa xuân năm Đinh Mão 1927, Đức Chí Tôn đã khuyên dạy các môn đệ của Thầy: "Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Hòa".
 
Năm Tân Sửu 2021 đến, khi xuân về, nắng xuân ấm áp, gió xuân mát mẻ, thì lòng người phải hòa hợp cùng thiên nhiên, phải khoan dung rộng mở, thương yêu giúp đỡ, người vật tương đồng, không phân biệt, không kỳ thị… Được như thế, mới thực hiện đúng theo lời dạy: "Có nhân Hòa Xuân mới thành Xuân", mới hưởng được một mùa Xuân miên viễn trong tình Tạo Hóa, trong đức háo sanh vô biên của Thiên Địa (Trời Đất):
Con hãy giữ dĩ Hòa vi quý,
Hòa mới tường đạo lý cao siêu,
Mới không phạm luật Thiên điều,
Mới mong anh dắt, em dìu sớm hôm.
 
Đức Hộ Pháp giảng về Pháp Chánh Truyền có đọan: "Chí Tôn đã đến thế, hạ mình đặng làm Thầy dạy dỗ chúng ta, hằng trông mong ngày giờ nào chúng ta biết "Hòa Hiệp" nơi lòng từ tâm bác ái của người là hiệp làm một cùng người (Thiên Nhân Hiệp Nhất), mới có đủ quyền hành độ tận chúng sanh quy hồi cựu vị".
 
Trong ngày Lễ Vía Đức Chí Tôn hàng năm, món quà "quý báu" nhất dâng lên Thầy chính là sự Hòa Hợp của các tín đồ Đạo Cao Đài như lời Thầy dạy: "Thầy vui muốn cho các con Thuận Hòa cùng nhau hoài, ấy là lễ hiến cho Thầy rất trân trọng."
Trân Trọng,
Midland MI, USA ngày 13-01-2021
* Quốc Sĩ Nguyễn Thanh Bình
 
ĐĐTKPĐ/TTTN
Ban Thế Đạo
*    *   *

Chúng ta đều biết ngày lễ Khai đạo là ngày Rằm tháng 10 năm Bính Dần 1926. Nhưng các Đấng đã đến dạy Đạo từ tháng 6 năm Ất Sửu. Chúng ta có thể kể đến những sự kiện quan trọng trong năm Ất Sửu như:
Đầu tiên Ngài Cao Quỳnh Tuân về cho thi nhắn nhủ cùng con cái trong gia đình đó là các Ngài Cao Quỳnh Diêu và Cao Quỳnh Cư... nhằm tạo đức tin cho các Ngài về thế giới vô hình là có thật.
 
Kế đó là bài thi tuyệt tác của cô Đoàn Ngọc Quế (tức Bà Thất Nương Diêu Trì Cung) cùng với tâm sự u uất của cô Vương Thị Lễ, một lần nữa đánh động tâm thức của quý Ngài về cõi giới vô hình... Ngoài ra bài thi còn nêu lên một giai thoại có thể làm bài học cho luật nhân quả luân hồi mà chúng ta sẽ nêu lên chi tiết trong phần sau.
Tiếp theo là Đấng AĂÂ dạy ba ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang làm tiệc chay thết đãi Đức Diêu Trì Nương Nương và Cửu Vị Tiên Nương vào đêm Trung Thu, Rằm tháng 8 năm Ất Sửu. Đây là cuộc lễ Hội Yến Diêu Trì đầu tiên mà sau này trở thành một đại lễ truyền thống trong Đạo Cao Đài... Và đây cũng là ngày Khai mở Đại Đạo về phương diện Bí Pháp...
 
Sự kiện kế tiếp rất quan trọng nữa đó là Đức AĂÂ dạy ba Ngài lập bàn hương án quỳ giữa trời để Vọng Thiên Cầu Đạo. . .
Sau đây chúng ta hãy tìm hiểu sâu xa hơn về các sự kiện quan trọng đã nêu trên.
1 - Các giai thoại, và bài học đạo đức:
Lần giở lại trang Đạo sử, các bậc Tiền bối buổi sơ khai còn dùng phương pháp xây bàn để tiếp xúc với cõi vô hình. Đầu tiên các vị Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang hợp nhau nơi tư gia quý vị nầy để xây bàn và tính hiếu kỳ muốn tìm hiểu về thế giới vô hình hoặc muốn hỏi về vận mệnh quốc gia (theo quyển Đạo Sử của Bà Đầu Sư Hương Hiếu). Ngày đầu tiên là đêm mùng 6 tháng 6 năm Ất Sửu (1925), vong linh cụ cố Cao Quỳnh Tuân, tức là cụ thân sinh của ông Cao Quỳnh Cư giáng cho bài thi:
" Ly trần tuổi đă quá năm mươi,
Mi mới vừa lên ước đặng mười,
Tổng mến lời khuyên bền mộ chép,
T́nh thương căn dặn gắng tâm đời.
Bên màn đôi lúc trêu hồn phách,
Cơi thọ nhiều phen đặng thảnh thơi.
Xót nỗi vợ hiền còn lụm cụm,
Gặp nhau nhắn nhủ một đôi lời."
 
Bài thi nói lên nỗi lòng một bậc cha hiền nhắn nhủ với con, và đúng với những sự kiện đã xảy ra ( cụ Tuân qua đời cách đó hơn hai mươi năm ).
Chúng ta thầm hiểu rằng Đức CHÍ-TÔN đă dùng tình cảm thiêng liêng trong gia đình để khơi dậy tâm thức của quí vị ấy.
Ngày mồng mười kế đó, một vị ký tên là Đoàn Ngọc Quế (sau biết là Bà Thất Nương Diêu Trì Cung) giáng cho bài thi dưới đây:
" Nỗi ḿnh tâm sự tỏ cùng ai,
Mạng bạc c̣n xuân uổng sắc tài,
Những ngỡ trao duyên vào ngọc các,
Nào dè phủi nợ xuống tuyền đài.
Dưỡng sanh cam lỗi tình sông núi,
Tơ tóc thôi rồi nghĩa trúc mai,
Dồn dập tương tư oằn một gánh,
Nỗi ḿnh tâm sự tỏ cùng ai."
 
Bài thi về phương diện văn chương quả là tuyệt tác, lại còn chất chứa một tâm sự u uẩn, sầu thương. Các vị mới hỏi: cô Quế vì sao chết, và được cô cho tiếp hai bài thi tứ tuyệt sau:
" Trời già đành đoạn nợ ba sinh,
Bèo nước xẻ hai một gánh tình,
Mấy bữa nhăn mày lâm chước quỉ,
Khiến ôm mối thảm lại Diêm Đình
 
Người thì ngọc mã với kim đàng,
Quên kẻ Dạ đài khối thảm mang,
Mình dặn lấy mình, mình lại biết,
Mặc ai chung hưởng phận cao sang."
 
Mấy bài thi trên làm cho các vị Tiền bối say mê về văn từ lẫn ý tứ. Các vị càng tò mò hỏi tiếp và được cô Quế tiết lộ: Hồi ở thế cô tên thật là V.T.L. (Vương Thị Lễ) quê ở Chợ Lớn, học ở trường Đầm. Cô còn chỉ mộ cô ở tại một nghĩa trang cũng ở gần Chợ Lớn. Các vị theo đó đi tìm và quả nhiên gặp đúng y như vậy. Các vị còn biết rõ được lai lịch cô và cô có người chú ruột là ông Đốc Phủ Vương Quang Kỳ là một trong mười hai vị môn đệ đầu tiên của Đức CHÍ-TÔN...
Ngày nay có vài tác giả kể lại câu chuyện đời của cô Vương Thị Lễ hơi khác nhau đôi chút, nhưng tôi được nghe câu chuyện sau đây mà tôi nhận xét là đúng nhất và hợp lý nhất:
" - Cô Vương Thị Lễ vốn dòng gia thế, gia đình Cô nhiều người làm quan to trong triều đình Huế (ông ngoại Cô là Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương). Từ thuở nhỏ Cô rất thiên tư dĩnh ngộ khác thường. Lớn lên Cô lại rất xinh đẹp, nhưng Cô mắc phải một chứng bệnh lạ kỳ là thỉnh thoảng Cô bị những cơn đau bụng khủng khiếp (?). Và là con cưng trong gia đình nên cha mẹ Cô chạy đủ thầy đủ thuốc mà vẫn không sao chữa khỏi. Cha mẹ Cô mới đưa ra lời hứa: " Nếu vị lương y nào trị Cô lành bệnh đó sẽ được cưới Cô làm bạn trăm năm."
 
Khi đó có một vị bác sĩ trẻ quê ở Hà Nội vừa mới du học ở Pháp về, nhân một chuyến vào Sài G̣n chơi, vị bác sĩ được biết câu chuyện về cô Lễ. Vì lý tưởng của tuổi trẻ và vì lương tâm cứu nhân độ thế nên vị bác sĩ đến xin chữa bệnh cho cô Lễ. May thay, chỉ một thời gian sau đó bệnh cô dần dần thuyên giảm rồi hết hẳn.
 
Nhưng định mệnh thật là quái ác, là vì trong khi đó người thân của Cô (bà dì ruột) ở ngoài Huế, có chồng đang làm quan lớn trong triều. Vì muốn cho chồng mau thăng quan tiến chức, và muốn tạo thêm thế lực cho ḍòng họ nên bà hứa gả cô Lễ cho con một vị Thượng thư  (trong khi vì đường sá xa xôi bà không hay biết việc cha mẹ cô Lễ có lời hứa gả Cô cho ai trị lành bịnh). Lời hứa với người trên trước thì khó mà rút lại được nên cha mẹ cô Lễ đành tạ lỗi với vị bác sĩ về lời hứa trước. Trong thời gian gần gũi trị bệnh cho cô Lễ vị bác sĩ cũng có tình cảm với Cô, nhưng vốn nhiễm theo Tây học nên chàng cũng không oán trách gì và lần lần xa cô Lễ. Trong khi ấy cô Lễ đã mang nặng hình bóng người bác sĩ trị bệnh cho Cô, từ đó Cô bệnh tương tư mà qua đời..."
 
Câu chuyện tuy có vẻ trớ trêu nhưng mỗi việc chi đều có căn nguyên của nó. Chúng ta hãy theo dõi câu chuyện kể, câu chuyện này được biết là các vị nghe Đức Hộ Pháp kể và ghi lại :
" - Số là vào một triều đại nào đó bên Trung Hoa có một chàng thư sinh sau bao nhiêu năm đèn sách, mới vừa thi đỗ Thám Hoa (cấp thứ ba sau Trạng nguyên và Bảng nhãn). Thám Hoa tức là được nhà vua cho phép cưỡi ngựa dạo ba vòng quanh vườn Thượng uyển trong cung vua. Chàng ta đang say sưa vì những kỳ hoa dị thảo, bất giác nhìn lên cửa sổ một cung điện gần đó, chàng ta lại càng ngây ngất vì một hình bóng giai nhân tuyệt sắc... Sau khi về nhà chàng tân khoa mang nặng mối sầu tương tư khắc khoải ngày đêm; nhưng vì giai nhân kia chính là nàng công chúa thương yêu của nhà vua, còn chàng tân khoa thì địa vị thấp kém làm sao dám ngỏ lời cầu hôn. Thế là chàng đành ôm mối sầu tương tư ngọa bệnh qua đời..."
 
Chàng tân khoa sau đầu kiếp thành ông bác sĩ và cô công chúa trở thành cô Vương Thị Lễ vậy.
- Cái quan trọng nhất theo tôi nghĩ là qua giai thoại đó chúng ta rút ra được một bài học Đạo Đức. Đó là Luật Công Bình tuyệt đối của Thiên điều mà qua Thánh giáo, các Đấng Thiêng Liêng thường gọi là Công Bình thiêng liêng để đối lại với Công Bình phàm là sự công lý nơi cõi thế gian này.
- Đức Lý Giáo Tông cũng từng để lời: "Lão để mắt coi cái (công bình phàm) của chư hiền hữu giữa Tòa Tam Giáo là dường nào? Lão lại còn lấy (công bình thiêng liêng) mà để phương cho mỗi vị tội nhơn cãi lỗi lấy mình, ấy là thể lòng từ bi của Đức CHÍ-TÔN. Bằng chẳng, thì Lão đã hạ cơ trục xuất cả thảy...” (trg 187)
 
Thế nào là công bình thiêng liêng và thế nào là công bình phàm ?
Xét như giai thoại của Bà Thất Nương nêu trên, chúng ta thấy: vị quan là một đấng nam nhi mà lại đi tương tư một người con gái đến đổi chết đi, là điều mà xã hội cười chê và luật hình thế gian không hề bắt tội người con gái. (công bình phàm)
 
Nhưng luật công bình thiêng liêng thì lại khác: đă buộc cô công chúa kia phải đầu kiếp để trả món nợ tình của vị quan, dầu rằng cô không hề cố ý gây nên và có khi cũng không hề hay biết. Cho nên luật công bình thiêng liêng thật là tuyệt đối ! Hiểu vậy chúng ta càng phải cẩn thận giữ mình nghiêm khắc mới mong tránh được những mầm nhân quả trả vay hầu đoạt được sự giải thoát trong kiếp sanh đã gọi là may duyên gặp Đạo !
Thật quả đúng với lời khuyên của Đức Lý Đại Tiên:
"......Mũi kim chẳng lọt xưa nay hẳn,
Biết sợ xin khuyên cẩn thận mình."
Chắc rằng Bà Thất Nương khi thố lộ tâm sự, Bà cũng muốn ký  thác một bài học về Đạo Đức cho hậu thế......
2 - Bí pháp Hội Yến Diêu Trì Cung.
Nguyên vào thượng tuần tháng 8 âm lịch năm Ất Sửu (1925), ba ông Cư, Tắc, Sang được Thất Nương tiết lộ cho biết chút ít về Diêu Trì Cung ở tầng Trời Tạo Hóa Thiên nơi cõi thiêng liêng: Trên hết có Cửu Thiên Nương Nương cai quản, dưới có Cửu vị Tiên Nương phụ tá, mà Cô đứng hàng thứ bảy, gọi là Thất Nương, Hớn Liên Bạch là Bát Nương,v.v... Ba ông xin Cô cho biết cách cầu Cửu Thiên Nương Nương.
Thất Nương bảo: Ba Anh muốn cầu Nương Nương thì phải ăn chay trước ba ngày, và tìm cho đặng Ngọc cơ thì cầu Lịnh Bà mới được...
 
Ba ông không biết tìm Ngọc cơ ở đâu, nhưng như có linh tính xúi giục, ông Cư qua nhà một người bạn lối xóm là ông Phán Tý hỏi thăm. Ông Tý liền cho biết ông có một cây Ngọc cơ và đồng ý cho ba ông mượn... Ba ông rất mừng rỡ, chuẩn bị ăn chay cho đủ ba ngày để cầu Cửu Thiên Nương Nương vào ngày Trung Thu sắp tới.
 
Đêm ấy có Đấng A Ă Â giáng bàn, bảo ba ông nhơn dịp đó mà làm một cái tiệc chay để đãi 10 Đấng vô hình nơi DTC là: Cửu Thiên Nương Nương và Cửu vị Tiên Nương. Đấng A Ă Â còn dạy cách sắp đặt bàn ghế và trang hoàng nhà cửa...
Đức Hộ Pháp trong một bài thuyết Đạo có diễn tả lại ngày Hội Yến này như sau:
"... Tuy buổi ban sơ mà dường như khối óc đã thâm hiểu nhiều rồi, nên Đức Chí Tôn mới ra lịnh biểu làm một cái tiệc. Ngài dạy sắp đặt cái tiệc ấy để đãi Đấng vô hình, đãi 10 người: Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương. Phần hữu hình có 3 người: Thượng Phẩm, Thượng Sanh và Hộ Pháp. Sắp tiệc ấy do tay bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Hiếu vâng mạng lịnh tạo thành một tiệc, trên bàn thờ Đức Phật Mẫu, ở dưới sắp 9 cái ghế cũng như có người ngồi vậy. Chén, đũa, muỗng, nĩa,... bất cứ cái gì cũng giống như đãi người hữu hình vậy. Duy có 3 người xác thịt là Thượng Phẩm, Thượng Sanh và Hộ Pháp.
Bần Đạo mới hỏi tiệc nầy là tiệc gì ? Ngài nói là Hội Yến Diêu Trì... Ba người sống đồng ngồi ăn, còn bà Chánh Phối Sư Hương Hiếu gắp đồ ăn để vào chén cho 9 vị và trên bàn thờ Đức Phật Mẫu cũng như người sống kia vậy..." 
 
Về ý nghĩa Hội Yến Diêu Trì Cung Đức Hộ Pháp có giảng nghĩa rất nhiều lần, sau đây là ý nghĩa căn bản nhất:
"... Từ khi Ðạo bị bế Ngọc Hư Cung bác luật, Cực Lạc Thế Giới thì đóng cửa nên chúng sanh toàn cả Càn Khôn Vũ Trụ có tu mà thành thì rất ít, bởi phương pháp khó khăn lắm, muốn đạt pháp thì không phải dễ. Cổ pháp định cho Chơn hồn về nơi Diêu Trì Cung, hưởng được Hội Yến Bàn Ðào tức nhiên hưởng được Hội Yến Diêu Trì, ăn được quả đào Tiên, uống được Tiên tửu mới nhập vô cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống gọi là nhập tịch. Ôi thôi! Từ thử đến giờ có ai đặng hưởng nếu có đặng hưởng cũng một phần rất ít.
 
Giờ phút này Ðức Chí Tôn quyết định tận độ con cái của Ngài, thay vì Bí Pháp ấy độ con cái của Ngài về nơi Kim Bàn Phật Mẫu đặng hưởng đặc ân thiêng liêng của Ðức Chí Tôn. Ðức Chí Tôn buộc Phật Mẫu phải đến tại thế gian này để Bí Pháp Hội Yến Diêu Trì tại cửa Ðạo này cho con cái của Ngài giải thoát, ấy là một Bí Pháp Thiêng Liêng duy có tay Ngài định pháp ấy mới đặng.
 
Hôm nay là ngày Phật Mẫu đem Bí Pháp đặng giải thoát chúng sanh, tận độ toàn Vạn linh sanh chúng. Ngài để tại mặt thế này trong cửa Ðạo này mà thôi...." (Trích Lời Thuyết Ðạo Ðức Hộ Pháp ngày rằm tháng 8 năm Kỷ Sửu (1949)
Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa cũng có giảng nghĩa thêm như sau:
" Một tôn giáo muốn sống bền vững và phát triển tốt đẹp thì tôn giáo ấy phải có đủ Tam bửu là: Tinh, Khí và Thần.
- Về THẦN: thì khi lập đạo Cao Đài, Thần đã sẵn có do Đức Chí Tôn làm chủ linh hồn của Đại Đạo.
- Về KHÍ: thì buổi phôi thai chưa mấy tựu thành nên Đức Chí Tôn mượn hình thể của Diêu Trì Cung làm Khí.
- Còn TINH: là hình thể của Đạo Cao Đài tức là ba chi: Pháp, Đạo và Thế tượng trưng là Hộ Pháp, Thượng Phẩm và Thượng Sanh.
 
Lúc nền Đạo mới phôi thai thì Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu có giáng cơ dạy cách thức lập lễ Hội Yến Bàn Đào, vào ngày Rằm tháng 8 năm Ất Sửu, nơi căn phố tư gia của Đức Thượng Phẩm và dạy cả ba vị Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh phải ngồi vào bàn yến với Cửu Vị Nữ Phật dưới quyền chủ tọa của Đức Phật Mẫu, còn bên trên thì có Đức Chí Tôn hành pháp vô vi lập thành hình thể hữu vi của Đạo Cao Đài có đủ Tinh, Khí và Thần hợp nhất trong một bàn yến, mà bàn yến ấy về phần vô vi chủ yếu là trường sinh bất tử.
 
Nên Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung mà Đức Chí Tôn cho lập tại cửa Đạo Cao Đài cốt yếu là hội đủ cả ba bửu pháp: Tinh, Khí và Thần để lập thành một cơ cấu trường sanh bất tử tức là sự trường tồn vĩnh cửu của Đạo Cao Đài đó vậy...
 
Lễ Kỷ niệm này lẽ ra quan trọng gấp mấy lần ngày 7 October 1926, là ngày thông báo cho chính quyền Pháp buổi ấy biết rằng Đạo Cao Đài chánh thức thành lập và cũng quan trọng hơn ngày Rằm tháng 10 là ngày gọi rằng Khai Đạo chớ thật sự chỉ là ngày sanh hay là một lễ kỷ niệm ngày khánh thành đầu tiên, chớ ngày tạo hình tướng của Đạo tức là ngày sanh của Đạo là ngày Rằm tháng tám vào ngày Hội Yến Diêu Trì Cung đó vậy.
Ngày ấy là ngày vui cho sự trường tồn vĩnh cửu của cõi Trời ngược lại cảnh đào lộn của Tam Thập lục động và cũng là ngày vui của sự trường tồn vĩnh cửu của Đạo Cao Đài đến thất ức niên (700 ngàn năm)..."
 
Theo sự giải thích trên đây của Ngài Bảo Đạo thì ngày Rằm tháng 8 năm Ất Sửu chính là ngày sanh thật sự của Đạo Cao Đài và cũng nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Đạo Cao Đài qua bí pháp Hội Yến Diêu Trì Cung...
 
3 - Ý nghĩa: Vọng Thiên Cầu Đạo.
Sau lễ Hội Yến Diêu Trì mươi hôm, đến ngày 27-10-Ất Sửu, Bà Cửu Thiên Huyền Nữ (Đức Phật Mẫu) giáng dạy rằng: "Mùng một nầy tam vị đạo hữu Vọng Thiên Cầu Đạo". Ba ông không biết Vọng thiên Cầu Đạo là gì nên cầu hỏi Đức AĂÂ, được Đấng AĂÂ dạy rằng: "Mùng một tháng 11 này Tam vị phải Vọng Thiên Cầu Đạo. Ba vị tắm gội cho tinh khiết, ra quỳ giữa trời, mỗi vị cầm 9 cây nhang mà vái rằng:
" Ba tôi là Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang vọng bái Cao Đài Thượng Đế ban ơn đủ phúc lành cho ba tôi cải tà quy chánh".
 
Đây là lần đầu tiên ba ông Cư, Tắc, Sang nghe nói đến hồng danh Cao Đài của Đấng Thượng Đế.
Nhớ lời Ông A Ă Â dạy, tối hôm mùng 1 tháng 11 năm Ất Sửu, ba ông mặc áo dài đen, quần trắng, đầu đội khăn đóng, đặt một cái bàn nhỏ và thấp ngoài sân, trước nhà ông Cao Quỳnh Cư ở số 134 đường Bourdais, đồng quỳ xuống, chống hai tay lên bàn, mỗi người cầm 9 cây nhang đốt cháy, đưa lên vái: "Ba tôi là Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, vọng bái Cao-Đài Thượng Đế ban ơn đủ phúc lành cho ba tôi cải tà quy chánh."
 
Ba ông cứ tịnh tâm mặc niệm, vái đúng như lời của Đấng A Ă Â dạy, không nhớ tới cái vụ quỳ ngoài sân cỏ, dựa đường đi, có kẻ qua người lại dập dìu, lớp thì xe cộ họ đi chơi về, lớp thì đi coi hát về, họ dừng chân lại coi ba ông này cúng vái ai mà lại quỳ ngoài sân cỏ như vậy. Lúc đó có thi sĩ Bồng Dinh tới, nổi hứng đi tới đi lui quanh chỗ ba ông quì, ngâm thi liền miệng. Ai coi mặc ai, ai ngâm thi mặc ai, ba ông cứ quỳ đó cầu khẩn, van vái cho tàn hết 9 cây nhang. . .
 
Sự kiện này sau đó Đức Hộ Pháp giải thích như sau:
"...Ngài đến với một tình cảm đáo để, một đức tin vững vàng làm sao đâu ? Không thể sợ đặng, không còn biết vị kỷ nhục nhã chi hết, giữa khoảng đường nơi châu thành Sài Gòn thiên hạ tấp nập, mà Đức Chí Tôn buộc phải quỳ ngoài đường dựa bên lề ấy quỳ đặng cầu nguyện xin Đạo cho chúng sanh..."
 
Khi viết lời giới thiệu quyển Đạo Sử Xây Bàn của Nữ Đầu Sư Hương Hiếu, Đức Thượng sanh Cao Hoài Sang cũng kể lại sự kiện này như sau:
" Nhờ chơi Xây Bàn mà ba ông Cư, Tắc, Sang học hỏi Ðạo Lý, trau dồi trí thức cho tới ngày Ðức A.Á. chính là Ðức Chí Tôn dạy ba ông vọng Thiên Bàn ngoài sân, quỳ giữa Trời mà cầu Ðạo (nhằm ngày mùng 1 tháng 11 Ất Sửu, dl. 16.12.1925).
Ðó là ba vị Ðệ Tử mà Ðức Chí Tôn thâu nhập môn trước nhứt trong Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ (Tây Ninh)".
 
Như vậy ý nghĩa Vọng Thiên Cầu Đạo là lễ nhập môn của ba vị Hộ Pháp, Thượng Phẩm và Thượng Sanh vào đạo Cao Đài, và cũng còn ý nghĩa là việc cầu xin Đạo cho chúng sanh...
 
Tại sao Đức Chí Tôn đến mở Đạo còn buộc môn đệ cầu xin Đạo mới cho ? Đây là nguyên tắc Thiên Nhơn hiệp nhứt luôn được áp dụng trong việc hành Đạo, phân quyền trong cửa Đạo... như lời Thánh giáo Đức Chí Tôn :
" Mạng Trời đã định, nhưng có sức của các con mới đặng kết quả hoàn toàn". (TNHT. I, Apr. 5, 1927).
 
Phần kết:
Chỉ trong vòng sáu tháng đến giáo đạo, thâu nhận môn đồ, Đức Chí Tôn đã cho khai sanh mối Đạo qua cuộc lễ Hội Yến Diêu Trì Cung năm Ất Sửu. Theo Ngài Hồ Bảo Đạo, lễ này còn quan trọng hơn cả Lễ Khai Đạo tại chùa Gò Kén. (Rằm tháng 10 năm Bính Dần). Cho nên Năm Ất Sửu là một năm vô cùng quan trọng trong quá trình khai mở Đạo Cao Đài.
Cho đến cuối năm Ất Sửu, vào dịp lễ Giáng Sinh Đức Chí Tôn cho biết Đấng AĂÂ chính là Ngài là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và cho bài thi kỷ niệm:
" Chiêu Kỳ Trung độ dẫn Hoài Sanh,
Bản Đạo khai Sang Quí Giảng thành,
Hậu Đức Tắc Cư thiên địa cảnh,
Hườn Minh Mân đáo thủ đài danh."
 
Qua bài thi Đức Chí Tôn đã xác định mối Đạo Ngài truyền đã thành hình với tên mười hai vị đệ tử đầu tiên, do sự kết hợp giữa hai nhóm (nhóm xây bàn và nhóm của Ngài Ngô Minh Chiêu).
Quả là chưa có mối Đạo nào được thành hình nhanh như vậy.
* HT / Mai Văn Tìm
(Sưu khảo-Xuân Tân Sửu 2021)
*   *  *
 
Lễ vía. ĐỨC DI LẠC VƯƠNG PHẬT 
(Mùng 01 tháng Giêng Âm Lịch) * HT / Lê Văn Năm.
Thơ
DI chuyển Pháp Luân phổ độ trần,
LẠC ban Duyên Phước khắp nhơn gian,
VƯƠNG qui Tam Ngũ về chung Một,
PHẬT lập Long Hoa Thiên vị ban.
 
*  Theo Phật Giáo Tung Hoa, các vi Tổ Sư Thiền Tông chọn ngày Vía Đức Di Lạc vào
ngày mùng một Tết Nguyên Đán hằng năm.
Di Lạc, tiếng Phạn gọi tên là Maitraya, theo nghĩa dịch là Từ Thị. Di Lạc là họ, còn chính tên là A Dật Đa ( Aadjita ), dịch là Vô Năng Thắng. Ngài thuộc dòng giỏi Bà La môn, Nam Thiên Trúc ( Ấn Độ );
Theo Kinh Di Lạc, thì đức phật Thích Ca thọ  ký Ngài là vị Phật tương lai ở cõi Sa Bà này và hội của các Ngài là Long Hoa Hội. Cho nên khi lễ ngài, chúng ta thường xưng “ Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lạc Tôn Phật”.
 
*  Theo Đạo Cao Đài : Trong tương lai Đức Phật sẽ giáng sanh Chủ Đại Hội Long Hoa, thay mặt cho ĐỨC CHí TÔN NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ , làm vua cai trị Cực Lạc Thế Giơi và Vạn Linh. Ngài là niềm hy vọng của mọi người để lập Đời Thượng Ngương Thánh Đửc.
Trong Kinh Thiên Đạo của Đạo Cao Đài, Đức Phật Thích Ca có giáng cơ cho hai bài kinh Đại Tường và Di Lạc Chơn KInh., nhờ đó chúng ta biiết được nhiệm vụ và quyền hành của Đức Di Lạc Vương Phật,
              
Khi Ngài làm nhiệm vụ cai quản CKTG thi được gọi là Di Lạc Vương Phật. Khi ngài làm nhiệm vụ cứu độ chúng sanh thì gọi là Di Lạc Vương Bồ Tát.
 
Theo Lời thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp trong Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống :
Tam Kỳ Phổ Độ nầy, Đức A Di Đà Phật giao quyền lại cho Đức Di Lạc Vương Phật chưởng quả Cực Lac Thế Giới, nên đức Di Lạc Vươg hiện nay ngự tại Kim Tự Tháp, dưới tàng cây dương tối cỗ ở Kinh Đô Cực Lạc Thế Giới, còn Đức A Di Đà vào ngự nơi Lôi Âm Tư ̣ và Đức Thích Ca ngự tại Kim Sa Đai Điện.
 
*  Kế đây,  xin trích dẩn mệt đọan Thánh Giáo của Đức DI Lạc Vương dạy về phương tu thiết thực trong việc tu thân, hành Đạo, cầu giải thoát như sau :
 “ Hôm nay, Bần Đạo thấy đa số nhơn sanh bá tánh đều đến trước Chánh Điện, lễ bái, kính thành  dâng lễ vật, nghĩ thật là tội nghiệp.
 
Thương hại cươo người đời còn lầm tửng rằng : Dâng lễ vật hiến dâng lễ bái để câu xin việc riêng tư sẽ được Bần Đạo hô trì, giúp đở /
 
- Sự lễ bái, cúng lạy, quì mọp, ngoài ý nghĩa trịnh trọng thi lễ với Phật Trời, lại còn có ý nghĩa câu thúc thân mình trong sự khó khăn để trừ bứt nghiệp thân.
- Tịnh khẩu hoặc niệm Phật, tụng kinh để trừ bớt khằu nghiệp.
- Nhắm mắt, tham thiền hoặc ngó ngay vào tượng Phật hoặc ngọn nhang ngọn đèn để trừ bớt nghiệp nhãn.
- Tham thiền định ý, khép chặc không cho tư tưởng suy nghĩ vẩn vơ, phóng túng để trừ nghiệp ý
- Thiền định không chấp nhận mọi tiếng động vào tai để trừ bớt nghiệp nhĩ.
TÓM LAÍ, tất cả những điều ấy là phương pháp trợ người tu hành, Nhưng muốn thành chánh quả, phải có những phương tiện đó gắn bó bên mình từ nội tâm đến ngoại thể
Còn điều quan trọng nữa sau đây :
Tất cả môn đồ tín hữu hoặc con chiên của Trời, của Phật, của Chúa,v.v... hãy vì lòng Đạo mà thương yêu, đoàn kết, quay quần với nhau thành một khối vĩ đại để để kết tụ tinh thần Đạo Đức vĩ đai, thường xuyên liên giao thân hữu, thăm viếng để trao đổi học hỏi đạo lý thuần chơn. Hễ đạo-đức thắng, thì Ma Vương Tà Mị thối. Ngược lại, nếu đạo đức còn chia rẽ là đạo đức thối, ắt Ma Vương Tà Mị thắng.

Như đạo đức đây có nghĩa la thuần túy tôn giáo, Có thuần túy tôn giáo mới thuận lòng Trời, hạp lòng người, mới mong thế gian được đạo đức bảo tồn trong kỳ Hạ Ngươn mạt Pháp nầy.”  ( TGST/CĐTĐ tg Nguyễn Văn Hồng )

Home          Mục Lục [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9