Đặc San Cao Đài. Xuân Tân Sửu - 2021. [ 4/9 ]

N
hững băn khoăn.
Một hôm tôi vào tự điển Wikipedia trên internet để xem trang Cao Đài. Trong phần thảo luận, một vị khách nào đó đã có nhận xét thẳng thừng như sau: “Đạo này chẳng có triết lý gì cả, chỉ vay mượn, chắp vá ý tưởng của những tôn giáo khác mà thôi.…” Tôi thành thật cảm ơn người bạn không quen đã có một nhận định rất thẳng thắn, và cầu mong cộng đồng Cao Đài, những ai tự nhận mình có trách nhiệm với tiếng nói của Cao Đài, cùng những ai muốn lập ngôn với Đức Chí Tôn, hãy suy gẫm về nhận xét này, rồi tự học hỏi thêm nữa để làm tròn trách vụ của mình.
Thông thường, những ai mới tiếp xúc với Cao Đài lần đầu đều không tránh khỏi có những nhận xét tương tự như trên. Để cho vị khách quí ấy có nhận xét như thế là lỗi của chúng ta: con cái của Đức Chí Tôn đã không nói rõ được triết lý cao cả của Đại Từ Phụ. Tuy nhiên, nếu xét cho kỹ thì nhận xét này cũng có những nguyên nhân tương đối dễ hiểu. Trước hết, phần lớn kinh sách của Cao Đài chưa vượt quá mức độ lập đi lập lại hệ thống triết lý của Đạo Phật, Đạo Lão và Đạo Khổng. Thậm chí nhiều tác giả chỉ mới giải thích sơ sài triết lý của ba tôn giáo này thì đã vui lòng tự cho rằng mình nói được nguyên tắc của Cao Đài rồi.
Ngoài ra, chưa có đặc trưng nào của Cao Đài được chính thức giới thiệu một cách có hệ thống bằng ngôn ngữ đương thời để cho người học đạo dễ dàng tìm hiểu. Hiện cũng có một số tác giả cố gắng làm điều này nhưng phần lớn viết bằng cổ văn nặng nề điển tích, đôi khi lại mang tính thần bí, rất khó hiểu đối với giới trẻ ngày nay.
 
Còn có thể kể thêm là chưa thấy có những ý tưởng đột phá có tầm mức quốc tế. Đa số các tác giả viết về Cao Đài thường lập lại 100% thánh ngôn, chứ không dám có những suy tưởng “vượt rào ngoạn mục”. Một số tác giả lại loay hoay với những gút mắc nặng phần sử học, xoay quanh những mâu thuẫn nội bộ trong thời kỳ khai đạo. Than ôi! Chúng ta chưa vượt ra khỏi chiếc vỏ bọc cục bộ của chính mình thì nói gì đến truyền đạo ra ngoại quốc!
 
Điểm cuối cùng là văn hóa Cao Đài dường như đứng yên không phát triển. Chúng ta đều biết rằng ngoài kinh điển ra, luôn có một nền văn hóa song hành với tôn giáo. Văn hóa này thể hiện qua cách diễn giải, truyền bá triết lý của tôn giáo, và giúp đưa những nguyên tắc sống theo đạo lý vào trong xã hội. Kinh luật cần phải giữ nguyên không đổi, nhưng văn hóa dùng để phổ biến triết lý tôn giáo không thể khư khư giữ mãi một hình thức cố định. Muốn truyền bá rộng rãi thì không thể đem một câu văn, một từ ngữ hoặc một quan điểm thịnh hành cách đây đã tám mươi năm để thuyết phục một người sống trong thời đại tin học hiện nay. Một bài thơ thất ngôn bát cú khoán thủ, chẳng hạn, có thể tạo một xúc cảm đặc biệt trong lòng một nhà nho mười thập kỷ trước, nhưng đối với giới trẻ hiện nay, một bài thơ như vậy chỉ còn có giá trị nhất định về mặt nghiên cứu lịch sử. 
 
Con cái Đức Chí Tôn phải tạo ra một nền văn hóa theo sát sự biến chuyển của thời đại. Nói cách khác, văn hóa phải sống. Phải có những bài viết mới, phải có những hình thức phổ biến mới, phải mở hướng đi mới. Trong văn hóa, ngừng lại không phát triển có nghĩa là lạc hậu, mà lạc hậu thì không thể thực hiện được nguyên tắc phổ độ của Cao Đài.
Vậy muốn làm cho mọi người hiểu rõ hơn về triết lý Cao Đài, con cái Đức Chí Tôn phải học hỏi ngày càng nhiều để có trình độ văn hóa theo kịp với thời đại, nghiên cứu sâu rộng về các tôn giáo trên thế giới để nâng cao sự hiểu biết lên tầm mức quốc tế. Văn hóa có nâng cao thì việc truyền bá mới càng rộng khắp.
 
Lại có một người bạn khác lại hỏi tôi: “Khi đọc kinh sách Cao Đài, tôi có cảm tưởng triết lý đạo quá cổ xưa, chưa thấy điểm nào đáng gọi là mới. Trình độ loài người thì tiến lên như vũ bão. Chỉ cần qua năm, mười năm, là một quan điểm kinh tế, chính trị hay khoa học đã có thể trở thành lỗi thời.Trong điều kiện như thế, Cao Đài có đảm đương nổi sứ mạng phổ độ toàn thế giới không?” 
 
Nhân câu hỏi này, xin mạn phép nêu vài ý kiến cá nhân ở đây về những điểm mới trong triết lý Cao Đài để gọi là mở một hướng đi, kêu gọi người chung chí hướng cùng tham gia làm giàu cho kho tàng văn hóa của đạo Cao Đài.
Những điểm mới trong triết lý Cao Đài.
 
Thượng Đế
Điểm mới đầu tiên mà cũng là cốt lõi của Cao Đài chính là quan điểm về Thượng Đế và mối quan hệ giữa Thượng Đế và con người. Từ tạo thiên lập địa, con người đã có niềm tin vào Thượng Đế. Tất cả những tôn giáo được các nhà nghiên cứu phương tây xếp vào loại Độc Thần (monotheism) đều đồng thanh khẳng định Thượng Đế tồn tại. Triết lý Cao Đài không phủ định điều này, hơn thế nữa còn đưa ra những quan điểm trước kia vẫn còn tương đối xa lạ với phần lớn các tôn giáo trên thế giới:
 
Thứ nhất, Thượng Đế trong niềm tin của các tôn giáo trên trái đất vốn là một. Vì khác biệt về chủng tộc và địa lý mà loài người thờ phụng Ngài dưới những danh hiệu khác nhau, thậm chí gán cho Ngài những tính chất khác nhau. Trước đạo Cao Đài, vào thế kỷ 19 cũng có đạo Bahá’í khởi xướng quan điểm này. Đạo Bahá’í, mang đậm nét văn hóa Ba tư, hiện cũng rất phát triển trên thế giới.
Thứ hai, lần đầu tiên trong lịch sử tôn giáo loài người, chính Thượng Đế đến thế gian mở đạo. Trong các bậc giáo chủ từ trước, chỉ có chúa Jesus xưng là con của Đức Chúa Trời, danh hiệu gần gủi Thượng Đế nhất. Những vị còn lại thì hoặc là những trí giả hoặc là các bậc tiên tri có sứ mạng rao giảng và khởi xướng một tôn giáo.
 
Thứ ba, Cao Đài nêu lên quan điểm Thượng Đế và con người là một. Đây là một điều mới mẽ chưa từng có trong bất cứ tôn giáo nào từ trước đến nay. Thông thường, các tôn giáo cổ xem mối quan hệ này tương tự như mối quan hệ giữa vua chúa và thần dân: Thượng Đế khen thưởng người có đạo đức và trừng phạt kẻ vi phạm những nguyên tắc đạo đức. Nghĩa là Thượng Đế và con người là hai thành phần riêng rẽ và chỉ có quan hệ một chiều: Thượng Đế có quyền lực chi phối đến mọi phương diện trong cuộc sống của một cá nhân lúc còn sống cũng như sau khi chết.
 
Quan niệm "Thượng Đế và con người là một” của Cao Đài đưa đến những thay đổi to lớn trong tôn giáo: Thượng Đế không giữ quyền khen thưởng và trừng phạt nữa, mà mỗi cá nhân sẽ tự quyết định cho mình. Thượng Đế cứu rỗi loài người không có nghĩa là Ngài dùng quyền lực của mình đem con người về cõi thiên đàng giống như máy bay cứu nạn vớt người bị đắm tàu, mà Ngài chỉ trao cho con người cách thức để tự cứu rỗi qua các hình thức tôn giáo ở thế gian - thuật ngữ Cao Đài gọi là truyền Bửu Pháp. Như vậy, con người đã được quyền quyết định kiếp sau của mình, hay nói cho đúng hơn theo thuật ngữ Cao Đài là: quyết định bước tiến hóa của mình trên Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống.

Triết lý dung hợp
Mọi tín đồ Cao Đài đều biết một nguyên lý của Cao Đài là “Tam Giáo qui nguyên, Ngũ Chi phục nhất”, nhưng phần đông chỉ hiểu về mặt ngữ nghĩa – từ ngữ Cao Đài gọi là hiểu theo Thể Pháp. Người ta lập tức diễn giải ngay ra rằng Tam Giáo là Phật Giáo, Lão Giáo, Khổng Giáo và Ngũ Chi là Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo, và vội vàng kết luận rằng triết lý Cao Đài là bao gồm triết lý của những tôn giáo vừa kể. Chẳng trách có người gán cho Cao Đài là Phật Giáo cải cách, thậm chí là vay mượn triết lý của tôn giáo khác như ví dụ ở đầu bài viết!
 
Nhưng thực ra, nếu hiểu theo đúng tinh thần nhị nguyên đối đãi vẫn thường được tượng trưng qua các vế đối trong văn học cổ Việt Nam thì các tôn giáo nêu ra trong khẩu hiệu trên chỉ nhằm ám chỉ chủ nghĩa dung hợp tôn giáo (syncretism) hay tôn giáo đa nguyên (pluralism). Nghĩa là, Cao Đài xem mọi tôn giáo hoặc mọi hệ thống tín ngưỡng đã có trên trái đất này đều do Thượng Đế gián tiếp mở ra qua nhiều giai đoạn lịch sử. Dĩ nhiên với điều kiện các tôn giáo này phải có nguyên tắc hành đạo không trái với những luật lệ của Cao Đài. Chẳng hạn như, nếu có hệ thống tín ngưỡng nào đó chủ trương điều gì có hại đến sinh mạng con người, thì sẽ không được xem là tôn giáo của Thượng Đế, bởi vì hại sinh mạng là vi phạm Ngũ Giới Cấm của Cao Đài. Tính ra trong lịch sử loài người, chỉ đến thế kỷ 19 trở đi thì quan niệm dung hợp trong tôn giáo mới bắt đầu thành hình và hiện nay là quan điểm hiện đại nhất.
Cũng xin nói rõ, dù có tôn chỉ đa nguyên, nhưng Cao Đài có hệ thống tổ chức tôn giáo, nghi lễ, kinh luật và triết lý đặc thù của mình; không sử dụng của một tôn giáo nào khác.

Luân hồi là tiến hóa trong một vũ trụ vô hạn
Rõ ràng, cái chết là ranh giới, là kết thúc của sự sống, nhưng sau cái chết là gì nữa thì chưa một ai biết rõ. Và đây cũng chính là nơi mà các tôn giáo đưa ra các giả thuyết. Đa số các tôn giáo đều cho rằng có một cõi giới khác sau khi con người chết đi, và cõi giới này chia ra làm Thiên Đàng (dành cho những người làm điều thiện trong khi còn sống) và Địa Ngục (dành cho những người làm điều ác tại thế). Những người ở địa ngục sau khi chịu “hình phạt” một thời gian sẽ phải xuống trần gian đầu kiếp để lập công chuộc tội…Con đường này gọi là luân hồi, và các tôn giáo mở ra ở thế gian là nhằm giúp con người sau khi chết được về cõi Thiên Đàng, không còn luân hồi nữa, tức là giải thoát.
 
Cao Đài đưa ra quan điểm mới về thuyết luân hồi, gọi đó là Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống. Trên con đường này không có điểm khởi đầu, cũng không có điểm kết thúc, chỉ có những chặng dừng chân rải rác. Các chơn hồn (thuật ngữ Cao Đài để gọi linh hồn) xuống thế gian, đầu kiếp vào một thể xác. Khi thể xác chấm dứt sự sống, chơn hồn sẽ trở về Cõi Thiêng Liêng Hằng Sống, tự định tội hay khen thưởng mình. Sau đó, chơn hồn lại xuống thế gian để tiếp tục tiến hóa cho đến tận thiện tận mỹ. Sự tiến hóa này không có giới hạn, và để diễn tả điều này, Hộ Pháp Phạm Công Tắc dạy rằng khi tiến hóa vượt mức, chúng ta thậm chí có thể mở ra một vũ trụ mới và trở thành Thượng Đế trong vũ trụ đó.
 
Có thể nói rằng đây là một quan điểm tôn giáo rất cấp tiến. Với quan điểm này, con người đã vượt ra khỏi số phận thụ động, vươn lên điều khiển chính mình. Con người không còn lầm lũi đi theo con đường luân hồi khổ sai nữa, mà tích cực thẳng tiến trên Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống nhằm tạo cho bản thân một sự nghiệp thiêng liêng.
Triết lý Cao Đài có còn hợp với thiên niên kỷ mới hay không?
 
Người ta bảo rằng, với trình độ hiện nay, loài người sẽ có nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt bực trong thiên niên kỷ mới. Điều này có thể không cần bàn cãi nữa, nhưng loài người vẫn còn phải đối phó những vấn đề khác. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, khác biệt chính trị, va chạm quyền lợi kinh tế vẫn là những gai góc trên con đường tiến bộ của loài người. Phương tiện giao tiếp bây giờ phong phú và hiệu quả hơn ngày xưa, cho nên các dân tộc tiếp xúc với nhau nhiều hơn, và cũng dễ va chạm hơn. Đôi khi những va chạm này quá sức chịu đựng đến nỗi đi vào bế tắc và người ta phải dùng đến chiến tranh để giải quyết vấn đề. Đây là cách dễ làm nhất mà cũng là cách gây đau thương khốc hại nhiều nhất.
 
Tuy nhiên, con người nay cũng đã khôn ngoan hơn trước, và thừa khả năng để hiểu được chiến tranh không thể giải quyết tận gốc mọi vấn đề. Cách lý tưởng để giải quyết mọi tranh chấp trên thế giới ngày nay là: các dân tộc cần chấp nhận và tôn trọng lẫn nhau. Cũng chính vì điều đó mà triết lý dung hợp của Cao Đài vẫn còn phù hợp trong thiên niên kỷ này và cả những thiên niên kỷ sắp tới nữa.
 
Nếu loài người chấp nhận quan điểm chỉ có một Thượng Đế duy nhất trong tất cả các niềm tin tôn giáo trên thế giới, thì những khác biệt về văn hóa, chủng tộc hay quan điểm chính trị sẽ bớt phần khắc nghiệt. Con người sẽ dễ cảm thông hơn, dễ đối thoại, hợp tác trong mọi lãnh vực. Thù hận sẽ không có cơ hội phát triển và quả đất này (Cao Đài gọi là địa cầu 68) sẽ là một nơi có cuộc sống tốt đẹp hơn. Và, chúng ta, con cái của Đức Chí Tôn là những người có nhiệm vụ làm cho nhân loại thấu hiểu triết lý Cao Đài, nhìn nhau là anh em ruột thịt. Đó là lập công trong kỳ ba này vậy!
* Từ Chơn
Đầu xuân Mậu Tý (29/1/2008)
*   *   *
Kính chào Quý Hin Huynh, T, Đ, Mui.
Nhng ngày cui năm chúng ta thưng tt bt trong cuc mưu sinh và sau đó s dn dp nhà ca đ đón mùa xuân mi, đôi khi chúng ta li quên mt dn li ngôi đn thiêng liêng ca chính mình, trong ni tâm ca mình mà Đc CHÍ TÔN có dy: "Tâm đó tòa sen ca LÃO ngi"
 
Nhân đây tin mui xin hu chuyn vi Quý Hin v Tâm lp hay còn nói theo nhà Pht là T lượng: "Từ,Bi, Hỷ, Xả". Từ là ban niềm vui, Bi là cứu khổ, Hỷ là vui vẻ, Xả là tha thứ, bỏ qua những oán giận.
 
Từ Bi Hỷ Xả là một pháp môn tu dưỡng thân tâm.Mang niềm vui đến cho người khác, cảm thương nỗi khổ đau và thương yêu tất cả chúng sanh trong tinh thần vô ngã vị tha.
 
Đó là điều mong ước của người tu sửa tánh lành trên bước đường thực hiện tam lập " lập công, lập đức, lập ngôn" của người tín đồ Cao Đài.Tứ lượng,tam công là câu nói nhắc nhở tín đồ gắng tu hành để đoạt vị nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống. Từ Bi Hỷ Xả là huấn tập để đạt được Tam lập hầu trở về cựu vị.
 
Tâm từ, tâm bi, là sự rung động con tim trước cảnh ngộ éo le khổ đau của người khác, tâm hỷ là thấy sự an lạc của người khác làm niềm vui, những điều này xảy ra trong khoảnh khắc và ta có thể đạt được, nhưng có lẽ với tâm xả chúng ta không dễ gì tìm đạt được.
 
Nếu không có tâm xả kỷ thì lòng nóng giận, oán hờn (gọi là sân hận) thường bộc phát mạnh mẽ. Sân hận không có hình tướng, nó ẩn sâu trong tiềm thức, chỉ khi có đối diện với xúc cảnh thì cơn hờn giận được xuất đầu lộ diện. Trong giáo lý nhà Phật thường nói đến tam độc là "tham, sân, si" chính là nguyên do làm con người cứ phải dính mắc vào vòng luân hồi sanh tử, sân cũng vì tham và si, ngã mạn mà ra.
 
Với người Cao Đài muốn thoát ra tam độc này con người hãy sáng suốt nhìn lại Tâm mình, là điểm Linh Quang của THƯỢNG ĐẾ ban cho mỗi người thường gọi Linh tâm, Lương tâm,v.v... Nhìn lại nội tâm là làm chủ cái Tâm của mình, ý nghĩ, lời nói, hành động sao cho thuận Nhơn Đạo, hợp Thiên Lý, giữ lòng chánh trực khi đối nhân xử thế.
 
Đem tình thương yêu đến với toàn thể chúng sanh,xem vạn vật cùng nhất thể vì có sự sống ắt có THẦY, THẦY là cha của sự sống.
 
Khi tình thương đã trải rộng đến cùng khắp thế gian, không còn phân biệt người với ta thì tâm xả kỷ đã có, bắt ta buông bỏ cái bản ngã của mình thì lòng " tham, sân, si," không còn chỗ đứng trong tâm nữa.
Trong tinh thần Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, người tu Đạo Cao Đài không chỉ lo tu riêng mình, tìm chỗ non cao núi thẳm để tu luyện, mà phải nhập vào thế cuộc,tầm phương giải khổ, phải nghĩ đến tha nhân. Bước đầu thực hiện được Công Bình là tập làm cho người khác điều gì mình muốn người khác làm cho mình, Bác Ái là xem trọng người khác hơn thân mình biết hy sinh vì người khác, Từ Bi là gánh nỗi khổ của tha nhân cùng chia sẻ niềm đau để thấu hiểu và yêu thương người khác nhiều hơn.
 
Sau nhiều ngày tháng tập luyện thì tự nhiên thấy lòng mình nhẹ nhõm trước những biến đổi thế thái nhân tình, những ràng buộc vật chất không còn trì kéo trở ngại trên con đường tấn hóa.Biết nói lời từ ái, biết làm chủ ý nghĩ, hành động để dẹp lòng sân nộ. Chừng đó tứ lượng vô ngã là hành trang cho ta thực hiện tam lập " lập công, lập đức, lập ngôn" cùng với thanh gươm "trí huệ" để chặt lìa trái chủ oan gia như người kiếm khách cầm gươm đi vào cuộc chiến nội tâm.
 
Thế gian là một trường thi công quả để vạn vật cùng tấn hóa. Nghịch cảnh của cõi thế để giúp con người học hỏi trau dồi, tu luyện cho mỗi ngày một tấn hóa thêm theo luật của vũ trụ, trở nên Hiền, nên Thánh, cũng như người kiếm sĩ mài gươm Trí Huệ để chiến thắng những thấp hèn của phàm tánh.Một cuộc chiến lặng lẽ nhưng quyết liệt để dành phần làm chủ cái Tâm, gọi là Tâm Lập, cuộc chiến nội tâm của người kiếm khách không phải dễ vì chiến thắng vạn quân không bằng tự thắng mình. Tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhứt để trở về với Nguyên lý Thiên Nhân Hiệp Nhứt.
 
Làm công quả với người tín đồ Cao Đài không chỉ với ý niệm tạo phước cho riêng mình, để trả nợ tiền khiên, mà với tâm niệm làm con vật tế thân cho Đức CHÍ TÔN, vâng lịnh CHÍ TÔN để "Thể Thiên Hành Hóa" đó là sứ mạng tạo đời cải dữ ra hiền, " Thế Đạo Đại Đồng, Thiên Đạo giải thoát".
 
Những ngày cuối năm, tiện muội chỉ vài lời thô thiển góp phần ý vị thêm trong cuộc sống.Tiện muội có sai sót xin Quý Hiền lượng thứ và góp ý thêm để tiện muội học hỏi và cũng cảm ơn Quý Hiền đã xem. Kính chúc Quý Hiền thân tâm an lạc, tràn đầy Hồng Ân của THẦY MẸ ban bố.
Nay Kính.
* DR. Lê Thị Ngọc Vân
*   *   *


CHỮ NHẨN
Nhẫn không phải là nhục
Nhẫn (to bear patiently an affront) là một đức tính chịu đựng, sự can đảm phi thường đến độ biết kiềm chế nóng giận trước những sỉ nhục của người khác một cách kiên nhẫn. Thử hỏi ở đời có mấy ai làm được. Người làm được như thế mới xứng là bậc nam tử, nữ anh minh, là đại trượng phu, đấng nữ liệt. Lời nguyện luôn phải kỉnh trọng trong tâm:
“Lạy Thượng Đế, xin cho con luôn bình tĩnh và đủ kiên nhẫn đón nhận những sỉ nhục, những chê bai, những khó tính của người khác và biết rộng lòng bỏ qua những lỗi lầm của người khác một cách hiền hòa. Con biết, điều này luôn khó nhưng với Ơn Trên, con có thể hứa”. 
Sự tích: Ông Tử Trương (học trò của Đức Khổng Tử) muốn đi làm quan, vào tạ từ Đức Khổng Tử, xin Ngài ban cho một lời dạy để làm mực thước ghi tâm cho việc tu thân trong chốn quan trường. Đức Khổng Tử nói:
- Gốc của trăm tánh hạnh, đức Nhẩn cao hơn hết.
Tử Trương liền tâu:
- Làm sao phải nhẫn?

Khổng Tử nói:
“Thiên Tử mà nhẫn thì nước không sanh hại.
Chư hầu mà nhẫn thì sẽ mạnh lớn thêm.
Quan lại mà nhẫn thì chức vị sẽ tăng tiến.
Anh em mà nhẫn thì gia đình giàu sang.
Chồng vợ mà nhẫn thì sẽ được trọn đời.
Bạn bè mà nhẫn thì tiếng tăm không mất.
Tự mình mà nhẫn thì không có hoạn họa”.

Ông Tử Trương hỏi tiếp:
- Nếu không nhẫn thì sẽ ra sao?

Đức Khổng Tử nói:
“Thiên Tử mà không nhẫn thì nước trống không, hư hỏng.
Chư hầu mà không nhẫn thì thân mình phải mất.
Quan lại không nhẫn thì sẽ bị trách cứ bằng hình phạt.
Anh em không nhẫn thì bị chia rẽ mỗi người một nơi.
Chồng vợ không nhẫn thì tình ý xa nhau.
Tự thân mà không nhẫn thì tai họa chẳng dứt”.
Ông Tử Trương nói:
- Phải lắm! Phải lắm! Khó nhẫn! Khó nhẫn! Chẳng phải là người nếu không biết nhẫn. Chẳng nhẫn chẳng phải người (Phi nhân bất nhẫn, bất nhẫn phi nhân).
 
Vì thế, ta hãy tạo nhẫn bằng cách:
Trao cho nhau một nụ cười;
Dù đường đời còn nhiều thương đau.
Trao cho nhau một ánh mắt cảm thông;
Dù phần đông con người còn giả dối.
Cho nhau một lối về;
Dù bản thân còn bộn bề và còn lắm u mê.
 
Trong PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐẠO của Đạo Cao Đài đã có dạy:
" Ðức nhẫn nại " là đức nhịn nhục. Người biết nhẫn nại không đua tranh, cãi cọ với ai, cứ giữ thái độ ôn hòa, ai nhạo báng không hờn, ai chê bai chẳng giận.

Việc chi mà hai bên phải xung đột kịch liệt nhau, nếu một đàng biết nhẫn nại thì việc cũng hóa êm, tỉ như hai đầu dây, một bên thẳng, một bên dùn, thì chẳng hề dây đứt.
Nên biết rằng, nhẫn nại là không phải xấu, chỉ muốn xuôi mọi việc mà thôi, cho nên phương ngôn có câu: "Một câu nhịn bằng chín câu lành".
Ðức nhẫn nại rất cần ích cho mọi người, nhứt là cho người hành Ðạo, vì người hành Ðạo thường hay gặp điều khó khăn gay trở, nào là kẻ nầy vấn nạn, nào là người kia công kích, nếu không nhẫn nại cho qua buổi, chi cho khỏi sanh ra lắm cuộc dở dang bất hòa, mà hễ bất hòa thì còn mong chi độ người cho được.
 
Thuở trước có một người trong hàng đệ tử Ðức Thích Ca xin đi truyền Ðạo, Ðức Phật hỏi rằng : " - Nếu truyền giáo người ta không nghe, còn trở lại mắng nhiếc, thì hiền đồ liệu sao?"
Thưa : " - Nếu ai mắng nhiếc, thì đệ tử chắc rằng người ấy là người tốt, vì họ không đánh n đập".
Hỏi : " - Nếu họ đánh thì hiền đồ liệu sao?"
Thưa : " - Ðệ tử cũng cho họ là lành tốt, vì họ chỉ đánh đập chớ chưa hề đâm chém".
Hỏi : " - Nếu họ đâm chém thì hiền đồ liệu sao?"
Thưa : " - Ðệ tử cũng cho họ là lành tốt, vì họ không đành lòng chém đệ tử đến chết".
Hỏi : " - Nếu tử sẽ cho họ là người ơn, vì nhờ họ đệ tử khỏi đau đớn mà thoát được cái xác thịt thúi hôi, tù túng nầy".
Ấy là một gương nhẫn nại chúng ta nên noi theo trong mảy mún để đi truyền Ðạo.  (Trích PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐẠO)
  
Nhìn rõ: Chữ Nhẫn có nguồn gốc Hán - Việt, được cấu thành bởi chữ Tâm và chữ Nhận. Theo nghĩa thông thường, Nhẫn là sự nhịn, sự nín lặng và là sự chịu đựng. Với ý nghĩa này thì chữ Nhẫn đối trị lại sự nóng giận, oán thù và sự vô minh. Như vậy, chữ Nhẫn ở đây bao hàm sự chịu đựng trước những hoàn cảnh bất lợi khác nhau. Thấm nhuần ý nghĩa này thì mỗi con người sẽ tự giác ngộ cho mình một phương pháp giải quyết hài hoà những vấn đề phát sinh trong cuộc sống.
Muốn thấm nhuần và vận dụng được đạo của chữ Nhẫn, thì mỗi người phải hành trì trên ba phương họ chém chết mới liệu sao?"
Thưa: " - Ðệ diện là: thân nhẫn, khẩu nhẫn và ý nhẫn.
Thân nhẫn là thực hành chữ Nhẫn trên phương diện hành động. Trong cuộc sống mưu sinh của mỗi người luôn phải đối mặt với những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức, phát triển và suy thoái, khách quan và chủ quan… Tất cả những yếu tố này luôn đan xen lẫn vào nhau và tồn tại trong một chủ thể. Hiểu được ý nghĩa của thân nhẫn sẽ giúp cho mỗi người có những việc làm phù hợp, kể cả có những lúc chấp nhận và hy sinh tạm thời để có thể đạt được những thành tựu to lớn hơn.
Khẩu nhẫn là thực hành chữ Nhẫn trên phương diện lời nói. Chức vụ càng lớn, vị trí càng cao trong xã hội, thì mỗi lời nói càng quan trọng. Vậy nên, dân gian vẫn thường nói: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Như vậy, người thực hành khẩu nhẫn là phải thận trọng khi phát ngôn, nếu gặp phải những lời nói thêu dệt, nói không thật, lời nói hai chiều của người khác, thì mỗi người cần chủ động bình tâm suy ngẫm để không dẫn đến khẩu chiến trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày. Bởi điều này sẽ làm tổn hại đến sự an lạc trong tâm thức và đốt cháy trí tuệ có trong mỗi người.
Ý nhẫn là thực hành chữ Nhẫn trên phương diện quan điểm và nhận thức của con người. Quan điểm và nhận thức của con người luôn là những yếu tố căn bản tạo nên sự thành bại của mỗi công việc. Nếu con người có trí tuệ, có sự am hiểu tường tận mỗi việc làm và thận trọng trong giải quyết, phân tích đúng nguyên nhân khách quan, chủ quan thì sẽ thành công.
Trong ba phương diện “thân, khẩu và ý nhẫn” thì ý nhẫn làn quan trọng và khó khăn nhất cho con người, nhất là con người có đạo. Thật vậy, trước nghịch lý của hoàn cảnh xảy ra, khi ta thấy, nghe việc làm chướng tai, gai mắt từ người khác, trước khi có phản ứng nhẩn nhịn thì xuất phát từ trong ý. Có ý nhẩn tự kềm chế mới khiến ta kềm chế về lời nói và hành động không cho xảy ra những phản ứng hung hăng kém cõi, nguy hiểm cho giao tế, khiến mất niềm hòa ái, thương yêu.
Chữ NHẪN đứng đầu trên muôn hạnh, là đạo đức cần thiết của con người. Nhất là người tu đạo. Cách đây ngót hai ngàn năm, sách Gia Huấn của Liễu Tần người đời Đường đã dạy: “Tu dưỡng mình thì phải lấy sự nhẫn làm chính, lấy hiếu làm nền tảng, lấy sự kính cẩn làm cội gốc, lấy sự lo sợ làm lẽ thường và lấy cần kiệm làm khuôn phép. Phàm cư xử với người nhà thì trước hết phải lấy sự hòa thuận và nhẫn nhịn. Phàm giao du với người ngoài thì luôn phải biết giữ sự giản dị và cung kính. Phàm làm việc ghi chép thì bút phải luôn tay như thể không làm kịp việc. Phàm là danh lợi thì chỉ coi như việc thoáng qua. Làm quan thì phải thanh liêm, có thế mới mong nói chuyện gia giáo được. Xưa nay, những danh gia vọng tộc hưởng phước ngắn dài, vận mệnh dày dặn hay bạc bẽo chẳng cần dùng mu rùa để bói, cũng chẳng cần xem tướng số ở đâu, chỉ cần tự xét lòng mình, tự coi là cách tu dưỡng của mình mà thôi. Những nhà có đại phúc, không ai là không do đức nhẫn, đức trung hiếu và cần kiệm của cha ông gầy dựng nên. Những nhà tự chuốc lấy đại họa, không nhà nào là không do con cháu vô đạo, kiêu sa và chấp nhất gây ra”.
Đạo sư Shantidira đã nói:
Mọi hạnh phúc trên đời,
Đến từ lòng vị tha.
Và tất cả khổ nạn,
Đến từ lòng vị kỷ.
 
 Nhưng điều tu nhẩn, giữ nhịn nầy không phải dễ.
Chúng ta thấy trong giao tế hàng ngày, ngay cả với nhiều người đang phẩm mang cao chức trọng trong cửa Đạo, miệng luôn nói điều hay, khuyên người khác phải thế này thế nọ, nhưng hể ai động tới quyền lợi, chức tước, uy tín, ý kiến cá nhân của họ thì họ liền đùng đùng nổi xung thiên lên phản đối dữ dội như phong ba, cuồng phong, bão táp. Nhiều khi sự phản ứng còn ghê gớm hơn người phàm tục ngoài đời. Thế thì làm sao mà khuyên lơn, làm sao mà nêu tấm gương tốt để dẫn dắt người còn u mê trong bể khổ?
Nhìn vào các phiên họp Đạo thì dễ dàng thấy ngay ai có đức nhẩn nhịn, ai không. Cũng vì thiếu đức nhẩn nhịn mà phiên họp Đạo vốn để thống nhất, đoàn kết ý kiến chung lại trở thành họp cải nhau rồi chia phe, rẽ phái. Hầu hết các nơi đều là như vậy. Trong phiên họp, nếu chịu khó nhìn qua nét mặt của từng người để đoán xem ai có sự nhẫn nhịn: Người đã đạt đạo thì thể hiện sự thanh thãn, vui tươi bình tĩnh. Người chưa đạt đạo thì dù đã cố gắng chịu đựng bỏ qua, im hơi lặng tiếng, nhưng nét mặt bừng lên đỏ ngầu, lộ rõ nét hầm hầm uất ức, ngầm chứa đựng sự tái hẹn phục thù. Đó không phải là nhẩn nhịn của người tu.
 
Bởi thế, đức NHẪN là rất quan trọng nhất là đối với những người mang trách nhiệm trong cửa Đạo, đang thi hành nhiệm vụ phổ truyền lời khuyến thiện, kêu gọi sthương yêu từ Thượng Đế, từ các Đấng Phật, Tiên, Thánh, Thần.
Vì lẽ trên, chúng ta không dùng chữ NHẨN NHỤC mà nên dùng đúng nghĩa là NHẪN NHỊN, vì đức tính NHẪN không có gì là nhục đâu, mà chỉ là NHỊN cho qua chuyện, để giữ hòa khí thương yêu nhau thôi.
Quan trọng thay, đức nhẫn nhịn! Quý hóa thay, đức nhẫn nhịn!
" Đức Nhẫn trau tria hạnh kiếp tu,
Trần gian vẹt thoát áng mây mù.
Tâm bình xóa hết bao xân hận,
Tánh nhẫn xua tan mọi oán thù.
Quân tử chẳng cầu ham luận biện,
Tiểu nhân chất chứa hận thâm u.
Đường trần vốn dĩ chông gai nhọn,
Nhẫn giúp tâm an thoát ngục tù."
* HỒ NGUYỄN
- Hồ Xưa sưu tầm, săp xếp và viết lại
Home          Mục Lục [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9]