Tập San Ban Thế Đạo. * Số 1 - Ngày 20/2/2021 . [10/12]

TRUYN THNG ÂM NHC ĐO CAO ĐÀI. * T NGUYÊN.

"... Để bắt đầu, xin kể một câu chuyện nhỏ. Cứ mỗi lần về Thánh Địa dự Lễ Hội Yến Diêu Trì, dạo quanh Báo Ân Từ, xem triển lãm của các Họ Đạo, mình lại thấy lòng ấm cúng hơn một chút. Giống như mình về nhà thăm mẹ, thấy anh chị em góp sức sửa sang cho năm sau nhà cửa đẹp hơn năm trước. Mừng lắm! Và cũng hơi ngượng nữa, vì mình chỉ đi coi, không góp được chút gì cho Mẹ Thiêng Liêng... "
Viện Sử Cao Đài. Xin giới thiệu Nhạc sĩ Từ Nguyên là một trong những tác giả có nhiều Nhạc phẩm âm hưởng nhạc Đại Đạo, Ngoài ra Nhạc sĩ Từ Nguyên sáng tác Âm nhạc sinh hoạt cộng đồng theo bối cảnh Văn hóa của Đại Đạo.

Nhạc sĩ dùng âm thanh kết tấu cho điểm nhấn nhá thay cung đổi bật tạo ra những giai âm tiết cho yếu tố căn bản cao độ để diễn đạt ngân âm điệu hầu hết theo Tứ Thời Nhật Tụng. Những tác phẩm âm nhạc giai điệu tôn nghiêm của Đại Đạo, lấy âm thanh làm chất liệu cho âm sắc và kết cấu bản nhạc hoàn chỉnh.

Nhạc sĩ Từ Nguyên là một dấu ấn đậm Văn hóa Đạo Cao Đài, với kết hợp âm độ rất tinh vi để tạo ra thông điệp chuyển lưu vào ký ức của thính giả, những cảm xúc hài hòa và biểu hiện được hình thái an lạc quanh ta, với vẻ đẹp hòa vào thiên nhiên.

Nhạc sĩ khéo suy tư đưa cung bật chặt chẽ trải rộng từng từ ngữ qua âm thanh để hoàn thành tác phẩm, Nhạc sĩ phối trí, phân cung đúng cao độ và trường độ. Từ đó Nhạc phẩm của Từ Nguyên trở thành điểm đứng trong những nghệ thuật thính giác mà ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng tiếp nhận được.

Đối với nền Văn hóa, âm nhạc Đạo Cao Đài là một phần quan trọng trong cuộc sống. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cũng đã xác định " Âm nhạc là giai điệu theo chiều ngang và hòa âm theo chiều dọc ". Âm nhạc của Đức tin cũng là một Thiên sứ hài hòa vạn vật và vũ trụ.

Âm nhạc Đạo Cao Đài vốn đã sinh ra khái niệm đơn giản và phổ quát, bất kỳ nền Văn hóa nào cũng áp dụng được rất phù hợp cho môi trường hòa bình, bởi âm nhạc Đạo Cao Đài có tính ngôn ngữ phổ quát tinh thần nhân loại, chúng ta thử trình diễn tại Âu Châu hay Hòa Kỳ sẽ nhận thấy điều vi diệu này.
Nói chung âm nhạc truyền thống Đạo Cao Đài đã có trăm năm (1926 - 2020), có thể nói âm nhạc Đức tin phát xuất từ bản sắc dân tộc và nguồn chảy từ trung tâm Văn hóa Tòa Thánh Tây Ninh, Việt Nam.

Thay mặt Viện Sử Cao Đài rất vui mừng và giới thiệu Tín Hữu / Nhạc sĩ Từ Nguyên, sáng tác những Nhạc phẩm Đạo Ca thâm thấm lòng Đại Đạo.
Kính mới quý Hiền thưởng thức những âm khúc tuyệt diệu này.
* Hiền Tài / Huỳnh Tâm

LỜI TỰA CỦA TÁC GIẢ.
Để bắt đầu, xin kể một câu chuyện nhỏ. Cứ mỗi lần về Thánh Địa dự Lễ Hội Yến Diêu Trì, dạo quanh Báo Ân Từ, xem triển lãm của các Họ Đạo, mình lại thấy lòng ấm cúng hơn một chút. Giống như mình về nhà thăm mẹ, thấy anh chị em góp sức sửa sang cho năm sau nhà cửa đẹp hơn năm trước. Mừng lắm! Và cũng hơi ngượng nữa, vì mình chỉ đi coi, không góp được chút gì cho Mẹ Thiêng Liêng.

Cũng may, rốt cuộc mình cũng tìm ra chỗ để góp phần. Đó là khi mình bất chợt nghe một bài hát mấy bạn đạo đang nghe qua máy cassette. Đó là một bài hát mà hiện nay người ta gọi là... "nhạc chế". Nghĩa là, lấy một bài hát của tác giả nào đó đã nổi tiếng sẵn rồi (trong trường hợp mình nghe là một bài tình ca Boléro hết sức não nuột, kể chuyện hai người yêu nhau dang dở) rồi ghép lời của mình vào. Trong bài hát vừa kể, một tác giả vô danh có dùng những từ ngữ như "đạo pháp" "Kỳ Ba" "Phổ độ"....Nhạc thì kể chuyện tình yêu dang dở, lời thì kêu gọi cứu độ nhơn sanh. Thật là râu ông nọ cắm cằm bà kia! Nếu so với Thánh Ca của đạo Thiên Chúa, thì hỡi ơi, một trời một vực!

Nhưng suy đi nghĩ lại, hiện tượng này chứng minh một điều: rõ ràng các bạn đạo Cao Đài có nhu cầu nghe nhạc đạo (nhạc tôn giáo). Từ đây, xin dùng từ "đạo ca" để không trùng với "thánh ca" của Đạo Thiên Chúa. Sau một thời gian nghe cổ nhạc (tức là nhạc cổ truyền Việt Nam, người bình dân gọi là vọng cổ), các bạn đạo muốn nghe thêm loại nhạc khác, thí dụ như tân nhạc (nhạc Việt nam viết theo nhạc lý Tây Phương), vốn rất thịnh hành hiện nay ở Việt Nam. Nhưng vì ít người có kiến thức nhạc lý Tây Phương, nên mới có hiện tượng nhạc chế tréo cẳng ngỗng như đã nêu trên. Thực ra mà nói, chưa cần nói đến vấn đề nghệ thuật, nhạc chế ngay từ đầu đã vi phạm thô bạo đến tác quyền và ở các nước tiến bộ sẽ bị phạt rất nặng. Như vậy, nếu mình tự viết được ca khúc cho đồng đạo nghe là hay nhất.

Sau đó mình có dịp vào Youtube và nhaccuatui.com, thì phát hiện ra nhiều đồng đạo đã nghĩ ra điều này trước mình từ lâu. Xấu hổ quá! Thậm chí các vị đó ngoài việc tự viết nhạc, phối khí, còn tự hát hoặc nhờ ca sĩ hát rồi post lên mạng toàn cầu. Thật là phấn khởi. Mừng quá, mình bỏ thời gian nghe khoảng 100 bài và có nhận xét như sau: Phần lớn các bài hát đều chỉnh về nhạc lý, có khoảng mươi bài rất hay. Nhưng nói chung, về mặt nghệ thuật thì còn phải trau dồi thêm. Viết đạo ca rất khó, vì các thuật ngữ tôn giáo nếu không đưa vào đúng chỗ sẽ gượng ép, thậm chí biến thành trò cười hoặc bôi bác. Thí dụ, mình đã nghe một bài có dùng từ đạo pháp - tức là phương pháp hay lời dạy của tôn giáo, nhưng tác giả bị rơi vào lỗi cưỡng âm, nên nghe thành đao pháp - cách sử dụng đao kiếm!!! Theo mình biết, ngoài Thánh Ca của Thiên Chúa giáo rất thành công, số đạo ca của các nhạc sĩ Việt Nam (kể cả nhạc sĩ thuộc hàng cây đa cây đề như Phạm Duy) tương đối kén... người nghe.

Dù sao đi nữa, những cố gắng ban đầu rất đáng trân trọng. Xin thành thật cám ơn những đồng đạo đã có tâm huyết bỏ công khai phá.

MỤC TIÊU
Do đó mình quyết tâm tham gia vào phong trào đang lên này. Sẵn có trang web của Viện Sử Cao Đài, mình xin tạm mượn chỗ để post những bài tự viết và của các thân hữu. Xin mời các bạn đạo cùng chí hướng tham gia gởi bài. Mục tiêu gần của mình là để thay cho những bài nhạc chế như đã nêu trên. Mục tiêu xa hơn là nâng trình độ thẩm âm của các bạn đạo lên một chút để theo kịp đà tiến bộ của xã hội. Nếu ngày kia, Cao Đài phát triển trên toàn thế giới (ngày nay đã phát triển ra nước ngoài khá nhiều rồi đó), thì âm nhạc của đạo hay nói rõ là đạo ca Cao Đài sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Ý mình muốn nói là nhạc theo nhạc lý Tây Phương, còn cổ nhạc Việt Nam chắc là khó phổ biến ở nước ngoài rồi, biểu diễn thì được, nhưng muốn người ta hát theo thì khó lắm.

HY VỌNG
Mình nhớ lại hồi còn học Tiểu Học, khi vào xem những hình vẽ bên hông Báo Ân Từ, mình cảm thấy áy náy lắm, vì những chú thích đó trật lỗi chính tả rất nhiều. Hiện nay, những lỗi như vậy đã được sửa sai và chắc thế hệ sau này sẽ còn sửa đổi nữa. Mình hy vọng các bài đạo ca Cao Đài cũng sẽ như vậy, sẽ khởi những bước đi chập chững, rồi đi đứng đàng hoàng và ngày kia có thể chạy đua tốc lực. Sẽ có những ca đoàn Cao Đài trình bày những bài hợp xướng trong các buổi lễ, tăng thêm phần long trọng và cũng cố thêm niềm tin của các tín đồ.
* TỪ NGUYÊN

Mời Quý Hiền và Thính Giả thưởng thức Nhạc phẩm MẸ của Nhạc sĩ Từ Nguyên.

* Nhạc và Lời: MẸ kính dâng lên Đức Phật Mẫu.

*    *    *
Vùng miền Đông Nam phần Việt Nam có 3 ngọn núi lớn gồm núi Thị Vải (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), núi Chứa Chan (tỉnh Đồng Nai) và núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh). Nhắc đến 3 ngọn núi trên hầu như ai cũng biết bởi cả thảy đều là những vùng sơn linh thủy tú, đồng thời là điểm dừng tâm linh với hàng triệu khách hành hương hằng năm. Ma Thiên Lãnh xét trong chừng mực nào đó cũng thuộc miền Đông Nam phần, nhưng khi nhắc tên thì chẳng mấy ai biết đến! Vẫn như còn xa lạ, kể cả số đông người dân Tây Ninh.
Thung lũng MA THIÊN LÃNH nằm tiếp giáp giữa ba ngọn núi là: núi Bà Đen, núi Phụng và núi Heo thuộc địa bàn xã Thạnh Tân (Thị xã Tây Ninh), tỉnh Tây Ninh. Nơi này sở hữu khung cảnh rừng nguyên sinh tuyệt đẹp được ví như “Đà Lạt của miền Đông Nam Bộ”như có người đã nói và rất ít người biết đến. 
Người ta đồn đoán rằng Ma Thiên Lãnh là chốn ma thiêng, giống tựa như vùng "Mã Đà sơn cước anh hùng tận" ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Vì là chốn "anh hùng tận" nên Mã Đà là vùng rừng tử thần, anh hùng nơi đâu không biết, chỉ biết một khi lạc chân vào Mã Đà xem như đã đến lúc tận số.
Ma Thiên Lãnh cũng vậy. Vì là chốn ma thiêng nên ai đó chẳng may lạc chân vào chẳng thể tìm được lối ra. Thế nên mới có chuyện nhóm 20 sinh viên vì lạc giữa chốn ma thiêng, không còn cách thoát ra, nên đã hoảng loạn phát tín hiệu nhờ được cấp cứu.
Toán giải cứu của Tây Ninh cho biết việc nhóm sinh viên lạc rừng Ma Thiên Lãnh là chuyện có thật. Nhưng vì sao ngọn núi này lại được mệnh danh "chốn ma thiên?” Có hay không chuyện nơi này là cấm địa của những hồn ma bóng quế? Và có hay không chuyện Ma Thiên Lãnh có "biệt tài" che mắt người lạc rừng? Những câu hỏi trên rất đáng để tìm lời giải và trên hành trình kiếm tìm câu trả lời, chúng tôi ghi nhận dấu lặng mà không mong đợi!
Như đã nói ở trên, quần thể núi Bà Đen do 3 ngọn núi hợp nhau mà thành, gồm núi Phụng, núi Heo và núi Bà Đen. Dân bản xứ cho biết, Ma Thiên Lãnh không phải núi, mà kỳ thực là thung lũng, là vùng đất hoang trũng giữa 3 ngọn núi hợp thành quần thể núi Bà Đen. "Nhiều người đồn đãi thung lũng Ma Thiên Lãnh ăn sâu qua đất bạn Campuchia, nhưng …không phải vậy. Về mặt hành chính, nơi này vẫn còn thuộc địa bàn xã Thạnh Tân (thị xã Tây Ninh). Tiếng là thung lũng nhưng cấu trúc địa hình của Ma Thiên Lãnh rất lạ, đường vào một bên là vách núi sừng sững, một bên là vực sâu mà nếu khinh suất, không thận trọng, người ta rất dễ bị bỏ mạng.
Nhờ có địa thế hiểm trở, có suối trong vắt tuôn chảy từ nhiều mạch nguồn, không khí tươi mát quanh năm, cây rừng rậm rì, ngút ngàn nên có người ví Ma Thiên Lãnh là Đà Lạt của Tây Ninh. Dân Sài Gòn, các nhóm bạn trẻ thích phiêu lưu mạo hiểm thường chọn Ma Thiên Lãnh làm điểm đến để thỏa những trải nghiệm kỳ thú với thiên nhiên".
MA THIÊN LÃNH có thể hiểu nôm na là lãnh địa của các hồn ma nơi trần thế". (Có thể vậy chăng?!). Mỗi người có cách hiểu cũng như cách giải thích khác nhau về cội nguồn của tên gọi "thung lũng ma thiên".Tuy nhiên, cách giải thích của một người dân huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) cho rằng Ma Thiên Lãnh là vùng sơn linh này vì tìm hiểu thấy có nhiều loại nưa (giống trăn khổng lồ), rất dễ sợ nhưng lại hiền, là có vẻ thuyết phục nhất.
Kỳ thực danh từ “Ma Thiên Lãnh” vốn từ lâu là tên gọi của một ngọn núi hiểm trở ở Triều Tiên. Sử liệu có ghi: năm 666, Vua Đường Cao Tông (thời nhà Tiền Đường) phong danh tướng Tiết Nhơn Quí  làm Hữu Uy vệ Đại tướng quân, lấy uy xuất binh chinh Đông. (Cao Câu Ly). Trong cuộc viễn chinh này, quân Đường đã bỏ mạng rất nhiều ở ngọn núi hiểm trở có tên Ma Thiên Lãnh. Câu chuyện quân Đường do Tiết Nhơn Quí làm thống lãnh tử trận hằng hà sa số ở Ma Thiên Lãnh được ghi truyền trong lịch sử Trung Hoa.
Một số học giả cho rằng, từ sự kiện "Tiết Nhơn Quí chinh Đông" ấy, người đời sau thường dùng tên Ma Thiên Lãnh đặt cho những vùng sơn linh hiểm trở, thâm u, gắn với nhiều chiến trận khốc liệt. Đây cũng chính là lý do vì sao vùng Đông Nam Bộ có nhiều địa danh mang tên Ma Thiên Lãnh: Đó là Khu di tích Ma Thiên Lãnh - Ô Tà Sóc áng trên ngọn Sà Lon thuộc núi Ngọa Long Sơn, trong cụm Thất Sơn. Đó là ngọn núi Ma Thiên Lãnh - một trong 7 ngọn núi hợp thành đảo Hòn Sơn hoang sơ, tuyệt mỹ (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang). Ngoài ra còn có một địa danh cầu Ma Thiên Lãnh ở Côn Đảo.
Điều lạ kỳ khó giải thích là khi chúng tôi lên thượng đỉnh Ma Thiên Lãnh Tây Ninh, tìm gặp những cư dân cố cựu sinh sống ở đây, qua trò chuyện, tất cả họ đều kể nhiều chuyện đối mặt với rắn khổng lồ, thậm chí rắn hổ to bằng bắp chân người lớn vào nhà rượt gà đuổi chó, nhưng từ trước đến nay, chưa có bất kỳ ai phải bỏ mạng vì nọc độc của các loài rắn dữ! Đến quần thể núi Bà Đen nói chung, thung lũng Ma Thiên Lãnh nói riêng, cứ như thế chúng tôi ghi nhận nhiều tâm tình cởi mở cũng như những chuyện bí ẩn, kỳ lạ khó giải thích của dân bản xứ như "rắn độc có Phật tính" chẳng bao giờ cắn người, trên núi có những giếng nước chẳng bao giờ cạn, trên núi đó đây có những dấu chân người hằn sâu trong đá…cũng là điều kỳ bí, “ma thiên”….
Có điều đáng buồn ở chỗ Ma Thiên Lãnh đẹp, bí ẩn và hấp dẫn như thế nhưng với rất nhiều khách du lịch và cả người dân Tây Ninh, nơi MA THIÊN LÃNH này đến nay vẫn là khái niệm xa lạ với nhiều người trong họ: "Nếu như cái tên núi Bà Đen nổi danh bao nhiêu thì Ma Thiên Lãnh lặng lẽ, kỳ bí, ẩn tích bấy nhiêu.”
Với địa thế hiểm trở, rừng cây bạt ngàn và những hồ đá tuyệt đẹp, Thung lũng Ma Thiên Lãnh là điểm rất lý tưởng cho những bạn trẻ thích phiêu lưu mạo hiểm. Còn các vị cao niên, thì nên thận trọng vì rất dễ bị xốc và thấm mệt bởi địa thế dốc cao, khó khăn.
Thung Lũng MA THIÊN LÃNH chỉ cách trung tâm Sài Gòn khoảng 100 km, các bạn có thể chọn xe gắn máy làm phương tiện di chuyển. Nên lập nhóm đông đông tầm 6-8 người cùng đồng hành cho đỡ nguy hiểm. Chạy khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ là tới nơi kỳ bí này. Về hướng di chuyển, từ Sài Gòn các bạn có thể đi theo quốc lộ 22A, vừa qua khỏi nhà máy điện Trảng Bàng, đến ngã ba sau đó rẽ phải theo tỉnh lộ 782 chạy khoảng 50 km là đến thị xã Tây Ninh. Hiện nay đã có một con đường nhựa dài hơn 3 km từ tỉnh lộ 785 nối lên tận núi Phụng, các bạn có thể di chuyển theo đường này để đến Ma Thiên Lãnh. 
Tuy nhiên, để đến được với Thung lũng MA THIÊN LÃNH cũng không phải là điều dễ dàng vì đường xuống thung lũng khá cheo leo, hiểm trở và đặc biệt là ở đây có khá nhiều rắn như nói ở trên. Nhưng theo người dân địa phương cho biết, rắn thường chỉ xuất hiện vào ban đêm nên bạn cũng đừng quá lo ngại cho hành trình khám phá thiên nhiên ban ngày của mình!
Đến với “Thung Lũng Ma” bạn sẽ vô cùng thích thú khi đứng trước khung cảnh núi non trùng điệp, tiếng chim hót líu lo và xa xa là tiếng suối chảy róc rách, mang đến cho người tham quan cái cảm giác yên bình và thư thái đến lạ kỳ. 
Điểm đến mà bạn không nên bỏ lỡ trong hành trình khám phá vùng Ma Thiên Lãnh chính là con suối vàng thơ mộng, hang Ông Hổ và hồ đá Ma Thiên Lãnh trong xanh. 
Nhiều bạn trẻ tới Ma Thiên Lãnh đều lựa chọn khu vực hồ đá để dừng chân khám phá và chụp ảnh lưu niệm. Thật ra, hồ đá này là nơi khai thác đá hình thành. 
Hồ đá khá hoang sơ, nước trong vắt và có nét dáng rất đẹp, thích hợp để bạn bấm máy cho ra những bức ảnh độc đáo và ấn tượng. Nơi đây còn có những giếng nước trong veo không bao giờ cạn.
Bên cạnh hồ đá còn có hồ sen tạo nên hình ảnh lung linh huyền diệu. Không chỉ có giới trẻ tìm đến Thung lũng Ma Thiên Lãnh để tìm giây phút sống ảo, nơi đây còn được một số cặp đôi trẻ lựa chọn thực hiện album ảnh cưới trước khi về cùng một nhà. Nhưng nếu muốn “phiêu diêu” cùng cảnh sắc nơi đây, phải cẩn thận khi đứng trên những mỏm để chụp ảnh vì nơi này cũng khá nguy hiểm, bạn phải đảm bảo an toàn trước khi tự tìm cảm xúc sãng khoái với thiên nhiên. Chụp ảnh thỏa thích rồi, các bạn có thể bày đồ ăn đã chuẩn bị sẵn ăn trưa cùng nhóm. Vì ở đây còn hoang sơ chưa có quán phục vụ đồ ăn, thức uống nên các bạn phải tự túc chuẩn bị một vài món ăn khô như: bánh mì, chả, xúc xích, sữa, trái cây và nước uống để mang theo. Ngoài đồ ăn khô, các bạn cũng có thể mang theo đồ nướng, nhưng nó là phải dập tắt lửa và dọn dẹp sạch sẽ trước khi rời vùng Ma Thiên Lãnh nầy! Đó là cùng nhau bảo vệ món quà quý của thiên nhiên.
Khi ăn xong rồi, khách du lịch tranh thủ nghỉ ngơi thư giãn đôi chút, để khi chiều sắp đến thì quay về lại Sài Gòn cũng vừa kịp tối.  
Nếu muốn đến viếng Vùng Thung lũng MA THIÊN LÃNH của Tây Ninh, bạn nên trang bị đầy đủ như giày thể thao, vật dụng y tế cá nhân, đồ ăn khô, nước uống cho cẩn thận để cuộc đi du ngoạn thoải mái, không bị trở ngại!
MA THIÊN LÃNH, nơi du lịch thiên nhiên nổi tiếng của tỉnh Tây Ninh, cũng là của cả đất nước Việt Nam mến yêu!     
* HỒ NGUYỄN (29-9-2017)
 Tài liệu do Hồ Xưa sưu tầm từ nhiều nguồn bố cục lại
 Home   Mục Lục: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11[12]