Thánh Giáo Của Đức Chí Tôn Dạy Về Đạo Đức .
"... Non cao, suối lặng, tìm đến rửa bụi hồng. Ðạo đức làm thang, để lên địa vị thanh cao, lánh khỏi đường tội lỗi; thưởng phạt hai đường gắng công trình sẽ rõ.
Thầy ban ơn cho các con. * Thăng ..."
1 . Thánh giáo của Đức Chí Tôn dạy rằng: Ðem đạo đức soi gương thì sẽ thấy cảnh an nhàn vui vẻ.Ngày 20 tháng 12 Bính-Dần (23-1-1927)
Ngọc Hoàng Thượng Ðế
Viết Cao Ðài Giáo Ðạo Nam Phương
Hỉ chư môn đệ, chư ái nữ.
Ch... nghe Thầy:
"Hương bay rừng trước nực mùi thung,
Ðạo đức đem về một nẻo chung.
Cõi thế chờ qua đường mấy dặm,
Ngày về thức tỉnh Trời trưa sớm,
Non rạng an vui cảnh bá tùng.
Chước lánh tìm Tiên đời để dấu,
Gương soi hậu thế vẹn Nam trung".
Thầy để lời cho con rõ, cảnh vui vẻ về sau của gia quyến con, Ðạo đức soi gương, đem về chung một nẻo: Dầu cho sang vinh trăm mối, tiền của muôn chung, mấy kẻ đặng tìm đến địa vị an nhàn xủ áo phồn hoa, để gương soi hậu thế. Một nhà sau gặp gỡ, ngàn trước vẫn an vui, ấy là nhứt môn hạnh phúc vậy.
Thầy ban ơn các con.
* Thăng
2 . Thánh giáo của Đức Chí Tôn dạy: Phải gắng công để rồi sẽ rõ đạo đức làm thang để lên địa vị thanh-cao.
Ngày 20 tháng 12 Bính-Dần (23-1-1927)
Ngọc Hoàng Thượng Ðế
Viết Cao Ðài Giáo Ðạo Nam Phương
Hỉ chư môn đệ, chư ái nữ.
" Rừng thiền ác xế khuất non Tần,
Vày vã từ đây khỏi nhọc thân.
Bền dạ tua thìn trau Ðạo Thánh,
Ra công khá gắng đắp nền nhân.
Gặp chiều nhạn trở về rừng trước,
Ðợi lúc thuyền nương lánh bến trần.
Mái tóc sương pha thiều nhặt-thúc,
Sanh linh độ dẫn hưởng Thiên-ân."
Chiều thu nguyệt xế, non nhạn ngày thâu; lẩn thẩn ngày tháng qua mau, buổi xuân ngoảnh lại đà xa lắc. Nếu chẳng bền lòng theo nẻo chánh, mà thoát lối sông mê, thì căn quả trả vay, chẳng biết ngày nào tiêu tận đặng.
Non cao, suối lặng, tìm đến rửa bụi hồng. Ðạo đức làm thang, để lên địa vị thanh cao, lánh khỏi đường tội lỗi; thưởng phạt hai đường gắng công trình sẽ rõ.
Thầy ban ơn cho các con.
* Thăng
3 . Thánh giáo của Đức Chí Tôn khuyên: Gắng chịu khổ giữ lòng đạo đức mà vẽ bước cho đời sau, lập công quả chờ ngày chung cuộc phục hồi cảnh cũ.
Ngày 20 tháng 12 Bính-Dần (23-1-1927)
Ngọc Hoàng Thượng Ðế
Viết Cao Ðài Giáo Ðạo Nam Phương
Hỉ chư môn đệ, chư ái nữ.
N... nghe Thầy:
" Ðộng đình trở gót lại ngôi xưa,
Tuổi ấy qui y nhắm đã vừa.
Sân hoạn cùng đường gương ngọc rạng,
Nguồn đào để bước mảnh xuân thưa.
Nhàn chiều nhặc thúc đời vay trả,
Non xế quanh co nẻo lọc lừa.
Khổ hạnh để lòng công quả gắng,
Lánh trần chi nệ nỗi cay chua. "
Thầy trước đã có sai chư Tiên Phật, dụng huyền diệu mà cho con lòng tín ngưỡng. Ấy là muốn dìu bước đường đạo đức, bắc thang mây, để độ dẫn con trở hồi ngôi cũ. Thiên cơ Thầy đã thố lộ nơi Th... rán xem lấy đó mà liệu trong lúc sau nầy.
Hiếm chi bậc Thánh bị đày vào chốn trần ai khổ nhọc, chìm đắm nơi bến khổ sông mê, dan díu lấy sự say vui mùi thế tục, bước đến cảnh kim-mã ngọc đàng, mà phủi hết lòng đạo đức, khiến cho ngôi cựu vị phải chịu trôi phủi dòng sông. Mà vì đó thuyền bát nhã khó nương cứu vớt đặng.
Vậy gắng khổ tâm, giữ lòng đạo đức, mà vẽ bước cho đời sau, lập công quả đặng chờ ngày chung cuộc, phủi nợ trần ai đem tấm lòng thiện niệm đến Tam Giáo đài mà phục hồi cảnh cũ; rừng vắng non nhàn, suối chảy tòng đưa, lánh chốn đọa đày đã bấy lâu rang buộc. Cảnh gia đình phải tiên liệu, Thầy để lời con tua gắng chí, chừng sửa luật phải có mặt nơi Thánh Thất. Sau nầy con đặng cầm quyền trong bước Ðạo, mà dẫn độ sanh chúng nơi đây, là nơi Thầy đã đặng nhiều Môn đệ yêu dấu.
Thầy ban ơn cho các con.
Lễ vía ĐỨC CHÍ TÔN. * Hiền Tài/Lê Văn Năm
Thi
" Hão Nam Bang Hão Nam Bang.
Tiểu Quốc tảo khai hội Niết
Bàn.
Hạnh ngộ Cao Đài truyền Đại Đạo,
Hão phùng Ngọc Đế ngự trần
gian."
* TNHT/Q1/TVDĐ/T.90
Hôm nay, nhân ngày Lễ vía ĐỨC CHÍ TÔN, mùng 9 tháng Giêng, chúng ta hãy
tìm hiểu vài vấn đề sau đây :
ĐỨC CHÍ TÔN NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ là Đấng vô
hình, vô
ảnh, không hề hiện hữu ở thế gian, nhưng tại sao chọn ngày 9/1 làm ngày vía của Ngài ?
Theo Dịch Học thì những số lẽ 1, 3,
5, 7, 9 là số Dương của Trời, tháng
Giêng là tháng 1 của Trời. Nên ngày mùng 9 tháng Giêng được chọn làm ngày Lễ
vía ĐỨC NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ, ĐẤNG TẠO
HÓA, ĐẤNG ĐẠI TỪ PHỤ, ĐẤNG CHÍ TÔN đã đến Hoằng Khai Đại Đạo hầu tận độ Chúng
Sanh khắp trên hoàn vũ nầy.
II. - Ý nghĩa của hồng danh của ĐỨC CHÍ TÔN trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ là gì
?
Đức Chí Tôn Đấng Tối Cao cầm quyền Tạo Hóa, thống ngự Càn Khôn Thế Giới và
Vạn Vật từ vô thủy đến nay, Ngài đã có ngàn tuổi muôn tên, đã giáng trần qua
nhiều ngôi vị, để hóa dục quần sanh, khai minh nhiều tôn giáo khác nhau để cứu
độ Chúng Sanh. Ngài đã cho biết và khuyên nhơn loại như sau :
" Muôn kiếp có Ta nắm
chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân
Thiên.
Đạo mầu rưới khắp nơi trần
thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn
biên."
* TNHT/Q1/T.5.
Song, trong buổi Tam Kỳ phổ Độ nầy, Đức Chí Tôn giáng trần qua huyền diệu
cơ bút, tá danh CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT , với ngụ ý gởi gấm vào hồng
danh một LÝ ĐẠO và TÔN CHỈ TAM GIÁO QUI NGUYÊN là :
- CAO ĐÀI là ngôi cao tột, nơi đó THƯỢNG ĐẾ ngự, chỉ phần NHO GIÁO.
- TIÊN ÔNG chỈ phẩm chót của TIÊN GIÁO.
- ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT cũng là phẩm chót của PHẬT GIÁO.
Ngoài ngụ ý Qui Tam Giáo (Nho, Thích, Đạo), Thánh hiệu trên còn bao hàm ý
nghĩa hạ mình để độ đời của Đức Chí Tôn, Đại Từ Phụ hầu gần gủi, thân yêu và
nêu gương khiêm nhượng cho hàng môn đệ trong khi hành Đạo độ đời. Đức Chí Tôn
thường dạy :
" Hạnh khiêm nhượng là hạnh của mỗi đứa, phải noi theo Thầy mới độ rỗi
Thiên Hạ đặng". * TNHT/Q1/T.37.
III. - ĐỨC CHÍ TÔN là ai ?
Theo Thánh Ngôn, ĐỨC THƯỢNG ĐẾ cho biết rõ hơn về Ngài. Đó cũng là nền tảng
triết lý đặc biệt về VŨ TRỤ QUAN của Đạo Cao Đài, xin trích dẩn vài đoạn sau
đây:
" Nguyên từ vô thủy, nghĩa là khi chưa có tạo Thiên lập Địa, cõi Thái
Hư (Không Gian) mờ mờ mịt mịt, chỉ có một NGUYÊN LÝ cùng tột thiên nhiên, tự hữu,
hằng hữu, vô thủy vô chung hay vô cực. Trong KHÍ HƯ VÔ lại có một NGƯƠN THẦN ,
tức là CHƠN LINH của TẠO HÓA."
ĐỨC CHÍ TÔN cho biết rằng :
" Khi chưa có chi trong Càn Khôn Thế Giới, thi KHÍ HƯ VÔ sanh có một
THẦY và ngôi của Thầy là THÁI CỰC . Thầy phân Thái Cực ra LƯỠNG NGHI. Lưỡng
Nghi phân ra TỨ TƯỢNG, Tứ Tượng biến BÁT QUÁI , Bát Quai biến vô cùng, mới lập
ra CÀN KHÔN THẾ GIỚI. Thầy lại phân Tánh Thầy mà sanh ra Vạn Vật là : Vật Chất,
Thảo Mộc, Côn Trùng, Thú Cầm gọi chung là CHÚNG SANH " * TNHT/Q2/62.
" Nếu không có Thầy thì không có chi trong Càn Khôn Thế Giới, mà nếu
không có Hư Vô chi Khí thì không có Thầy ". (TNHT/Q1/T.32).
THẦY lại nói :
" Khai Thiên Địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy, Thầy đã nói một
Chơn Thần Thầy đã biến ra Càn Khôn Thế Giới và Nhơn Loại. Thầy là chư Phật, chư
Phật là Thầy. Các con là chư Phật, chư Phật là các con. Có Thầy mới có các con,
rồi mới có Thần Thánh Tiên Phật".
* TNHT/Q1/T.43
ĐỨC CHÍ TÔN còn cho biết Thầy là ngôi Phật, chủ cả Pháp và Tăng, chín
phương Trời, mười phương Phật, Tam Giáo, Thần Thánh Tiên Phật cũng là Thầy cả :
" Chín Trời mười Phật cũng là Ta,
Truyền Đạo chia ra nhánh
nhóc ba.
Hiệp một chủ quyền tay nắm
giữ,
Thánh Tiên Phật Đ ̣ao vốn
như nhà".
* Thánh Thi Hiệp Tuyển.
Đức Chí Tôn là Thái Cực, là Đại Linh Quang, là Trời, là Thiên Tâm, là Nhất
Điểm Linh Quang của Chí Linh và Vạn Linh, nên Đức Chí Tôn dạy vẽ Thiên Nhãn, là
biểu tượng để thờ Thầy, Đức chí Tôn cho biết :
" Nhãn thị chũ Tâm,
Lưỡng Quang chủ tể,
Quang thị Thần,
Thần thị Thiên,
Thiên giả ngã giã ."
* TNHT/Q1/T.11.
Tóm lại, hôm nay, chúng ta tổ chức Đại Lễ vía Đức Chí Tôn là để tưởng niệm
đến Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế là Ngôi Thái Cực Thánh Hoàng, là Đạo, là Đấng Tạo
Hóa Càn Khôn Vũ Trụ, Đấng chủ tể Thần, Thánh, Tiên, Phật, Nhật Nguyệt, Tinh Thần,
Vạn Vật, Chúng Sanh. Ngài vừa là Cha, vừa là Thầy, vừa là Giáo Chủ Tối Cao của
các vì Giáo Chủ các Tôn Giáo xưa và nay.
Cuối Hạ Ngươn Tam chuyển nầy, Đức Chi Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế đến Khai
Minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để ban ân huệ cho dân tộc Việt Nam và sau đó cho
toàn Nhơn Loại được hưởng ơn Đại Ân Xá hầu tu tiến để thoát khỏi kiếp luân hồi
mà trở về ngôi xưa vị cũ, hội hiệp cùng Ngài nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống,
như nguyện vọng của Đức Chí Tôn đã hứa :
" Đã từng muôn kiếp có tên
Ta,
Ta bởi Đạo Trời mở cửa ra,
Ra để rước người hiền đế ở,
Ở chung một cõi lại chung
nhà".
*
TNHT/Q2/T.91.
"
NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT ".
Xuân Nhắn Nhủ - Bát Kiến Văn (Biết). * Sưu tầm Tam
Quang, Thi quang Vinh.
Kính chúc quý chư HTĐM một năm Tân Sửu an khang hạnh phúc tràn đầy sức khỏe vạn sự như ý.
145. Ngày
10-2-1929 (âl 1-1-Kỷ Tỵ) (TẾT KỶ TỴ)
THẦY
Các con,
Ngày tháng vẫn mỏi mòn, mà đường Ðạo nhắm còn dài đăng
đẳng.
Một
xuân qua là một dặm đường phải bước tới, mà Thầy ngảnh lại bước đường của môn đệ, Thầy vẫn thấy sụt sè chớ chưa thấy
chi có mòi tấn phát.
Dần qua Mẹo lại, Thìn đến Tỵ
về, xuân đổi lại xuân thay, năm kề rồi năm mãn. Ôi! Tấc bóng quang âm nhặt
thúc, mà xem lại tâm hạnh của mỗi con của Thầy thì nét Ðạo vẫn kém hơn, đức chưa thêm được,
tâm chí mòn mỏi lối đường ngay mà nấu
nung về nẻo vạy, e cho nền tảng thiêng liêng đồ sộ phải nghiêng ngửa. Rồi đây,
các con cũng chưa chắc hết tranh cạnh giành xé nhau mà làm cho nền Ðạo phải
chia tan tành.
Ðạo còn chứa tà vạy, người còn say mối lợi danh, thì phương chi cứu chữa bịnh Ðạo cho hết. Thầy cũng lắm đau thương, nhưng cũng chẳng
cải sửa chi đặng. Thầy đã giao trách nhiệm lớn lao cho mỗi đứa đáng tin cậy,
chúng nó chẳng biết điều đình thì phú mặc Tà quái xâm phạm mà thôi.
Ôi! Xuân tàn xuân đến, cái
xuân của người đã sắp lụn hao, mà rồi cái xuân của Trời Ðất nước non cũng chưa chắc là
vô cùng vô tận.
Các con nếu biết đời khổ tâm, biết vày vò tình thế, biết
chịu kém sút trong nẻo lợi đường danh, biết
thiệt mình mà đặng cho kẻ khác, biết đổ
lụy cho kẻ vui cười, biết nhọc nhằn
trong kế sinh nhai, biết giữ tâm chí cho
thanh bạch, đừng nhơ bợn của chẳng nên dùng, biết
động mối thương tâm, thương người hơn kể mình, thì là các con được tắm gội hồn
trong mà về cùng Thầy đó.
Nét nào chưa vẹn, khá biết sửa lần, chớ nên trì huỡn. Ðạo suy đức kém, Tà
quái lừng hơi, các con gắng chung tâm xua trục hết lũ vạy tà thì hiến công lớn
cho Thầy đó. Thầy ban ơn cho các con. Thăng.
* Sưu tầm Tam Quang
Thi quang Vinh
Oregon Mùng 3 tháng Giêng năm Tân
Sửu 2021
Lòng Con
Tin Thác Vào THẦY. * Lê Thị Ngọc Vân.
Hằng năm khi mùa Xuân đến, người tín đồ Cao Đài lại hẹn
nhau vào ngày mùng 8 tháng giêng gặp gỡ
cùng nhau về TÒA THÁNH TÂY NINH, nơi Tổ Đình của Đạo Cao Đài để cùng chầu Lễ ĐỨC CHÍ
TÔN.
Quan trọng là đêm mùng 8tháng giêng,mọi người gát lại công việc đời,dù xa
xôi cũng cố gắng về Tây Ninh dự Đại Lễ.Tà áo trắng ngập tràn nơi sân cột phướn,
với niềm tin vô đối vào Đấng Thiêng Liêng cao cả, người đệ tử Cao Đài tự nhiên
tìm một
chỗ ngồi có thể ra tận ngoài gốc bồ đề vì hai bên sân Đền Thánh không đủ chỗ ngồi
hành lễ.
Tâm thái an nhiên, mọi người chia xẻ nhau tấm bạt để ngồi hoặc trao tay chai dầu
ngăn cảm lạnh ngoài trời dù lạ chưa biết tên thể hiện tình thương đùm bọc như lời THẦY dạy:
" Chẳng quản đồng
tông mới một nhà.
Cùng nhau một Đạo tức một
CHA.."
Đối với người Cao Đài dù hàng đạo hữu đều xem ngày mùng 9 tháng giêng là
ngày lễ trọng đại nhất trong năm " Đại Lễ ĐỨC CHÍ TÔN" hay như
trước đây " Lễ Vía ĐỨC CHÍ TÔN", thường gọi NGÀI là Đức ĐẠI TỪ
PHỤ hay ngắn gọn như mỗi khi NGÀI giáng cơ dạy Đạo là THẦY.Tại sao không chọn
ngày nào trong năm làm ngày VÍA ĐỨC CHÍ TÔN vì có ai biết Đấng Thượng Đế sinh
ngày nào? Câu hỏi này đã theo tiện muội từ ngày còn là một Thiếu niên trong Đại
Đạo Thanh Niên Hội về dự trại tại Rừng Thiên Nhiên Tòa Thánh Tây Ninh trong
ngày Đại Lễ "VÍA ĐỨC CHÍ TÔN". Theo dòng đời nổi trôi, một thời
kỳ đổi khác, câu hỏi vẫn dai dẳng và ngày nay tiện muội xin chia xẻ câu trả lời
theo cảm nhận của tiện muội dù chưa thấu đáo hết mọi lý vô cùng.
Chắc chắn còn nhiều thiếu sót, kính mong Quý Hiền cao nhơn chỉ dạy thêm.
Mùa xuân khí hậu ấm áp chan hòa,vạn vật từ cây cỏ đến thú cầm đều phát triển
như được tiếp thêm nguồn sinh khí của Trời Đất. Với niềm tin tuyệt đối vào Đấng Thượng Đế chủ Càn Khôn vũ
trụ, người tín đồ Cao Đài gọi nguồn sinh khí này là Khí Dương quang của Đức CHÍ
TÔN, là nguồn tăng trưởng vạn vật, là nguồn sống cho chúng sanh. Đấng Thượng Đế vì đức háo sanh, lòng từ bi đại lượng của
NGÀI đã ban phát, trong một lần NGÀI đã dạy "THẦY là CHA của sự sống" hoặc " THẦY thường nói với
các con rằng THẦY là CHA của sự thương yêu, là do bởi thương yêu mới tạo thành
thế giới và sanh dưỡng các con, vậy các con cũng sản xuất bởi sự thương yêu ấy..." ( TNHT q 1).
Mùa xuân được cho là khởi đầu của thời gian trong một năm với khí hậu ấm áp
như tình Cha nuôi dưỡng tiếp sức cho đàn con.
Số 1 là số khởi đầu và số 9 là kết thúc của hàng số lẻ, từ 9 con số này lại
tạo ra hằng hà dãy số đến vô cực theo số học, tiện muội trộm nghĩ từ một khối gọi
là Hư vô chi khí là Thái cực, ngôi của Đấng Thượng Đế, Ngài đã phân tánh ra Lưỡng
nghi (Dương-Âm), từ Lưỡng nghi sanh Tứ tượng và Bát Quái rồi cứ biến thiên vô
cùng tạo thành Càn Khôn vũ trụ. Theo vậy chọn ngày mùng 9 tháng giêng (1) là
ngày ĐẠI LỄ ĐỨC CHÍ TÔN.
Trải qua các Đấng Giáo chủ vâng lịnh Đức CHÍ TÔN xuống trần mượn xác phàm
nhập thế để giáo đạo, giáo hóa nhơn sanh đều có ngày sinh gọi là ngày Đản
sinh.Như Đức Thích Ca Mâu Ni sinh ở Ấn độ có ngày Đản sinh mùng 8 tháng 4. Để
thống nhất toàn thế giới, Giáo hội Phật giáo Thống Nhất đã chọn ngày 15 tháng 4
âm lịch làm ngày Phật Đức Chúa Jesus Christ là ngày 25-12 dương lịch làm ngày
Giáng Sinh.Đức Lão Tử là ngày 15-2 âm lịch (nhị ngoạt thập ngũ phân tánh giáng
sanh). Đức Khổng Tử ngày 27-8 Âl, v.v...
Riêng ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ do chính mình ĐỨC CHÍ TÔN dùng Điển Linh Quang
qua cơ bút huyền diệu mở Đạo giáo hóa quần sanh, không qua xác phàm, nên ngày
Vía ĐỨC CHÍ TÔN theo lời dạy của Đức Lý Đại Tiên Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
lấy ngày mùng 9 tháng giêng làm ngày Lễ Vía. Thường gọi là ngày Đại Lễ ĐỨC CHÍ TÔN
Trong ngày Đại Lễ này, người Cao Đài với một niềm tin tuyệt đối vào Đấng
Thiêng Liêng Cao cả nhất đang ngự trong lòng họ và nguyện sống, hành tàng theo
Thiên ý của Đức CHÍ TÔN như lời nguyện dâng Tam Bửu vào ngày Đại lễ.
Khi hành lễ vào ngày 9 tháng giêng, người đệ tử Cao Đài tự nhắc nhở mình học
và thực hành lời dạy của NGÀI, đem tình thương yêu đến vạn loại, đối nhân xử thế
theo luật Công bình,dùng Nhân,Lễ, Nghĩa, Trí, Tín làm chuẩn thằng trong phép đối
nhân.Và không quên lời dạy của Đức Diêu Trì Kim Mẫu mà người Cao Đài gọi là MẸ
Thiêng Liêng.
" Các con ơi! Như các con đã hiểu mùa xuân là một mùa trong 4 mùa ứng
với lý Đạo là ở vào đạo Kiền, đức của nó là đức nguyên.Nguyên là khởi đầu, là mối
phát xuất sự sinh tồn của muôn loài vạn vật.Vậy thì các con hưởng xuân,vui
xuân, chúc xuân không cứ là mùa xuân ngắn ngủi hạn định như cành mai kia, mà để
nhắc nhở khêu gợi cho các con một tấm lòng xuân trường cửu của đạo lý của đức
nguyên trong 4 đức, của một mùa trong 4 mùa.Mùa xuân là mùa phát sinh sức sống
cho vạn loài, không giới hạn, không đóng khung vào một hoàn cảnh, một thời gian
nào, vì đạo theo đức nguyên là thể hiện được lòng Trời thương yêu dưỡng dục
chan hòa mọi kẻ, mọi nơi, không riêng tư không cá biệt, làm cho thiên hạ nên mọi
người được yên ổn mà không thấy mình là kẻ tạo nhân hay ân nhân của thiên hạ.
Các con là những sứ mạng MẸ đã phó giao từ những xuân rồi.Hãy thể theo mùa
xuân vĩnh cửu của đức nguyên ấy mà hành Đạo độ đời.
Các con xem mình là mùa xuân, là đạo chan hòa khắp cả thế gian mà không còn
thấy có mình nữa"
Để kết bài viết, tiện muội cảm nhận lời THẦY, MẸ qua bài thơ sau:
Mùa xuân đến, mùng 9 tháng giêng
Giờ Tý khởi đầu thật linh thiêng.
Đệ, Huynh, Tỷ, Muội, cùng hiến Lễ.
Lòng thành của mọi kẻ hữu duyên.
Vững chắc niềm tin nơi NGỌC ĐẾ
Khấn nguyện cùng nơi cội bồ đề
CHÍ TÔN chan rưới Hồng Ân khắp
Mở lối quy nguyên kịp đường về.
CHA TRỜI độ dẫn người lương thiện
Theo dấu Từ Bi sửa tánh hiền
Nguồn suối ân tình là Thánh Giáo
Gột rửa phàm tâm bước xuống Thuyền.
Ngày mùng 3 Tết Tân Sửu
(14-2-2021)
* Lê Thị Ngọc Vân
Dạ, tiện muội cảm ơn Quý
Hiền đã đọc, có thiếu sót xin Quý Hiền dạy thêm. Kính nguyện Đức CHÍ TÔN và ĐỨC
PHẬT MẪU hộ trì minh tâm kiến tánh để làm tròn nhiệm vụ của người đệ tử Cao
Đài.
Cầu Nguyện hai Đấng Trọn
Lành ban bố Hồng Ân cho Quý Hiền và toàn sanh chúng trong mùa xuân vĩnh trường.
" NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI
BỒ TÁT MA HA TÁT."