Tập San Ban Thế Đạo. * Số 1 - Ngày 20/2/2021. [6/12]

Hy vọng quý Hiền Tài trong BTĐ đồng góc suy ngẫm PHÁ TRẬN TRU TIÊN.
THI
" Tru Tiên quả thật chớ nên kinh
Cầm gậy xử ma thủ hộ mình
Giáng xuống thần hồn người hóa thú
Đưa lên quỉ xác sắt ra đinh.
Mau mau giác ngộ lo tu niệm
Sớm sớm ăn năn liệu biến hình
Biết phận sẽ còn nguyên vị cũ
Bằng không chớ trách chẳng ai binh."
ĐỨC HỘ PHÁP
Năm Giáp Thìn (1964) có hội Nhơn Sanh, khai mạc ngày 16 tháng giêng vì Hiệp Thiên và Cửu Trùng không thuận ý nên không có chức sắc Hiệp Thiên Đài dự Hội. Cửu Trùng Đài mới thỉnh Bửu ảnh chư vị Thời Quân đã quy Thiên đem lại nhà Hội, đặt lên bàn Hương án, ngụ ý như có Chức Sắc Hiệp Thiên Đài dự chứng.
Kỳ Hội Nhơn Sanh nầy, ông Lễ Sanh Thượng Thời Thanh được bầu làm Chánh Từ hàn. Nhìn thấy nhà Hội có bàn Hương án khói hương nghi ngút (dường như bày binh bố trận) Ông mới cảm tác bài thi sau đây.
TRU TIÊN TRẬN.
"Khán trận " Tru Tiên" thấy hãi kinh
Thánh Thần vào đó cũng ghê mình
Hào quang chớp nhoáng phân tam sắc
Sát khí mịt mờ bố lục đinh.
Chín động Thần Tiên xem héo mặt
Hai nhà xiển triệt lộ chơn hình
Trường tu ví chẳng dày công đức
Nhập bảng Phong Thần khó nổi binh."
Bài thi được phổ biến trong Hội Nhơn Sanh, không ngờ đêm mùng 8 tháng hai Giáp Thìn đàn cơ các Đấng quở trách Chức Sắc hai Đài và hoạ vận bài TRU TIÊN TRẬN nói trên:
" THƯỢNG quyền hiệp sức gắng công lo
PHẨM vị tiên gia rõ mặt trò
Mừng hiệp môn sinh nên gắng chỉ
Thiên văn tín nhiệm quyết tâm dò."

VÂN ĐỘNG đến
Qua nhượng bút.
TIẾP ĐIỂN.
" Tất cả tịnh tâm quỳ nghe.
Bần Đạo thấy chư hiền để tâm thành vì ước vọng muốn học hỏi để thấu tường máy nhiệm.Ôi! Tình trạng chung của nước nhà đang xây trở khó khăn thì nghiệp Đạo đang hồi khó liệu, vì đó mà HỘ PHÁP cùng Quyền GIÁO TÔNG, cả chư Tiên đang hội giải quyết mọi vấn đề Hiệp Thiên và Cửu Trùng,Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh hiệp hòa ý chí mới mong cứu vãn thanh danh của Đạo.Ngặt một nỗi khổ tâm,HỘ PHÁP đã dạy mà chư Chức Sắc lưỡng Đài không chịu thiệt thi Thánh Ý để hòa đồng cho nhơn sanh bớt khổ?
Tại đâu các hiền đồ.
Bạch ......
Điều đó không khó, nhơn sanh đồng ao ước như lời Hiền đồ bạch, nhưng Chức Sắc Cửu Trùng, Hiệp Thiên chưa rõ kẻ phá hoại bên trong mà chưa dám thiệt tâm hành Thánh thể trách nhiệm Thiêng Liêng.
- Bạch ......
- Phải vậy, vì lòng trung thành của Hiền đồ nên Bần Đạo mới tỏ thiệt ít điều để hiền đồ trình lên lời nói của Bần Đạo vì sao Hội Nhơn Sanh không được vậy. Trình độ nhơn sanh đã cao mà Chức Sắc không chịu tiến.
- Bạch ........
- Không! Hiền đồ chỉ nghe mà chưa rõ bí ẩn. Người ta bịt mắt để gạt nhơn sanh biết chưa?.
Hội Nhơn Sanh là Thiên ý, không ai ỷ Thế Đạo qua nhơn sanh đặng. Vì Hội Nhơn Sanh mà không đặng thì một tai hại lớn, chẳng riêng cho Đạo mà cho nước nhà cùng nhơn loại thế giới nữa.
Cũng bởi trong tín đồ Bạch Vân khinh rẻ Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh.
- Bạch.......
Nghe đây:
THI.
" Biết lỗi ăn năn sám hối kinh
TH- Q (1) kiêu ngạo dám khoe mình
Đồ Nho chẳng nhớ câu Trung thứ
Phái Phật không gìn nghĩa sắt đinh
Mượn bút Văn Đàn (2) xưng Thánh thể
Bày trò trận địa lộ tà hình
Nhơn Sanh hội hiệp hòa Thiên Ý
Bảo vệ Chơn truyền dứt lửa binh."
Tất cả tịnh tâm.
Có Thái Công Tướng Phụ đến mượn vận phá "Trận Tru Tiên" của TH-Q đã bày giải, gạt nhơn sanh và Hội Thánh"

* NHÀN ÂM ĐẠO TRƯỞNG.
TÁI CẦU.
Lão đến phá trận, dẹp tà mưu để nâng cao Thánh Thể của CHÍ TÔN.
(1) TH-Q là đạo hiệu của Phối Sư Thái Đến Thanh.
(2) Đạo đức Văn đàn.
THI.
" Tru Tiên đến dẹp niệm Thiên kinh
Trương Hạnh Huỳnh Kỳ phất phủ mình
Đuổi lũ ganh hiền tâm bẩn thỉu
Trừ loài ghét ngõ, dạ cùng đinh.
Bao nhiêu khuyên bảo nên an phận
Nhiều lúc dạy răn chửa trụ hình
Quơ đủ Thần Tiên thừa lịnh Ngọc
Đánh coi ai dám đứng ra binh."
            Có HỘ PHÁP đến.
            TIẾP ĐIỂN.
THI
Tru Tiên quả thật chớ nên kinh
Cầm gậy xử ma thủ hộ mình
Giáng xuống thần hồn người hóa thú
Đưa lên quỉ xác sắt ra đinh.
Mau mau giác ngộ lo tu niệm
Sớm sớm ăn năn liệu biến hình
Biết phận sẽ còn nguyên vị cũ
Bằng không chớ trách chẳng ai binh."
      
Sau đó Hiệp Thiên Đài chịu cho Chức Sắc đến dự, sự bế tắc được khai thông và Hội Nhơn Sanh tiến hành với kết quả tốt.
Hội Nhơn Sanh kết thúc, ông Thời trở về Tộc đạo Long Xuyên.
Một hôm đang ngủ, ông thấy một vị đạo mạo cho một bài thi. Khi  thức dậy đúng 11 giờ đêm, ông lật đật lấy giấy viết ghi lại bài thi, chừng đọc lại mới biết là hoạ vận bài "Tru Tiên Trận"
THI.
" Học Đạo vô vi lão kệ kinh
Sanh đời hỗn độn chẳng riêng mình
Kim đơn một hột phân Mồ kỷ
Hùng kiếm đôi cây trấn Bính Đinh
Thoát tục độ đời từng vạn kiếp
Thành Tiên giáng thế biến thiên hình
Ngao du gặp hội Phong Thần bảng
Phá trận Tru Tiên cứu lửa binh."

- Trích y bút ký của vị Lễ Sanh Thượng Thời Thanh.
            * Sưu Tầm: Dr. Lê Thị Ngọc Vân
CHÚ THÍCH:
1 * Trận Tru Tiên và Vạn Tiên (trong Phong Thần Diễn Nghĩa, nhà xuất bản Văn học, ISBN 107718 ): Thông Thiên giáo chủ là đồ đệ thứ ba của Hồng Quân Lão Tổ cùng với hai vị sư huynh là Thái Thượng Lão Quân và Nguyên Thủy Thiên Tôn. Thông Thiên giáo chủ là giáo chủ của Triệt giáo, tồn tại cùng với Xiển giáo của Nguyên Thủy Thiên Tôn và Lão Tử.

2 * Thông Thiên Giáo chủ cho rằng người hay yêu hay ma vốn không quan trọng khi truy cầu đại đạo, mâu thuẫn với Lão Tử và Nguyên Thủy Thiên Tôn (Xiển Giáo). Trong quá trình truyền Đạo, Giáo chủ Thông Thiên hiềm khích với hai sư huynh nên đã xuống trần lập trận Tru Tiên và Vạn Tiên để cản trở Khương Tử Nha thảo phạt Trụ Vương. Nhờ sự trợ giúp của hai vị Giáo chủ Tây Phương Giáo là Tiếp Dẫn và Chuẩn Đề nên Lão Tử và Nguyên Thủy Thiên Tôn đã phá tan 2 trận này. Trụ Vương là vua của nhà Thương. Thông Thiên Giáo (Triệt giáo) chủ lập Vạn Tiên Trận và Tru Tiên Trận để ngăn cản Xiển Giáo diệt Trụ nhưng bị thất bại.

* * *
NHÂN NGÀY ĐI L VÍA MÙNG 9 THÁNH GIÊNG. * Sưu Tm HT/Lê Văn Năm.
* Thánh Ngôn khuyên chúng sanh tu nim
đ Ngài ban Ân thiên t ngàn xưa cho đến nay :
"Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên,
Đạo mầu rưới khắp nơi rần thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên"
 
*Tình yêu thương của CHÍ TÔN và PHÂT MẪU dành cho chúng sanh là vô bờ bến .
* " THẦY thường nói với các con rằng : THẦY là Cha của Thương Yêu. Do bởi Thương Yêu THẦY mới tạo thành Càn Khôn Thế Giới và sinh dưỡng các con ".
" Ôi !THẦY sanh các con thì phải yêu trọng các con chẳng cùng, mà THẦY cho các con đến Thế giới nầy với một Thánh Thể Thiêng Liêng, y như hình ảnh của THẦY, không ăn mà sống, không mặc mà lành, các con lại không chịu , nghe điều cám dỗ, mê luyến hồng trần, ăn cho phải đọa, dâm cho phải bị đày , nên chịu nạn áo cơm dục quyền cầu lợi. " (TNHT Q.2 trang 63 )
*  ĐỨC CHÍ TÔN luôn lo lắng để làm thế nào cho chúng ta được hưởng phước lành :
" Các con phải biết trong Trời ,Đất , Nhơn sanh là con quý của THẦY , nên THẦY hằng để ý lo lường cho các con biết hôi-ngộ hầu chung hưởng phước lành " ( TNHT 2 trang 29)
* Tình Thương yêu của ĐỨC CHÍ TÔN với nhân loại rất bao la :
" Từ khai Thiên lập Địa . THẦY cũng yêu mến các con mà trải qua bao nhiêu điều khổ hạnh , mấy lần lao lý , mấy lúc vang này nuôi nấng các con hầu lập nèn Đạo , cũng tưởng các con lấy đó soi mình đặng cải tà qui chánh.
Mấy lần vun đắp nền Đạo, THẦY cũng bị các con mà hư giềng Đạo cả .THẦY buồn đó các con.
THẦY ban ơn các con . " ( TNHT Q.1 trang 62 )
*  Tình thương bao la của ĐẤNG CHÚA TỂ CÀN KHÔN THẾ GIỚI . ĐỨC CHÍ TÔN  trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ :
" Ta vì lòng đại-từ đại-bi, vẫn lấy đức háo-sánh mà dựng nên TAM KỲ PHỔ ĐỘ. Tôn chỉ để cứu vớt những kẻ hữu phần vào nơi địa vị cao thượng để khỏi số mạng luân hồi, và nâng đỡ kẻ Thánh Đức bước vào cõi nhàn cao hơn phẩm nghèo khó ở thế gian nầy ...." (TNHT .Q.1 trang 64 )
 
" THẦY vì thương Nhơn loại , muốn cứu hết , thường thâu thập nhiều đứa vô tâm cũng muốn cho chúng ăn năn chừa lỗi , ngõ hầu hưởng phước , mà chúng nó không biết tự hối thì làm sao rổi đặng . Đến buổi chung qui mới thấy Thiên Đàng Địa Ngục thì đã muộn rồi , các con phải xét mình cho lắm nghe " ( TNHT Q 1 trang 60 )

* Theo Thánh Ý của ĐỨC CHÍ TÔN là muốn cho tất Nhơn Loại được siêu thoát .
Điều nầy ĐỨC HỘ PHÁP đã dẫn giải rằng :
" Xưa kia con người đi tìm Đạo , còn hôm nay trái lại Đạo lại đến tìm người
Ôi ! Nếu ta tưởng tượng cái ân hậu vô biên của ĐỨC CHI TÔN đã thi thố, thì chúng ta đã hạnh phúc không có ngôn ngữ nào mà tả đặng"

* Lời thuyết Đạo của ĐỨC HỘ PHÁP ngày 15/8/Nhâm Thìn 1952 )...

 Home   Mục Lục: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11[12]