Đạo-Lý Thuyết-Minh Tư-liệu tu-học Lưu-hành
nội-bộ
TIỂU-DẪN
Đạo-lý thì bao-la,
Đạo-pháp lại cao vô-cực.
Ngay Đức Thích-Ca khi
thuyết Đạo cũng cho đệ tử biết rằng:
“Đạo mà Ta biết
như lá trong rừng, nhưng điều Ta nói ra được, chỉ là nắm lá cầm trong tay”
Ngài cũng lấy tay mà chỉ
mặt trăng rồi nói rằng :
“Kìa là trăng, nhưng tay Ta không phải là trăng, mà
các ngươi hãy theo tay ta chỉ mà tìm thấy trăng”
Câu nầy có ngụ-ý là Lời
nói của Ngài không phải là Đạo, mà hãy nghe theo lời nói của Ngài mà tìm Đạo.
Nói về một Đạo đã khó như
vậy, huống-hồ nói về Cao-Đài-giáo là phải đề cập đến Tam-giáo Ngũ chi, cho rõ
nét thì là một điều thiên nan, vạn nan, khó-khăn gấp nghìn vạn lần. Nên
Chương-Thái-Viêm một Học-giả Trung-hoa đã nói rằng :
“Đề-cập đến Tôn-giáo chẳng khác nào đi vẽ dấu chân
chim bay trên không-trung “. (Thiên trung điểu tích, họa giả giai nan : Dấu
chân chim bay trên, thợ vẽ nào cũng khó làm được).
Vì lý-do nêu trên mà chúng
tôi cố-gắng sưu-tập một loạt bài tóm-lược những điều sơ-yếu về Cao-Đài-giáo để
tín-hửu chúng ta và con em có một khái-niệm về Tôn-giáo mà minh đang phụng-thờ,
và cung-cấp cho những người tìm-hiểu Cao-Đài một số tư-liệu cần-thiếât, vi
không cần phải uống cạn cả giòng suối, mà chỉ nếm một ngụm thôi, cũng đủ
thưởng-thức cái hương-vị ngọt-ngào trong lành của nó.
Nên việc làm nầy với
mục-đích gợi ý, để giúp chúng ta đi sâu vào mối Đạo Trời bằng trực-giác của minh,
những điểm sau đây không thể nào diễn tả được tất cả.
Soạn-giả không giữ
bản-quyền, khuyến-khich mọi sự trích-dịch, in-ấn phổ-biến dưới bất-kỳ hình thức
nào, và kính xin quý Bậc Cao-nhân trong Đạo góp ý sửa-chữa, bổ-túc để tài-liệu
được súc-tích sáng-sủa hơn, hầu xiển-dương giáo-pháp phổ-tế chúng-sanh.
KHÁI-NIỆM
ĐẠI CƯƠNG
Đạo Cao-đài
là một tôn-giáo do Đức Chí-tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế khai-sáng ở
Việt-nam từ năm 1926, còn có danh-xưng là Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, có nghĩa là một nền
Đạo lớn cứu-rổi nhân-loại lần thứ ba. Khi vừa khai mở thì đã phát-triển
nhanh-chóng, đến nay đã có hơn năm triệu tín-đồ, trên khắp thế-giới, là do
Thiên-ý an-bài và Thiên-cơ vận-chuyển, chứ không phải do ý muốn của phàm-tâm,
hoăïc do những việc làm tình-cờ, lộng giả thành chơn, như một vài người đã
lầm-tưởng và xuyên-tạc.
Trong tiểu-luận này chỉ
nêu lên những nét sơ-lượt về Cao-Đài, từ khi khai-phát cho đến nay, tuy qua bao
nhiêu sóng gió vùi-dập hải-hùng, nhưng con thuyền cứu-độ vẫn cập nhiều bến đổ
vinh-quang. Cội Đạo đã có một sức sống hào-hùng, không những đâm rễ sâu vào
lòng đất vữõng-vàng trên Thánh-địa Việt-nam, mà còn đang đâm chồi nẩy lộc tỏa
bóng ra Năm-Châu Bốn-Bể. Sự-kiện nầy, cho chúng ta càng thêm tin-tưởng rằng không
có một sức mạnh, một quyền-lực nào của trần-gian, có thể chống-phá nỗi sức mạnh
của Cội-Nguồn Đạo-Đức siêu-linh.
CÁC TIÊN-KHẢI VỀ CAO-ĐÀI
Sự ra đời của Cao-Đài-giáo
cũng đã được các tiên-khải dự-ngôn bởi nhiều tôn-giáo đã được Thượng-Đế
khai-sáng trước đây:
- Khi Đức Thế-tôn Thích-Ca
sắp viên-tịch đã dự-ngôn rằng :
“ Ta chẳng phải
vị Phật đầu-tiên hay vị Phật cuối cùng, mà sau Ta vào thời-kỳ cuối cùng của
đạo-pháp (mạt-pháp) sẽ có một Đấng lớn hơn Ta xuất-hiện, Đấng Chí-Tháùnh
Đại-giáùc độc-nhất vô-song, cực-kỳ cao-thượng. Đấng Chúa-Tể cả Thần Thánh và
nhân-loại. Đấng đó sẽ phổ-truyền một nền Đạo vinh-diệu lúc sơ-khai, vinh-diệu
lúc thịnh-hành và vinh-diệu cả buổi chung
cuộc.”
Tiên-khải nầy đã được chép
trong Phật-tông nguyên-lý.
Đến khi khai Đạo Cao-Đài
Đức Thích-Ca đã giáng cơ nhắc lại với các môn-đồ Phật-tử như sau :
" Tam-Kỳ Phổ-Độ hoằng-khai, nơI Tây-phương
Cực-lạc và Ngọc-Hư-Cung mật-chiếu đã truyền siêu-rỗi chúng-sanh. Trong Phật-tông
nguyên-lý đã cho biết trước đến buổi hôm nay rồi; tại Tăng-đồ không kiếm
chơn-lý mà hiểu” (TNHT/Q1/19/giòng 24-27)
- Chúa Jésus cũng đã
dự-ngôn trong hai nghìn năm Chúa sẽ tái-lâm, và khuyên con chiên của Ngài hãy
nhận biết những điềm báo trước :
* Chừng đó sẽ có những
điềm trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Các quyền-lực trên trời bị lay
chuyển. Dưới đất muôn dân sẽ lo-lắng hoang-mang trước cảnh biển gào song thét,
hải-hùng đón nhận những tai-ương giáng xuống địa cấu. Bấy giờ thiên-hạ sẽ thấy
con người đầy quyền năng và vinh-quang ngự trong đám mây mà đến.(Lc.281:25-27)
Chúa cũng khuyên mọi
dân-sự của Ngài hãy tỉnh thức, cầu-nguyện và chờø-đón ngày giờ Chúa đến một
cách bất thần:
* Ngày ấy đến một cách bất
thần, như mẻ lưới chụp xuống trên mọi dân cư khắp trên mặt đất (Lc,281:34-36)
* Một cách bất thần như kẻ
trộm ban đêm. Lúc ấy tai-họa sẽ thình-lình ập xuống cho mọi kẻ tội lõõi.
(Tx.5,1-2) .
- Đạo Minh-Sư ở Trung-hoa
khoản nâm 1650 vào cuối nhà Minh đầu Nhà Thanh cũng có câu sấm-truyền có đề-cập
đến Cao-Đài :
“CAO như
Bắc-khuyết nhân chiêm-ngưỡng,
“ ĐÀI tại Nam
phương đạo thống truyền.
Câu nầy đã tiên-báo cho
việc khai-sáng Đạo Cao-Đài ở phương nam Trung-hoa. Bởi các tiên-tri nầy, mà khi
Đạo mới khai, đa-số Chức-sắc và tín-đồ Đạo Minh-sư đã nhậâp-môn vào Cao-Đài.
- Trong Minh Thánh kinh
linh sám (còn gọi là Kinh Ôâng Quan-Thánh Đế-Quân) có câu :
“ Mạng
hữu Cao-Đài minh nguyệt chiếu” (Uy danh của Đức Cao-Đài sáng tỏ như trăng
soi)
- Trong Thanh-tịnh kinh của Lão giáo có
câu tiên-tri :
“ Công viên quả mãn chỉ thọ đơn thơ.
Thiên-mạmg phương khả truyền Đai-Đạo Tam-kỳ Phổ-Độ.”
(Công quả đủ đầy sẽ đươc
thọ lãnh Đơn-thơ.
Người có thiên-mạng khá
nên truyền bá Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ).
- Giáo-sư Tiến-sĩ Sergei
Blagov (Nga) trong tác-phẩm The Caodai: A new Religious Movement (Đạo Cao-Đài:
một tôn-giáo mới) cũng đã sưu-tập các câu đề-cập đến những tiên-khải của
Cao-Đài như :
“ Những đặc-tính Cao-Đài được tìm thấy trong bản tiếng Trung quốc của Hội
Thánh-kinh Anh-quồc và nước ngoài” (The characters
Cao-Đài could be found in the Chinese edition of the British and Foreign
Biblical Society)
SỰ MỞ ĐƯỜNG CHUẨN-BỊ CỦA
ĐỨC CHÍ-TÔN
Trước khi khai-sáng
Cao-Đài-giáo, Thượng-Đếâ đãù chuẩn-bị mở lối đưa đường cho Tôn-chỉ Quy Tam-giáo
Hiệp Ngũ- chi, để cho loài người biết trước. Nên Ngài đã giáng dạy như sau:
“ Thầy chưa giáng cơ lập Đạo tại nước Nam, chớ chư
Thấn, Thánh, Tiên, Phật dùng huyền-diệu nầy mà truyền đạo cùng vạn quốc” (TNHT/Q1/trang
51/Ấn bản Nhâm-tý/1972),
- Vào thế kỷ XV bên
Trung-hoa có Đạo-sĩ Ngô-Chí-Hạc lập ra Phái Tam-Thanh thờ ba Giáo-chủ lớn là
Đức Thích-ca, Lão-Tử và Khổng-Tử.
- Vào năm 1862 tại Iran,
Baha Ulla sáng lập đạo Bahai, chủ-trương tôn-giáo Đại-đồng.
- Vào năm 1875 Bà Blavatsky (Nga) và Đại-tá Olcott (Mỹ) đã
thành-lập Hội Thông-Thiên-học (Theosophy) một cơ-quan quốc-tế nghiên cứu
Tôn-giáo với ba mục-đích:
a)- Gây tình huynh-đễ
đại-đồng giữa nhân-loại không phân-biệt nòi-giống, giai-cấp, tôn-giáo,
tín-ngưỡng và nam nữ.
b)- Khuyến-khích
nghiên-cứu các tôn-giáo, triết-lý và khoa-học.
c)- Nghiên-cứu những
định-luật thiên-nhiên chưa giải được và những quyền-năng ẩn-tàng trong con
người
Tiêu-ngữ của
Thông-Thiên-Học :
“Không tôn-giáo nào qua chân-lý”
Với phương-châm đề cao
tinh-thần quy-nhứt, và coi các tôn-giáo là những đứa con có cùng một nguồn-gốc,
mục-đích tạo một thế-giới đại-đồng huynh-đệ.
- Vào năm 1907 Hội
Thần-linh-học và Thông-linh-học ở Châu
Ââu chủ-trương dung-hòa các giáo-thuyết Á, Âu (Do-Thái-giáo, Ki-tô-giáo,
Hồi-giáo, và Nho-giáo, Lão-giáo, Phật-giáo).
- Khoản năm Canh-thân
(1920) hầu hết các đàn cơ tại các Đạo Minh-sư, Minh-lý, Minh-đường, Minh-tân,
Minh-thiện, tuy là mỗi giáo-phái hoạt-động riêng rẻ không liên-hệ với nhau,
nhưng cũng đồng loạt được các Đấng Thiêng-liêng giáng cơ thông-báo về sự
xuất-hiện của Kỷ-nguyên Cao-Đài.
- Đạo Đại-Bản (Oomoto) một
tôn-giáo khai mở vào năm 1894 tại Nhật-bản. Trong khi Đạo Cao-đài khai mở tại
Việt-nam cuối năm 1926, thì vào năm 1927 cơ-bút của Đạo nầy cũng báo cho tín-đồ
của họ biết rằng ở Việt-nam vừa xuất-hiện một tôn-giáo, mặc áo dài trắng, thờ
một con mắt trái, biểu-hiện của thái-dương-hệ, và dạy họ hãy sang Việt-nam để
liên-lạc tìm-hiểu. Sau đó vào năm 1935 Ông Isao Deguchi lúc này Ông còn là
tín-đồ được phái sang Việt-nam để liên-lạc tìm hiểu về Cao-Đài và ôâng cũng đã
có hội-kiến với Ngài Thái Đầu-sư Nguyễn-Ngoc-Thơ tại Bạch-Vân-am ở Phú-lâm. Tới
năm 1956 Ôâng Isao Deguchi đã trở thành Giáo-chủ của Đạo này, cũng có sang lại
Việt-nam để dự Lễ khánh-thành đền thờ Cao-Đài (Trung-Hưng Bửu-Tòa) ở Đà-nẳng, và
cũng có đến thăm viếng Tòa-Thánh Tây-ninh. Ngoài ra nhiều tín-đồ và chức-sắc
của Đạo nầy có liên-lạc với Cao-Đài-giáo nhiều lần để tìm hiểu Đạo-lý.
- Vào ngày 13 tháng 11 năm
1931 Đức Thánh Cha GODWIN Trưởng lão Tổng Giáo-hội Eùglise Gnostique Đức-quốc,
đã gởi văn-thư cho Hội-Thánh Cao-Đài Tây-ninh, cho biết rằng họ đã quyết-định
chuẩn-bị liên-hợp với Cao-Đài-giáo để
tổ-chức các Giáo-hội Cao-Đài tại các quốc-gia phương Tây.
- Vào khoản năm 1936 và
1937 Hội Thần-bí Triết-học tại Đức có liên-lạc với Hội-Thánh Cao-Đài Tây-ninh
xin cung-cấp cho họ giáo-lý Đạo Cao-Đài để họ nghiên-cứu tìm-hiểu.
Cũng do hai sự-kiện liên-hệ với Đức và Nhựt
hoàn-toàn với lý-do Tôn-giáo nêu trên, mà chính-quyền thực-dân Pháp lúc bây giờ
nghi-ngờ là liên-hệ với họ vì mưu-đồ chính-trị, cho đến ngày nay cũng còn những
cây-bút vin vào sự-kiện đó mà vu-khống cho Cao-Đài là thân với phe phát-xít Đức
Nhật.
Các sự-kiện tiền-khải dự-báo chuẩn-bị
cho sự xuất-hiện của Đạo Cao-Đài nêu trên rất là nhiều, để tài-liệu được
cân-đối, chúng tôi chỉ nêu lên một số sự-kiện tiêu-biểu, chứng-minh rằng sự
xuất-hiện của Cao-Đài là do Thiên-ý, chứ không phải do sự bày đặt đùa dởn với
Thần Thánh của những kẻ có phàm-tâm tục-tánh.
NGUYÊN-NHÂN
KHAI-SÁNG CAO-ĐÀI-GIÁO
Khi khai-đạo
Đức Chí-tôn đã cho biết nguyên-nhân rằng:
" Vốn từ trước
Thầy lập ra Ngũ-chi Đại-đạo là Nhơn-Đạo, Thần-Đạo, Thánh-Đạo, Tiên-Đạo,
Phật-Đạo. Tùy theo phong-hóa của nhân-loại mà gầy chánh-giáo, là vì khi trước
Càn vô đác khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn-loại duy có hành đạo nội tư phương
mình mà thôi.
Còn nay thì nhân-loại đã hiệp-đồng, Càn Khôn dĩ tận
thức, thì lại bị phần nhiều Đạo ấy mà, nhơn-loại nghịch lẫn nhau; nên Thầy mới
nhứt-định quy-nguyên phục nhứt. (TNHT/QI/trang 16/giòng 5-16)
Như vậy Đức Chí-Tôn cho
biết, trước đây nhơn-loại chưa tiếp-xúc rộng-rãi, mà chỉ liên-hệ trong một
địa-phương nhỏ hẹp quanh mình, nên các Đấng Giáo-chủ tùy theo trình-độ của
dân-trí và những tội-lỗi phổ-biến, những tà-thuyết sai lầm của mỗi vùng, mỗi
thời-kỳ mà gầy chánh-giáo, để họ dễ bề thu nạp, cốt để giáo-hóa nhơn-sanh trong
địa-phương của thời kỳ đó, biết điều-chỉnh những sai-trái lỗi-lầm phổ-biến
trong phạm-vi của mỗi vùng mà thôi. Chứ các Đấng Giáo-chủ không bao giờ đề-cập
hay phản-kháng đến các tôn-giáo đang khai-sáng ở một phương trời khác, mà
dân-chúng vùng đó chưa hề biết đền. Chắc-chắn rằng Chúa Jésus chưa bao giờ nói Phật-giáo là ngoại đạo, hoặc
Đức Phật cho Thiên-chúa-giáo là tà-giáo, và Giáo-chủ Mohammed không bao giờ dạy
giáo-đồ của Ngài xem các tượng Phật là hình tượng phi Hồi-giáo cần phải triệt
hạ bao giờ. Phải chăng Chúa và Phật chỉ ngăn cấm những tà thuyết mê hoặc chúng
sanh đang lưu-hành trong vùng, ngay khi còn sanh-tiền của Chúa hoặc Phật mà thôi.
Ngày nay nhơn-loại đã
tiếp-xúc rộng-rãi với nhau, nên các Tôn-giáo cũng truyền-bá đồng-loạt ra khắp
thế-giới, nên do những bất-đồøng trong giáo-lý, giáo-luật, nên một số tín-đồ
cực-đoan, đã dựa vào lời dạy của các Đấng Giáo-chủ, ứng dụng trong một vùng đất
hạn-hẹp cổ xưa, suy diễn ra mà chống-đối lẫn nhau, có khi rất là tàn-khốc. Tỷ
như hai chữ “Quốc Đạo” là ước mơ của các Đấng Giáo-chủ muốn cho chúng-sanh
trong phạm-vi đất nước của Ngài, tuân theo giáo-ly,ù giáo-luật của Ngài, để xa
lánh mọi tội lỗi đang lưu-hành quanh vùng, trong thời-điểm của Ngàiù mà thôi.
Nhưng ngày nay nhiều tín-đồ cực đoan của một số tôn-giáo lại muốn cho tôn giáo
của minh chiếm vị thế độc tôn trong một đất nước có nhiều tín-ngưỡng khác
nhau, do đó mà gây ra sự đối nghịch
trầm-trọng.
Nên lần khai Đạo nầy Đức
Chí-Tôn không mở một tôn-giáo mới, không
có một giáo-lý khác lạ,ï hay xoá bỏ những Tôn-giáo đã phổ-truyền trước đây, mà
tái-lập một sự Cứu-rỗi cho toàn nhân-loại lần thứ ba, tôn-chỉ là Tam-giáo
quy-nguyên, Ngũ-chi phục-nhứt, với mục-tiêu đưa nhân-loại đến hòa-bình, dân-chủ
và tự-do, xây-dựng một Thiên-Đạo Giải-thoát, một Thế-Đạo Đại-đồng, để
vô-hiệu-hoá những sự thù nghịch giữa các tôn-giáo với nhau, hầu cho con cái của
Ngài dưới thế-gian biết nhìn nhau là anh em cùng chung một Đấng Cha Lành, để
cùng chung sống trong một sự hòa-bình vĩnh-cửu.
ĐỨC CHÍ-TÔN
TRỰC-TIẾP LÃNH-ĐẠO HỘI-THÁNH
Đối với các
Tôn-giáo đã xuất-hiện trước đây, đều theo thông-lệ là do một Vị Giáo-chủ
giáng-trần lập nên. Tùy theo dân-trí của mỗi địa-phương, mỗi thời-đại mà truyền
Đạo, dân-chúng nơi đó nương theo giáo-lý
của Vì Giáo-chủ lập ra mà tu-hành. Như
thế là Đạo từ các Giáo-chủ hửu-hình truyến-bá, người đời theo đó mà tìm về với
Đạo. Còn đối với Cao-Đài-giáo lại do Thượng-Đếâ giáng-linh dùng cơ-bút
thâu-nhận đệ-tử để truyền-bá Đạo Trời
xuống thế-gian, tức là Đạo từ vô-vi mà phổ-truyền vào nhân-thế, tức là Đạo tìm
đến với người đời. Đức Chí-Tôn lại trực-tiếp lãnh-đạo Hội-Thánh.
Nguyên-nhân điều nầy Đức
Chí-Tôn đã dạy rằng:
" Trước Thầy giao Chánh-giáo cho tay phám, càng
ngày lại càng xa Thánh-giáo mà làm ra Phàm-giáo. Thầy lấy làm đau đớn , hằng
thấy gần trót mười ngàn năm, nhân-loại phải sa vào nơi tội lỗi , mạt kiếp chốn
A-tỳ.
Thầy nhứt-định chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng
chịu giao Chán-giáo cho tay phàm nữa. (TNHT/Q.1/tr.18)
Theo Thánh-giáo trích dẫn
trên đây cho chúng ta thấy rằng :
- Các Tôn-giáo trước kia
do các Vì Giáo-chủ mang xác-phàm nắm trọn phần hồn và phần xác con người, ngày
nay Thánh-ý Đức Chí-Tôn không giao chánh-giáo cho tay phàm, để cho mối Đạo dù
có lâu ngày cũng khỏi trở nên phàm-giáo, và không để con-cái Chí-Tôn khỏi bị sa
vào vòng áp-chế của những nhà lãnh-đạo cực-đoan, khi sự cứu-rỗi của tôn-giáo đó
không còn hợp với trình-độ tiến-hoá của nhân-loại. Tỷ như cựu-luật của một số
tôn-giáo vẫn còn duy-trì sự phân-biệt giai-cấp, kỳ-thị tín-ngưỡng, trọng nam
khinh nữ, tức là phần đông con cái Đức Chí-Tôn đã bị sa vào vòng áp-bức bấc
công.Vì thế ngày nay Thượng-Đế lại cho phép Cao-Đài-giáo để nhơn-sanh tự lập
Tân-luật cho phù-hợp với trình-độ tiến-hóa của loài người, hầu bảo-đảm được
quyền bình-đẳng, tự-do, dân-chủ của chúng-sanh, thực-hiện lý-tưởng huynh-đệ
đại-đồng. Trong Tam-Kỳ Phổ-Độ Thượng-Đế còn ban cho loài người có quyền sửa đổi
Luật-lệ để phù-hợp với từng giai-đoạn tiến-hoá của mình, đây cũng là một điều
mang tính Thiên-khải mới-mẻ trong sự tương-quan giữa Thượng-Đế và Con người của
Cao-Đài-giáo.
- Đức Chí-Tôn muốn cho con
cái của Ngài dùng cơ-bút học hỏi trực-tiếp đạo-mầu bằng chính sinh-ngữ của
thời-đại minh, để cho dù lâu đời chánh-giáo cũng không bị sai-lạc chân-truyềnù.
Vì Đức Chí-Tôn đã tiên-lương rằng Cao-Đài-giáo sẽ lưu-truyền đến thất ức niên
(700.000 năm). Trong hiện-tại chúng ta thấy chỉ mới trong vòng ba bốn nghìn
năm, mà kinh-điển các tôn-giáo viết bằng ngôn-ngữ từ thời-đại các Vì Giáo-chủ,
đến nay đã trở thành cổ-ngữ, ngay người Trung-quốc ngày nay mà đọc Kinh Dịch
của Nho-giáo hoặc Đạo-Đức-kinh của Lão-giáo họ không hiểu gì cả. Cũng như
thế-hệ ngày nay mà đọc Kinh Thánh bằng tiếng Hébrews nào có ai hiểu. Còn việc dịch và giải-nghĩa kinh sách của
người đời sau thì mỗi dịch-giả tùy theo khuynh-hướng và định-kiến của họ mà
diễn-giải, có khi đi xa lời dạy của các Giáo-chủ, vì đó mà chánh-giáo lâu đời
sẽ bị sai lạc chơn-truyền.
- Còn một nguyên-nhân
chính-yếu là Đức Chí-Tôn, chỉ dùng cơ-bút để quy-tụ lương-sanh thành-lập
Hội-Thánh, tượng-trưng cho Thánh-thể của Ngài hầu cứu vớt quần-sanh, là để
tránh sự giáng-trần trong buổi Tam-kỳ Phổ-Độ. Vì ngày nay sự liên-hệ giữa bốn
biển xem như láng-giềng, thế-giới chỉ là một làng mạc nhỏ bé, nhưng con người
vẫn còn phân-biệt chủng-tộc, kỳ-thị tôn-giáo. Do đó nếu chọn một vị Giáo-chủ
thuộc sắc dân nầy, thì sắc dân khác không tùng-phục. Ngay đến biểu-tượng
thờ-phụng Thượng-Đế, Ngài cũng dạy thờ Thiên-nhãn (con mắt) tượng-trưng cho
thần-minh tức là thờ Ngài, vì không thể có một con người thuộc một sắc dân nào
có thể tượng-trưng đầy-đủ được hình-ảnh của Thượng-Đế, mà Thánh-thể của Ngài là
toàn cả Vũ-trụ và vạn-hửu chúng-sanh, nếu thờ Ngài bằng hình-tượng một con
người, thì không đủ sức thuyết-phục, để cho mọi sắc dân chiêm-ngưỡng. Do đó
việc thờ Thượng-Đế bằng Thiên-nhãn ngoài ý nghĩa cao-siêu mà con người chưa thể
hiểu được, cũng còn mang tính-chất tâm-lý tránh kỳ-thị sắc-tộâc nầy.
Cho nên thời-kỳ mở đạo
này, Đức Chí-Tôn chiêu-tập lương-sanh của các dân-tộc, lập thành Hội-Thánh,
cùng chúng-sanh của các sắc dân để làm Thánh-thể của Ngài, Hội-Thánh là đầu
nảo, chúng-sanh là tay chân máu thịt, để sự giáo-truyền không bị ngăn-ngại, và
cũng đúng với tiên-tri của Chúa Jésus rằng:
“Bấy giờ thiên-hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền-năng và
vinh-quang, ngự trong đám mây mà đến” (Lc.291:25-27).
GIAI-ĐOẠN TIỀN KHAI ĐẠO
CAO-ĐÀI
Trong quá-trình chuẩn-bị
khai Đạo, vào thời-kỳ tiềm-ẩn Thượng-Đế giáng-linh thâu-nhận những môn-đồ đầu
tiên, chúng ta có thể chia ra làm hai giai-đoạn phân-biệt như sau:
1)- Thượng-Đế xưng là
Cao-Đài Tiên-Ôâng Đại Bồ-tát Ma-ha-tát thâu nhận Quan-phủ Ngô-Văn-Chiêu làm
môn-đồ đầu tiên .
- Ngài Ngô-Văn-Chiêu cầu
cơ thỉnh Tiên :
Cầu cơ là một phương-tiện
giao-tiếp với cỏi siêu-linh sẵn có tại phương đông từ lâu đời. Vào năm 1902 Ngài Ngô-Văn-Chiêu đang làm việc
tại Sài-gòn, có đến đàn cầu cơ tại Thủ-dầu-một để thỉnh Tiên cầu thọ cho
thân-mẫu và hỏi về tương-lai, thì Tiên-ông giáng cho Ngài một bài kệ khuyên
Ngài lo tu-hành ngày sau sẽ đắc đạo. Đến năm 1917 Ngài thi đổ ngạch Tri-huyện,
nhằm lúc thân-mẫu Ngài lâm trọng bệnh, nên Ngài đến đàn cơ Hiệp-minh ở Cái-khế,
Cần-thơ đặng cầu xin thuốc, mẫu-thân Ngài mạnh giỏi được vài năm, sau đó đau
trở lại, Ngài có tới lại đàn cơ Hiệp-minh, lần nào Ngài cũng được Tiên-ông
giáng cho thi-phú dạy đạo và khuyên Ngài lo tu-hành. Cuối năm 1919 thân-mẫu Ngài ly-trần, vào ngày 1-3-1920 Ngài
được lịnh bổ đến Hà-tiên, khi đến nơi nầy Ngài thường lên núi Thạch-động cầu
Tiên, thì có vị Tiên-cô Ngô-Kim-Liên giáng cho mấy bài thơ, khuyên Ngài ráng lo
tu-hành.
- Ngài Ngô-Văn-Chiêu đổi
đến đảo Phú quốc và ngộ Đạo tại đây:
Ngày 26-10-1920 Ngài
Ngô-Văn-Chiêu đổi đến đảo Phú-quốc. Tại đây Ngài cũng tiếp-tục cầu cơ thỉnh
Tiên, có một vị Tiên-ông giáng cơ không chịu xưng tên, dạy Ngài chịu làm đệ-tử
thì Tiên-ông sẽ dạy Đao cho và khuyên Ngài ngưng tụng Minh-Thánh kinh, và dạy
Ngài ăn chay mỗi tháng mười ngày, nhưng Ngài còn đang do-dự chưa quyết-đoán, vì
nghĩ rằng đương làm quan, thực hiện thập trai rất khó khăn, nhưng nếu đắc đạo
thì cũng cố-gắng được, còn nếu không gặp đạo mà còn phải sinh tử luân hồi, thì
thà ăn chay hai ngày mỗi tháng mà làm phải làm lành vẫn hơn.
Trong tâm Ngài suy nghĩ
như vậy, định bạch lại với Tiên-ông, thì trong một đàn cơ kế đó, Tiên-ông
giáng, Ngài chưa kịp hỏi điều gì thì Tiên-ông hạ lịnh : “ Chiêu tam niên trường
trai”. Ngài lấy làm bối-rối, vì nghĩ rằng chưa chịu ăn mười ngày, mà nay Tiên
ông lại bảo ăn chay trường ba năm, Ngài mới bạch rằng :
”Tiên-ông đã dạy thì đệ tử phải vâng, song xin
Tiên-ông phò-trì, và nếu đệ-tử vâng lời thì Tiên-ông phải cho thấy chứng quả gì
mới được”
Từ ngày 8-2-1921 trở điù
Ngài thực-hiện trường-trai, Tiên-ông đã giáng cơ truyền phép tu-luyện, và
khuyên Ngài giữ bí-truyền cho đến ngày đạo khai, ngày đó thì Tiên ông sẽ dạy.
Từ đó Tiên-ông cũng đã hiện ra cảnh Bồng-lai ở chân trời biển đông như Ngài ước
nguyện, cho Ngài thấy để thêm lòng tin-tưởng học đạo. Sau đó Tiên-ông cũng hiện
ra hình Thiên-nhãn và dạy Ngài làm biểu-tượng thờ-phượng, Tiên-ông xưng là “Cao-Đài Tiên-ông Đại Bồ-tát Ma-ha-tát”
và dạy Ngài Ngô-văn-Chiêu gọi Tiên-ông bằng Thầy.
Từ năm 1921 trở đi Ngài tu
theo phương-pháp bí-truyền, chỉ có mình Ngài biết. Sau đó vào này 30-07-1924
Ngài đổi về Sài-gòn cũng vẫn tiếp tục tu-luyện, đến gần cuối năm Ất-sửu (1925)
Đức Cao-Đài mới dạy Ngài đem mối Đạo truyền ra, nên Ngài đã độ được bốn ông :
Quan-phủ Vương-Quan-Kỳ,ông phán Nguyễn-Văn-Hoài, ông phán Võ-Văn-Sang, ông
đốc-học Đoàn-Văn-Bản. Sau đó các ông này cũng có độ thêm một số đệ-tử nữa cùng
tu-luyện với Ngài, nhưng những hoạt-động giai-đoạn nầy còn trong phạm-vi một
nhóm tu-chơn tịnh-luyện, chứ chưa phát-triển thành một Tôn-giáo.
2)- Thượng-Đế xưng là
Ngọc-Hoàng Thượng-Đế viết Cao-Đài Giáo Đạo Nam phương, thâu nhận các Ông
Cao-Quỳnh-Cư, Phạm-Công-Tắc, Cao-hoài-Sang làm đệ-tử.
- Xây bàn theo Thông-linh-học
Tây-phương.
Vào khoản năm 1924-1925
tạïi Sài-gòn có phong-trào xây bàn theo Thông-linh-học của Tây-phương, đây cũng
là một cách giao-tiếp với cỏi vô-hinh, phong-trào nầy đang phát-triển lan-tràn
rộng rãi khắp nơi, được đa số trí-thức người Việt-nam thuộc thành-phần Tây-học,
làm công-chức cho Pháp tham-gia. Trong số nầy có các Ngài Cao-Quỳnh-Cư,
Phạm-Công-Tắc, Cao-Hoài-Sang thường họp nhau xây bàn thỉnh các vong-linh quá-cố
về xướng họa thi-thơ, và tìm hiểu về thế-giới vô-hình, cùng hỏi về tương-lai vận-mạng
của mình và của dân-tộc. Trong khi tiếp-xúc cũng được các vong-linh xướng-họa
những vần thơ tuyệt-tác, cũng như cho những tiên-tri, sau đó họ thấy được
ứng-nghiệm, những thân-nhân đã ly-trần về cho biết những điềâøu riêng tư khi
còn sinh-tiền, làm cho những vị nầy càng thêm tin tưởng...Một hôm có một
chơn-linh giáng cơ xưng là Đoàn-Ngọc-Quế gặp-gở xướng-họa và kết-nghĩa làm bạn
thi-văn cùng tâm-sự với các Vị nêu trên, về sau mới được biết đó là chơn-linh
Thất-nương (Bà Tiên thứ bảy của
Diêu-Trì-Cung) nên Bà được xem như là người khêu ngọn đuốc đầu tiên của
Cao-Đài-giáo, nên trong Kinh xưng-tung công-đức có câu:
“ Thất-Nương khêu đuốc Đạo đầu,
Nhờ Người gợi ánh nhiệm-mầu huyền-vi.
Từ đó về sau được các vị
Tiên-Nương ở Diêu-Trì-Cung thường xuyên giáng-cơ dạy Đạo và xướng-họa thi-thơ
rất là hứng-thú, một hôm có một chơn-linh giáng đàn với một điển-lực mạnh-mẽ
khác thường, nhưng không chịu xưng danh thực mà chỉ xưng là A ĂÂ tiếp-xúc với
các Ngài.
- Thiết lễ Hội-yến
Diêu-trì :
Vào khoản trung-thu Ất-sửu
(1925) Các Đấng dạy ba Vị soạn một yến-tiệc đãi các Đấng thiêng-liêng, bằng
cách một lập bàn thờ đủ lễ phẩm trang-nghiêm để cung thỉnh Phật-mẫu, dưới cóø
một bàn lớn với chín chiếc ghế, đầy đủ hoa quả phẩm-vật tiếp chín Vị Tiên
nương, Trong ngày trung-thu đó các Ngài đã chuẩn bị chu-tất, đến giờ Tý đêm rằm
15 tháng 08 Ất-sửu (1-9-1925) các Ngài đem ngọc-cơ ra cầu trước bàn thờ
quả-nhiên có Phật-mẫu và Cửu Vị Tiên-nương cùng Thần Tiên giáng dự Hội-yến. Ba
Ngài Cao-Quỳnh-Cư, Phạm-Công-Tắc và Cao-Hoài-Sang chỉ ngồi bên cạnh chín chiếc
ghế, để dự tiệc và hòa đàn hiến lễ. Như vậy trong yến-tiệc nầy phần vô-vi có
Phật-Mẫu cùng Cửu vị Tiên nương phần hửu-hình có ba Ngài. Khi yến-tiệc xong, ba
Vị tái cầu thì được các Đấng cho biết trong khi hội-yến có nhiều thần, tiên và
cả Ông AĂÂ tham-dự, và Ông cho biết : “Ta ở đây từ lúc ban sơ “. Ngày nay hằng năm điễn lễ nầy cũng được
Hội-Thánh Cao-Đài tổ-chức lại để kỷ-niệm, với một quy-mô trang-trọng hơn, tại
Đền thờ Phật-mẫu ở Thánh-địa Tây-ninh có vô-số tín-đồ các nơi về tham-dự.
- Tổ-chức lễ Vọng Thiên
cầu Đạo :
Đến ngày 30 tháng 10 năm
Aát-sửu (15/12/1925) Đấng AĂÂ đó dạy chư Vị là vào ngày 1 tháng 11 này
(16-12-1925) phải vọng Thiên cầu Đạo, lại dạy ba Vị tắm gội tinh-khiết đêm đó
ra giữa sân quỳ giữa trời cầm mỗi người ba cây nhan mà vái rằng:
“Ba tôi Cao-Quỳnh-Cư, Phạm-Công-Tắc, Cao-Hoài-Sang
vọng bái Cao-Đài Thượng-Đế ban ơn đủ phước lành cho ba tôi cải tà quy chánh”
Đương-nhiên lúc nầy các Vị
mù-tịt chưa biết Cao-Đài là gì. Mãi đến đêm Noel năm 1925, Ôâng A Ă Â mới cho
biết chính Ngài là Đức Chí-Tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế. Ngài đến để lập Đạo
Cao-Đài. Ngài xưng danh đầy đủ là: “Ngọc-Hoàng
Thượng-Đế viết Cao-Đài Giáo Đạo Nam Phương”
Đến bây giờ các Ngài mới
biết chơn-linh AĂÂ trước đây là Thượng-Đế. Vì trước đây Thượng-Đế phải ẩn danh,
xưng là A Ă Â, hạ minh làm một chơn-linh
tầm-thường để dễ bề cảm-hóa đệ-tử, nếu tiết-lộ sớm e rằng các đệ-tử sợ-hải
không dám tiếp-xúc học hỏi.
Từ đó Đức Chí-Tôn thường
giáng cơ dạy đạo, thâu nhận đệ-tử, chính Ngài Lê-Văn-Trung cũng được Đức
Chí-Tôn dạy hai Ngài Phạm-Công-Tắc và Cao-Quỳnh-Cư đem ngọc-cơ đến tận nhà để
Đức Chí-Tôn giáng cơ thâu nhận Ngài Lê-Văn-Trung làm đệ-tử. Đức Chí-Tôn cũng
dạy nhóm này dùng biểu-tượng Thiên-nhãn để thờ phụng Ngài.
3) Đức Chí-Tôn kết-hợp hai
nhóm Cao-Đài làm một.
Khoản tháng 01-1926 Đức
Chí-Tôn dạy quý Ngài Trung, Cư, Tắc, Sang liên-lạc với nhóm Cao-Đài của
Quan-phủ Ngô-Văn-Chiêu để tìm hiểu thêm chi-tiềt nghi-thức thờ-tự và kết-hợp
với nhau để truyền-giáo. Giai-đoạn nầy Thượng-Đế đã thâu nhận được mười hai
môn-đồ đầu-tiên. Thượng-Đế còn dạy Ngài Ngô-Văn-Chiêu làm Anh Cả, như vậy là
Ngài Ngô-Văn-Chiêu là trưởng nhóm môn-đồ của Đức Chí-Tôn, chứ chưa phải là
Giáo-tông chánh-vị, vì Cao-Đài lúc này chưa hình- thành một Tôn-giáo.
Vào đêm Lễ Vía Đức Chí-Tôn lần đầu tiên 09/ 01
Bính-dần (21-02-1926) thiết Lễ tại nhà Ngài Vương-Quang-Kỳ số 80 đường
Lagrandière Sài-gòn.
Đức Chí-Tôn đã giáng-cơ
cho bốn câu thơ sau đây :
"Bửu tòa thơ-thới trổ thêm hoa,
Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà.
Chung hiệp rán vun nền đạo-đức,
Bền lòng son sắt đến cùng Ta."
Sau đó Ngài Ngô-văn-Chiêu bạch với Đức Chí-Tôn xin một vần thơ điểm danh chung
cho những người đang có mặt, Đức Chí-tôn liền ban cho bài thi gồm đủ tên các Vị
có mặt hôm đó như sau:
"CHIÊU
KỲ TRUNG độ dẫn HOÀI sanh,
BẢN
đạo khai SANG QÚI GIẢNG thành,
HẬU
ĐỨC TẮC CƯ thiên địa cảnh,
HUỜN
MINH MÂN đáo thủ đài danh".
Mười hai chữ lớn trong ba câu trên là tên của mười
hai môn-đồ đầu tiên của Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế, còn ba chữ đứng câu chót là tên ba vị hầu đàn.
Ba người nầy là bạn của Ngài Vương-Quang-Kỳ.
Giai-đoạn chuẩn-bị nầy kéo
dài trên năm năm, đây là thời-gian Thượng-Đế huấn-luyện đông-tử, dùng cơ bút
qua trung-gian của Đồng-tử để thâu-nhận và giáo-hóa môn-đồ làm nòng-cốt cho nền
Đạo xuất-hiện.
Vì lý-do có hai giai-đoạn
thâu-nhận đệ-tử trong thời-kỳ tiềm-ẩn
nêu trên, mà tôn-giáo nầy mới có hai danh-xưng Cao-Đài, hoặc là Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ.
CÁC ÂN-SŨNG CỦA THƯỢNG-ĐẾ
BAN CHO CÁC MÔN-ĐỒ TRONG
THỜI-KỲ TIỀM-ẨN.
Giai-đoạn nầy tùy theo
căn-cơ và phận-mạng của từng người mà Thượng-Đế ban cho những đặêc-ân khác nhau
để họ nhận biết và tin-tưởng nơi Ngài. Đức Chí-Tôn đã dành cho mỗõi môn-đồ một
ân-sủng đặc-biệt như :
- Đối với người trí-thức
thì được trực-tiếp thảo-luận với Tiên Ôâng, học thêm nhiều giáo-huấn chân-thành,
kể chuyện quá khứ không sai, bàn chuyện hiện-tại chính-xác, cho những tiên-tri
tương-lai gần xa ứng-nghiệm, gây nên bầu không-khí huyền-vi, gợi thêm ở họ một
niềm-tin sắt đá vào hiện-tượng siêu-linh.
- Những tao-nhân
mặc-khách, tài-tử văn-nhân, ưa thi-thơ thì được trực-tiếp xướng-họa với các
vong-linh, được quý Tiên cô, Tiên ông kết làm bầu-bạn xướng-họa những vần thơ
tụyệt-tác, tạo thành mối duyên thơ kỳ-ngộ.
- Ngay những viên-chức
sen-đầm, lính-kín do nhà cầm-quyền Pháp cho xâm-nhập các đàn-cơ để dò-la
tin-tức, nắm tình-hình, cũng đã được Ơn Trên điểm tên, rồi họ cũng hết dám
theo-dỏi mà lại trở thành những môn-đồ ngoan Đạo.
- Còn đối với giới
bình-dân thì người hỏi gia-đạo được toại lòng, kẻ cầu thuốc thang, được khỏi
bịnh, các chứng nan-y được chửa lành,
làm cho kẻ mù được sáng , người liệt được đi lại. . .
- Thậm chí cơ-bút còn gọi
tên từng người xa lạ lẫn trong đám đôngï, hoặc trả lời thỏa-mãn cho những kẻ
hiếu-kỳ, hồ-nghi muốn thử-thách thiệt hư, chơn giả.
Sự-kiện nầy gây thêm niềm
tin rào-rạt nơi mọi người, có một số sự-kiện trong nhiều trường-hợp đặc-biệt
như sau :
- Trường-hợp Quan-phủ
Ngô-Văn-Chiêu Thương-Đế đã giáng-cơ cho thuốc chửa lành bệnh thân-mẫu của Ôâng
và hiện ra Thiên-nhãn và cảnh Bồng-lai cho Ông thấy.
- Trường-hợp Ngài Lê-Văn-Trung
đang làm quan-chức cao-cấp, thế mà Thương-Đế dạy hai Ngài Cao-Quỳnh-Cư và
Phạm-Công-Tắc đem ngọc-cơ đến nhà để Thượng-Đế giáng chỉ dạy, đây là một việc
làm khá khó-khăn đối với hai Ngài, vì Ngài Lê-Văn-Trung là một Nghị-viên của
Hội-đồng Thượng-viện là một quan-chức cao-cấp rất quyền-thế, mà hai Ngài
Cao-Quỳnh-Cư và Phạm-Công-Tắc lại chưa từng quen biết bao-giờ, thế mà do đức
tin mạnh-mẽ nên hai Ngài tuân-hành, khi đến nơi cũng được Ngàiø Lê-Văn-Trung
ân-cần đón-tiếp và sùng-kính Đức Cao-Đài ngay tức khắc, đồng-thời Thượng-Đề
cũng ban cho Ngài Lê-Văn-Trung ân-sủng chửa lành được đôi mắt bị bệnh lòa từ
lâu, tuy đã chạy chửa nhiều Thầy thuốc nhưng không khỏi.
- Trưòng-hợp Ngài
Trần-Duy-Nghĩa, Thượng-Đế dạy Ngàiø Phạm-Công-Tắc đi tìm, và chỉ cho biết là ở
tỉnh Gò-công mà thôi, trong lúc Ngài chưa đến tỉnh nầy bao-giờ và cũng chưa
quen biết với ai ở đây, nhưng vì đức tin mà vâng lịnh ra đi, quả-nhiên đến
Gò-công hỏi thăm đến ngay nhà, thấy một người đứng trước thềm và nói : ”Tôi là
Trần-Duy-Nghĩa đây”. Sau đó thì Ngài Trần-Duy-Nghĩa đã trọn hiến-thân hành Đạo.
- Cũng như Thượng-Đế đã
dùng cơ-bút để hướng-dẫn hai nhóm môn-đồ đầu-tiên chưa hề quen biết nhau, đã
gặp-gở hợp-tác với nhau chung lo mở Đạo.
Nhờ sự huyền-linh như vậy,
mà nền Đạo loan-truyền ra rất nhanh, và phát-triển mau lẹ, chứ không phải như
một số người cho rằng Cao-đài là một tôn-giáo được thiết-lập do sự tình-cờ, từ
các trò chơi giải-trí xây-bàn cầu cơ mà có.
Có người cho rằng tại sao
ngày nay Thượng-Đế không còn làm phép lạ nữa, việc nầy cũng dễ hiểu, là khi
nhân-loại còn ấu-trỉ thì Thượng-Đế và các Đấng Thiêng-liêng xuất-hiện để đặt
một nền móng căn-bản hầu hướng-dẫn loài người. Đến khi nhân-loại trưởng thành
thì phải tự-lập, tự sử-dụng khả năng suy đoán của mình và phải chịu trách-nhiệm
về hành- tàng của minh. Đây cũng là một lẽ công-bình thiêng-liêng, vì nếu
Thượng-Đế tiếp-tục làm phép lạ, thì đếân kẻ gian-ác họ cũng phải giật mình, như
vậy sẽ mất lẽ công-bình không còn lành siêu dữ đoạ nữa. Nên khi mở Tam-kỳ
Phổ-độ, Đức Chí-Tôn đã dùng cơ-bút để trực-tiếp thâu nhận đệ-tử và ban những
huyền-diệu cho đệ-tử trong thời-gian ban đầu, sau đó thì Ngài ngưng cơ bút
phổ-độ, cũng nằm trong lý do đó.
THỜI-KỲ CƠ
PHỔ-ĐỘ PHÁT-TRIỂN RỘNG-RÃI
(Kể từ ngày
9/1/ Bính-dần (21-02-1926) trở đi)
- Thiên-phong
Giáo-tông :
Vào khoản
tháng 4/1926 (Bính-dần) Đức Chí-Tôn dạy ba Ngài Trung, Cư, Tắc đến gặp Ngài
Ngô-Văn-Chiêu nói về việc may Thiên-phục Giáo-tông cho Ngài.
Vào ngày Chủ-nhật 18-04-1926
(Bính-dần) Đức Chí-Tôn cũng giáng dạy và vẽ kiểu áo mão thiên-phục Giáo-tông
cho Bà Hương-Hiếu may. Nhưng Ngài Ngô-Văn-Chiêu từ-chối không nhận ngôi
Giáo-tông, tuy vậy Ngài Ngô-Văn-Chiêu cũng gởi tiền phí tổn để may bộ
thiên-phục nầy, nhưng Ngài không mặc áo Giáo-tông lần nào.
Đức Chí-Tôn Tấn-phong các chức-sắc
đầu tiên và hành-pháp trục-chơn-thần Ngài Phạm-Công-Tắc ra khỏi xác thân để cho
chon-linh Hộ-Pháp giáng ngự:
Vào đêm 11 rạng 12 tháng 3
Bính dần (22/23-04-1926) tại nhà riêng Ngài Lê-Văn-Trung Đức Chí-tôn dạy sắp
đặt lễ Thiên-phong như sau :
Trong đem nầy Đức Chí-Tôn
phong cho các Ngài :
- Lê-Văn-Trung phẩm
Đààu-sư Thượng-Trung-Nhựt.
- Lê-Văn-Lịch phẩâm Đầu-sư
Ngọc-Lịch Nguyệt .
Hai phẩm Thiên-phong nầy
chỉ tuyên thệ trước bàn Ngũ lôi mà thôi.
Lễ hành-pháp huyền-linh
dành cho Hộ-pháp. Thánh-giáo Đức Chí-Tôn dạy như sau :
“ Cư nghe dặn : Con biễu
Tắc tắm rửa sạch-sẽ xông hương cho nó, bảo nó lựa một bộ quần áo tây sạch-sẽ,
ăn-mặc như thường, đội nón. . .
Cưới ! Đáng lẽ nó phải sắm
khôi giáp như hát bội, mà mắc nó nghèo, Thầy không biểu.
Bắt nó lên đứng trên ngó
mặt vô ngay ngôi Giáo-tông, lấy chín tấc vải điều đắp mặt nó lại.
Lịch ! Con viết một lá phù
“Giáng-ma-xử” đưa cho nó cầm. (TNHT/Q1/trng 16).
. . .
“ Biểu Tắc leo lên bàn .
Con chấp bút bằng nhang. Đến bàn Ngũ lôi đạng Thầy triệu nò đến , rồi mới trước
mặt Tắc, đặng Thầy trục xuất chơn-thần nó ra , nhớ biểu Hậu, Đức, xông hương tay củ chúng nó, như em
có giựt mình té thì đở”.(TNHT/Q1/Trang 16)
Đây là một cuộc hành-pháp
huyền-linh của Đức Chí-tôn trục chơn-thần Ngài Phạm-Công-Tắc ra khỏi xác thân
để chơn-linh Hộ-Pháp giáng ngự, và Ngài Phạm-Công-Tắùc trở thành Hộ-Pháp, đây
là một trường-hợp giáng-linh ngự-thể.
Vào đêm 14 rạng ngày 15
tháng 3 Bính-dần nhằm ngày 25-26/4/1926 Đức Chí-Tôn giáng cơ phong tiếp :
“ - Cư, phong vi Tá cơ Tiên Hạt Đạo-sĩ.
- Tắc, phong vi Hộ-giá Tiên-đồng Tá-cơ Đạo-sĩ.
- Đức, Hậu, phong vi Tiên Hạt phò cơ Đạo sĩ.
. . . (Thánh-ngôn Hiệp-tuyển quyển 1 trang 19).
Trong các kỳ đàn kế-tiếp
Đức Chí-Tôn dạy kiểu-mẫu may phẩm-phục cho cho các chức sắc. Còn chức vụ Hộ-Pháp,
Thượng-Phẩm và Thượng-Sanh phong ngày nào thì không thấy các Thánh-giáo trong
Thánh-ngôn hiệp tuyển chép lại, cũng như Đạo sử đã xuất-bản không ghi rõ.
Về sau khi lập
Pháp-chánh-truyền Đức Chí-Tôn đã ấn-định quyền-năng và nhiệm vụ của mỗi vị.
Riêng Đức Hộ-Pháp cũng đã
được Đức Chí-Tôn giáng bút, truyền-bí pháp của Đạo, trong đó có pháp-môn
tu-luyện, và giao cho Ngài nắm cơ mầu nhiệm của Đạo, bảo thủ và truyền lai cho
tín-đồ, và đời sau, còn có trách- nhiệm giữ gìn chơn-thần của người luyện đạo.
Đức Chí-Tôn cho biết sự kiện này trong một đoạn Thánh-giáo dạy về chơn-thần như sau :
“. . .Chơn-thần là nhị xác thân các con, là khí chất
nó bao bọc ngoài thân thể như khuôn bọc vậy, nơi trung-tâm của nó là óc, nơi
cừa xuất-nhập là mỏ ác, gọi tiếng chữ là Vi-hộ, nơi ấy Hộ-pháp hằng đứng
giữ-gìn chơn linh các con khi luyện đạo đặng hiệp một với khí, rồi khí mới thấu
đến chơn-thần hiệp một mà siêu-phàm nhập thánh” (TNHT/Q II/tr. 65)
Vào ngày 24-04-1926
(Bính-dần) Đức Chí-Tôn giáng dạy về tôn-chỉ Tam-giáo quy nguyên, Ngũ chi phục
nhứt của Cao-Đài, và cũng ngày này Ngài Ngô-Văn-Chiêu chính-thức tách rời,
không còn tham-gia cơ phổ-độ nữa, mà chỉ lo phần tu-luyện theo hướng nội-giáo
tâm-truyền đã được Đức Cao-Đài ban cho Ngài trước đây, vì vậy Ngài không đứng tên
trong tờ khai đạo sau nầy. Sau đó Ngài lập nên Phái Chiếu-Minh vô-vi. Cũng vì
lý-do nầy về sau một số môn-đồ cho rằng bí-pháp tu-luyện chỉ có Phái nầy đắc
chơn-truyền. Còn Toà-Thánh Tây-ninh chỉ lo phần Phổ-độ, không có bí-pháp
tu-luyện. Nhưng sự thực thì Đức Chí-Tôn đã ban cho Hội-Thánh trọn cả hai phần
thể-pháp và bí-pháp. Phần thể-pháp hay là cơ phổ-độ tiếp-dẫn con cái Đức Chì-Tôn vào cửa Đạo, để lánh dữ
làm lành, lập công bồi đức, rồi giai-đoạn tiếp theo là thọ bí-pháp tu-luyện để
siêu phàm nhập thánh, hầu tròn câu tân-dộ chúng sanh, nên trong giai-đoạn phát
triển của nền Đạo Đức Hộ-Pháp đã lập ra các trung-tâm tinh-luyện đó là Trí-Huệ
cung, Trí-giác cung, còn trung tâm thứ ba là Vạn-pháp cung chỉ mới phát-hoạ
chưa xây cất được .
Khi Ngài Ngô-văn-Chiêu không nhận ngôi
Giáo-tông, thì Đức Chí-Tôn giao phẩm-vị Giáo-Tông cho Đức Lý-Thái-Bạch (một vị
Tiên-trưởng trên Thiên-cung) đảm trách, gọi là Giáo-tông vô-vi, đến ngày 17/ 03
Quý-dậu (01-04-1933) Đức Lý Giáo-tông giáng cơ phong cho Ngài Thượng-Đầu-sư
Thượng-Trung-Nhựt làm Quyền Giáo-tông phần hửu hình, lo cơ phổ-độ chúng-sanh,
còn phần chánh-vị thiêng-liêng vẫn do Đức Lý-Thái-Bạch chưởng-quản.
GIAI-ĐOẠN
CHÍNH-THỨC HÌNH-THÀNH TÔN-GIÁO CAO-ĐÀI
1)- Công-bố
tuyên-ngôn khai Đạo:
Qua hơn năm
năm phổ-độ, số tín-đồ nhập-môn càng ngày càng đông, tuy ngoài mặt nhà cầm-quyền
Pháp vẫn im-lặng làm-ngơ để Cao-Đài hoạt-động, nhưng bên trong họ đã ngấm-ngầm
theo dỏi tất-cả sinh-hoạt của Cao-Đài, những Vị lãnh-đạo Cao-Đài đã thừa biết
sự hiểm-ác trong chốn quan-trường, nên họ không thể không tìm cách
hợp-thức-hóa cho cộng-đoàn Cao-Đài, được tự-do hoạt-động công-khai. Vì họ biết
rằng dù sống trong một chính-thể nào,
mình có chống đối mặc lòng, nhưng cũng phải phục-tùng luật-pháp của chế-độ đó.
Vào ngày 23 tháng 08 năm
Bính-dần (nhằm ngày Thứ tư 29/09/1926) một cuộc họp gồm 247 đạo-hửu tại nhà ông
Nguyễn-Văn-Tường, Thông-phán Sở Tuần-cảnh Sài-gòn, cuộc họp dưới quyền chủ-tọa
của hai Ngài Lê-Văn-Trung và Lê-Văn-Lịch, bàn việc hợp-thức-hóa nền Đạo ra
công-khai, và để đạo-hửu ký tên vào Tịch-Đạo, cùng soạn-thảo tờ Khai-đạo gởi
cho nhà Cầm-quyền Pháp. Đến ngày 01 tháng 09 Bính-dần Tờ Khai Đạo do 28 vị
cầm-quyền Đạo đại-diện cho 247 tín-đồ, đồng ký tên vào tờ khai Đạo bằng
Pháp-văn, do Ngài Lê-Văn-Trung soạn-thảo. Điều nầy tuy là do nhơn-ý nhưng cũng
đã được Đức Chí-Tôn chấp-thuận và phê-duyệt. Tờ Khai-Đạo được gởi lên cho Quan
Thống-đốc Nam-kỳ lúc đó là Ôâng Le Fol. Đây là một tờ tuyên-ngôn khai-sáng một
Tôn-giáo lấy tên là Phật-giáo Chấn-hưng hay là Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, chứ không
phải là một tờ đơn xin phép với chính-quyền để mở một hiệp-hội bình-thường do
luật-pháp quy-định.
Sự-kiện nầy ngay những
giới-chức cầm quyền người Pháp, họ cũng xem đây là một tờ Tuyên-ngôn, vì chỉ
đính-kèm một bản sao các Thánh-ngôn của Thượng-Đế dạy liên-quan đến việc lập
Đạo, bản sao Kinh-nguyện, và một tờ Đạo-tịch mà thôi, còn nếu là một đơn xin
lập hội, thì phải đính kèm nào là Điều-lệ, Nội-quy, còn phải còn có nhiều hồ-sơ
đính-kèm khác v.v...Tuy các nhà lãnh-đạo Cao-Đài lúc bấy-giờ đã khôn-ngoan, là
không xin phép mà tuyên-bố rằng sẽ hoạt-động khắp hoàn-cầu. Nhưng Nhà Cầm-quyền
Pháp cũng khôn-ngoan không kém, họ vẫn giữ thái-độ im-lặng, không tuyên-bố
thừa-nhận hay phản-đối bản tuyên-ngôn nầy, do đóø họ cũng không cấp giấy phép
hoạt-động, để khỏi gánh chịu trách-nhiệm về sau.
Sau đó Hội-Thánh cũng gởi
tuyên-cáo đền các vị Hoàng-Đế, Tổng-thống, Nguyên-thủ quốc-gia, của các nươc
trên thế-giới, cùng nhờ các Cơ-quan truyền-thông báo-chi các hiệp-hội khắp
thế-giới thông-báo về sự khai-sáng nền Đai-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ trên đất nước
Việt-nam. Nhờ vậy mà thời-điểm nầy nhà cầm-quyền thuộc-địa Pháp không có lý-do
ngăn-cản, mà để Cao-đài truyền-bá tự-do.
2)- Lễ Khai-Đạo diễn ra
tại Từ-Lâm-Tự, Gò Kén Tây-ninh:
Vào ngày 14 tháng 10 năm
Bính-dần ((18/11/1926) Các vị lãnh-đạo
thiết-lễ Khai-Đạo tại chùa Từ-Lâm-Tự ở Gò-Kén, Tây-ninh. Đây là một ngôi
chùa Phật-giáo thuộc phái Đạo Thiền, do Ngài Hòa-Thượng Như-Nhãn làm trụ-trì,
đứùng ra lạc-quyên xây cất chưa hoàn-thành, chỉ mới vỏn-vẹn có ngôi chánh-điện, chứ chưa có các cơ-sở phụ như đông tây lang,
nhà Tăng, nhà khách và đường sá vào chùa, nhưng Ngài Như-Nhãn và một số tín-đồ
của Ngài nhập-môn vào Cao-Đài, nên giao cho Đạo mượn làm cơ-sở đầu-tiên của
Tôn-giáo Cao-Đài. Cũng có ý nhờ bàn tay của Hội-Thánh Cao-Đài, để tiếp-tục xây
cất cho hoàn-tất ngôi chùa được tráng-lệ khang-trang, và thâm-ý là hy-vọng sau
nầy mối Đạo cũng quy-nguyên về Phật-giáo.
Trong ba tháng nền Đạo đặt
cơ-sở Trung-ương tại đây, cũng trong thời-gian nầy Đức Chí-Tôn đã giáng-cơ lập
Pháp Chánh-truyền (Hiến-pháp của Đạo), tấn-phong Giáo-phẩm thành-lập Hội-Thánh
Cửu-Trùng-Đài, Hiệp-Thiên-Đài để làm Thánh-thể của Ngài tại thế, và dạy
Hội-Thánh lập Tân-luật để dâng lên Thiêng-liêng phê-chuẩn.
ĐỨC CHÍ-TÔN NGƯNG CƠ-BÚT
PHỔ-ĐỘ
Trong thời-kỳ tiền khai
Đạo Cao-Đài, Thương-Đế đã giáng-linh dùng cơ bút thâu nhận lương-sanh lập thành
Thánh-thể của Ngài tại thề-gian để cứu-độä quần-sanh. Chúng ta cũng cần biết
thêm rằøng vào khoản tháng 06 năm 1927
(Đinh-mão), tức là Đức Chí-Tôn ban lịnh không dùng cơ-bút để trực-tiếp
thâu-nhận từng môn-đồ, như ở giai-đoạn chuẩn-bị cho nền Đạo xuất-phát trước
đây, mà công việc phổ-độ chúng-sanh giao lại cho Hội-Thánh Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ căn-cứ vào Pháp-Chánh-Truyền, Tân-Luật và Thánh-ngôn, Thánh-giáo dạy về
tôn-chỉ, mục-đích và đường-lối tu-hành, do Đức Chí-Tôn và các Đấng Thiêng-liêng
giáng cơ chỉ-giáo cho trước đây, để làm nền-tảng phổ-độ
chúng-sanh nhập-môn cầu Đạo và giáo-hóa họ biết làm lành lánh dữ. Còn cơ-bút
chỉ để dùng cho những trường-hợp đặc-biệt có liên-quan đến Đạo-pháp mà
Hội-Thánh không thể giải-quyết được mà thôi.
CƠ SỞ ĐẠO DỜI VỀ THÁNH ĐỊA
MỚI
TẠI LÀNG LONG THÀNH
Tại chùa Từ-lâm-Tự nền Đạo
đã chính-thức xuất-hiện có lễ-nghi tế-tự trang-nghiêm, hoạt-động truyến-bá có
quy-củ. Tất-cả đều do một Hội-Thánh, nắm Luật-Pháp điều-hành nguồn máy Đạo, nền
Đạo đã ra thiệt-tướng.
Sau ba tháng đặït cơ-sở
Đạo tại đây, tín-đồ càng ngày càng đông, trên 40 vạn người. Các sinh-hoạt
lễ-bái của Cao-Đài-giáo lại khác với Phật-giáo, nên nhiều Hòa-Thượng và Phật-tử không quy-nguyên Đại-Đạo, thấy
Cao-Đài phát-triển quá nhanh chóng, sợ lấn-át mất quyền-lợi của mình, nên nổi
lên phản-đối mạnh-mẽ, đồng-thời cũng do sự xúi-dục của nhà cầm-quyền Pháp, buộc
Hòa-Thượng Như-Nhãn gấp-rúc đòi lại chùa.
Nên Hội-Thánh đã được cơ
bút Thiêng-liêng hướng-dẫn các chức-sắc
lãnh-đạo, đến tìm mua lại một khu đất 96 mâõu, còn rừng rậm hoang-vu, của một
Pháp-kiều làm nghiệp-chủ tại làng Long-thành. Nên cơ-sở Trung-ương của Đạo dời
về nơi nầy. Tại đây Hội- Thánh đã xây cất Đền-Thánh và các dinh-thự để làm
cơ-quan Trung-ương của Tôn-giáo Cao-Đài truyền-bá mối Đạo Trời trên khắp
thế-gian, hiện nay đã trở thành nội-ô Thánh-địa Cao-Đài.
TÓM-LƯỢC THỜI-KỲ TOÀN
PHÁT
Cho đến ngày nay Đạo
Cao-Đài trở thành một tôn-giáo lớn có hơn năm triệu tín-đồ đang hoạt-động
tích-cực tại Việt-nam và trên khắp thế-giớià. Cơ-sở Trung-ương đặt ở tỉnh
Tây-ninh gọi là Tòa-Thánh Tây-ninh. Từ một khu rừng rậm hoang-vu chỉ có 96 mẫu
nay là nội-ô Thánh-địa, sau đó nhờ mua thêm và khai-khẩn, đến nay đã trở thành
một Giáo-khu rộng 20.363 mẫu, có một cộng-đoàn giáo-dân trên 200.000 người, về
mặt tôn-giáo đã trở thành một Châu-thành Thánh-địa với đô-thị đông-đúc trù-phú,
chia ra 18 Phận Đạo, về hành-chánh là một quận huyện, (đây là con số thống-kê
từ năm 1966), lớn hơn gấp 20 lần dân-số cả tỉnh Tây-ninh, khi Đạo chưa khai mở
dân số cả tỉnh chỉ có 10.000 người mà thôi.
Tôn-giáo Cao-Đài đã có một
hệ-thống tổ-chức hành-chánh Đạo khá chặc-chẽ, từ Trung-ương đến địa-phương,
chia ra Trấn-Đao (gồm có nhiều tỉnh), Châu Đạo (tỉnh) Tộc Đao hay Họ Đạo
(quận,huyện) Hương Đạo (Xã). Đó là hệ-thống điều-hành trong quốc-nội. Còn ở
Hải-ngoại thì trước đây có một Hội-Thánh
ngoại-giáo (Mission Eùtrangere) Trung-ương đặt tai Phnom-Penh (Cambodge). Cũng
vì nhìn thấy một tổ-chức quy-củ chặc-chẽ nầy, mà những thế-lực chống-đối của
thực-dân, phong-kiến đã vu-khống rằng Cao-Đài là một tổ-chức chinh-trị, mưu-đồ
lập một quốc-gia trong một quốc-gia. Nhưng dù cho bất kể quyền-lực nào, muốn
hay không muốn, thì Thánh-ý của Đức Chí-Tôn cũng sẽ đặt Thánh-địa Cao-Đài trở
thành một nơi Quốc-tế-hóa như Thánh-địa Vatican (Ý) của Giáo-hội
Thiên-Chúa-giáo La-mã, nơi nầy sẽ không chịu sự thúc-phược của bất-cứ một
quyền-lực nào của thế-gian, điều nầy sớm muộn gì cũng sẽ được hiện-thực mà
thôi.
Hiện nay hệ-thống hành-chánh-đạo
chỉ còn có hai cấp là Tòa-Thánh Tây-ninh và hương xã, nhưng ngay cả Bàn Trị-sự
Hương Đạo cũng đổi thành một Tổ Nghi-lễ, tuy vậy Theo Pháp-Chánh-Truyền, Bàn
Trị-sự là Hội-Thánh em, nên dù thế nào đi nữa, thì sinh-hoạt cùng sứ-mạmg và
quyền-lực của Hội-Thánh em vẫn không thay đổi, đây là nền-móng căn-bản của Đạo,
như là cội rễ đã ăn sâu vào lòng đất, không có thể đào bứng hết đi được. Còn sự Truyền-giáo Hải-ngoại hiện nay tuy là
Hội-Thánh Trung-ương Cao-Đài không còn liên-hệ
với tín-đồ nước ngoài, nhưng vẫn có Cơ-quan Truyền-giáo Cao-Đài Hải-ngoại,
bản-doanh đặt tại Maryland Hoa-kỳ đảm-trách việc truyền-giáo, tổ-chức này đã được Cơ-quan Liên-Hiệp-Quốc thừa-nhận, Cơ-quan Truyền-giáo
Cao-Đài đang chen vai sát cánh với các Tôn-giáo bạn và các Tổ-chức Quốc-tế, để
truyền- bá Tôn-giáo trên toàn cầu. Còn sự Truyền-giáo Hải-ngoại hiện nay tuy là
Hội-Thánh Trung-ương Cao-Đài không còn liên-hệ với tín-đồ nước ngoài, nhưng vẫn
có các Thánh-Thất , các Hội Tín Hữu Cao-Đài ở Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Đại Lợi, Nhật
Bản và đặc biệt là Cơ-quan Truyền-giáo Cao-Đài đang chen vai sát cánh với các
Tôn-giáo bạn và các Tổ-chức Quốc-tế, để truyền- bá Tôn-giáo trên toàn cầu.
KẾT-LUẬN
Để chúng ta nắm vững vấn
đề một cách tổng thể chúng tôi xin tóm lược một số điểm cốt lỏi sau đây:
1.- Tín-niệm căn-bản về Thượng-Đế:
Các tôn-giáo tín-ngưỡng Thượng-Đế cũng
như Cao-Đài-giáo đã tin-tưởng rằng : Thượng-Đế là Đấng tự-hửu, hằng-hửu,
sáng-tạo ra thế-gian và vạn-hửu chúng sanh.
2.- Tín-niệm căn-bản về chúng sanh:
Con người và vạn-hửu chúng-sanh do Thượng-Đế
tạo-dựng theo hình-ảnh và khuôn-linh của Ngài, Ngài lại ban cho chúng-sanh sự
độc-lập trước Thượng-Đế, có toàn quyền
tự-dọ dìu-dắt thiên-lương của minh để tấn-hoá. Nếu ăn ở hiền lành thì được
thăng tiến, ăn ở hung dữ thì sa-đoạ.
3.- Cao-Đài-giáo khai-sáng có những
mục-tiêu rõ-ràng :
Qua lý-do khai-đạo cùng tôn-chỉ
mục-đích của Đạo Cao-Đái, nhắm mục-tiêu xây-dựng một thế-giới đại-đồng, một
xã-hội hòa-binh, dân-chủ, tự-do. Nội-dung nầy nằm trong ý-nghĩa hai câu liễng
trước cổng Chánh-môn vào Đền Thánh:
“Cao thượng Chí-Tôn Đại-Đạo Hòa-binh Dân-chủ mục,
“Đài tiền sùng-bái Tam-kỳ cọng-hưởng Tự-do quyền.
Đạo còn nâng cao dân-trí,
giúp cho con người biết làm tròn thiên-chức của mình, vì Thánh ngôn có câu :
“ Nâng niu cho dân-trí lẫy-lừng.
Dân thì đúùng phận làm dân,
Chúa cho đáng chúa triều thần đáng quan.”
(Nữ trung tùng phận).
Nên trong hơn nửa thế kỷ,
các thế-hệ Cao-Đài đã sản-sinh nhiều bậc trí-thức tài-ba, nhiều Giáo-sư Tiến-sĩ
con nhà Đạo, họ đã từng mang chuông đi đấm nước ngoài, và cũng đã được thế-giới
ca-ngợi, thán-phục. Cũng như có nhiều người ngoại-quốc đã và đang nghiên-cứu
Cao-Đài, họ đã bảo-vệ thành-công các Luận-án Cao-Đài, trở thành những Giáo-sư
Tiến-sĩ Cao-Đài-giáo.
Như vậy Tôn-giáo Tôn-giáo
Cao-Đài được Thượng-Đế sáng-lập có phân ra từng giai-đoạn, có sự diễn-tiến
tuần-tự một cách logic, và có một mục-tiêu rõ-ràng, nói theo lập-luân của
duy-vật biện-chứng là có đủ cả điều-kiện chủ-quan và khách-quan. Đạo không chỉ
nhắm thỏa-mãn những nhu-cầu cấp-thiết của chỉ một quốc-gia nhỏ bé Việt-nam, mà
cho cả xã-hội loài người.
4.- Đạo ra đời do Thiên-ý
an-bài, không phải là tinh-cờ, hoặc do lộng giả thành chơn.
Sự khai-sáng Đạo Cao-Đài
là do Thiên-ý của Thương-Đế, Ngài đã thâu-nhận dìu-dắc đệ-tử hơn cả năm sáu năm
trời, vì người xưa có câu:
”Trò tìm Thầy thì dễ, Thầy tìm trò lại rất gay” (Đệ tử
tầm sư dị, sư tầm đệ tử nan).
Do đó mà Đúc Chí-Tôn phải
hạ minh dẫn dắc từng người, đây không phải là điều tinh-cờ. Vì Đức Chí-Tôn ngự
trong lòng mỗi người, Ngài còn biết chúng ta hơn là chúng ta tự biết minh nữa.
Nên Đức Chí-Tôn đã giáng-ngự vào các tâm-hồn thanh-cao, dù là chỉ sự giải-trí
của họ đi nữa, họ cũng tìm trong những thú vui tao-nhã, đây là một điều chứng
tỏ Đức Chí-Tôn soi thấu tâm-hồn của mỗi người, nên Ngài đã lựa-chọn đệ-tử không
lầm.
Dù cho là do tinh-cờ mà
các đệ-tử gặp được Thầy đi nữa, thì chính người đệ-tử đó cũng phải có
thiện-căn, mới quyết-tâm tìm Đạo. Vì khi Thượng-Đế tạo ra con người, Ngài đã
ban cho con người có quyền độc-lập trước Thượng-Đế, là một hửu-thể tự-do, có
quyền dìu-dắùc thiên-lương của mình, quyết-định sồ-phận siêu đọa của mình, chứ
Thượïng-Đế là Đấng công-binh, không bao-giờ áp-đặt. Chúng ta đã từng thấy bao
nhiêu sự phát-minh sáng-tạo của nhân-loại, cũng chỉ là sự tinh-cờ, nhưng nếu
con người ngu-đần không cố-gắng, thành-tâm, thiện-chí thì cũng bỏ trôi mà thôi,
tỷ như về lãnh vực khoa-hoc :
- Archimedes khi tình-cờ
đi tắm, mà không quan-tâm đến phản-ứng của nước, thì làm sao tìm định-luật về
sức đẩy của nước.
- Newton tình-cờ thấy quả
táo rơi, mà không động nảo thì làm sao
khám-phá ra định-luật vạn-vật hấp-dẫn.
- Vua Phục-Hy khi tình-cờ
nhìn thấy nét vằn trên lưng con ngựa hoang, xuất-hiện trên bờ sông Hoàng-hà, mà
không chịu suy-tư, thì làm sao khám-phá ra môn Hà-đồ Bát-quái và sự biến-hóa
của Dịch-lý, làm cơ-sở cho nền khọa-hoc nhân-văn phương Đông.
Thậm-chí con người còn
phải có tinh-thần đại-hùng, đại-lưc, hy-sinh cả cuộc đời mình cho nhân-loại thì
mới tạo đươc sự-nghiệp vĩ-đại phụng-sự chúng-sanh và lưu-truyền hậu thế như :
- Đức Thích-Ca tuy tình-cờ
nhìn thấy bốn nỗi khổ : sinh, lão, binh, tử của con người, mà không chịu bỏ
ngôi Thái-tử cao-sang, nhịn đói, nhịn khát ngồi tham-thiền dưới cội bồ-đề thì
làm sao tìm ra phương giải-thoát tứ khổ cho chúng-sanh.
- Chúa Jésus cùng các
tông-đồ, tình-cờ thấy tội-lỗi của chúng sanh, mà không chịu hy-sinh mạng sống
của mình thi làm gì có đươc con đường cứu-rỗi cho nhân-loại.
Cũng như vậy, dù cho những môn-đồ
đầu-tiên của Đức Cao-Đài tình-cờ được tiếp-xúc với Thượng-Đế đi nữa, nhưng các
Ngài ham công-danh, mê phú-quý, không chịu xả-thân cầu Đạo, thì làm gì
khai-sáng nên Đạo Cao-Đài để phổ-độ chúng-sanh. Nên yếu-tố quyết-tâm của con
người luôn là yếu- tố quyết-định thành-bại cho mọi vấn-đề.
5.- Thượng-Đế đã khai-sáng
Đại-Đạo Tam-KyØ Phổ-Độ Tam-kỳ Phổ-Độ có một học-thuyết, một giáo-pháp vừa hợp
Thiên-lý, vừa cận Nhân-sinh, vừa Huyền-linh, vừa Khoa-học.
Đường-hướng của Đại-Đạo là
chương-trình kế-hoạch của Thượng-Đế dìu dằt cứu-vớt loài người ra khỏi tội-lỗi.
Nó rất thực-tế, khả-thi, hợp với nhu-cầu của thời-đại và trình-độ tiến-hóa của
con người ngày nay, không mơ-hồ viễn-ảo, hay mộng-mị dị-đoan.
6.- Khi khai-sáng Đạo
Cao-Đài không hề dựa vào một quyền lực nào
của thế-gian, không hề có sự xin phép nhà Cầm-quyền.
Khi khai đạo Hội-Thánh
Cao-Đài chỉ gởi cho nhà cầm-quyền Pháp một tờ khai đạo, xem như một bản
tuyên-ngôn Khai Đạo, đểû xác-nhận quyền công-khai hoạt-động hợp-pháp của minh
trên toàn cầu, vì thế lúc đó nhà cầm-quyền Pháp cũng không cấp giấy phép
hoạt-động, và họ cũng không bao-giờ hứa yểm-trợ bất-cứ điều gì. Vì dù muốn hay
không họ cũng phải để cho Cao-Đài hoạt-động theo công-pháp quốc-tế mà thôi.
Tất-cả nhận-định nêu trên, đã phân-tách
cho chúng ta rõ-ràng giúp cho chúng ta thấy rằng mối Đạo Trời khai-sáng, không
bị chi-phối bởi một quyền-lực hửu-hình nào của thế-gian, mà động-cơ lập-giáo
của Thượng-Đế là nhằm tạo cho thế-gian chủ-nghĩa Đại-đồng, với Tôn-chỉ là :
“Tam-giáo
quy nguyên, Ngũ chi phục nhứt”
Cốt làm cho các Tôn-giáo đang lưu-hành trên
thế-gian, biết tìm trở lại cội-nguồn sơ-khởi của mình, để cùng nhìn nhau từ một gốc sinh ra, và để nhân-loại biết nhìn nhau
như
con một cha, hầu chung sống với nhau một cách hòa-binh, không còn hận-thù, chiến-tranh, mà chỉ còn cọng-yêu, hòa-ái, hầu
kiến-tạo một xã-hội thái-bình, đó là Thiên-ý, mà cũng là lý-tưởng của loài
người tiến-bộ hiện nay đang theo đuổi.