Ngày 15/10 Bính Dần (DL
18/11/1926). Hình ảnh trên đây, Ghi nhớ ngày khai đạo tại Từ Lâm Tư (chùa Gò Ké).
Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Sanh, Thập Nhị Thời Quân và các Chức Sắc Cửu Trùng Đài
về chùa Gò Kén vào buổi chiều ngày 14/10 Bính Dần (17-11-1926). Đúng giờ Tý đêm
14 rạng Rằm Đức Chí Tôn khai đàn. Nên Chức Sắc Hiệp Thiên Đài và Chức Sắc Cửu
Trùng Đài nam nữ tề tựu về Chùa Gó Kén hầu đàn do Đức Hộ Pháp và Thượng Phẩm phò
loan để Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng đàn khai đạo ngày 15/10 Bính Dần (18
Novembre 1926) Tây Ninh.
Hàng thứ nhất: Từ trái sang phải
gồm có Bảo Văn Pháp Quân, Bà hạn Văn Pháp, Bà Nguyễn Hương Hiếu, Đức Cao Thượng
Phẩm, Đức Hộ Pháp, Ngài Hiến Dạo, Đức Thượng Sanh, Ngài Bảo Thể, Ngài Tiếp Thế,
Hiến Pháp, Khai Pháp, Khai Đạo, Hiến Thế, Tiếp Pháp. Hai ông Trang, ông Tương
(Nhập Đạo tại chùa Gò Kén)
Hình thứ hai: Cô Sáu Vàng, Bà Tám
(bạn Đức Hộ Pháp) Bàn Lớn Thượng (bạn Đức Quyền Giáo Tông) Ngài Bảo Thế, Thái
Thơ Thanh, Tiếp Đạo, Ngọc Lịch Nghuyệt.
Bà Nguyễn Hương Hiếu đi chợ Tây Ninh
mua lương thực, thực phẩm đem về nấu đải chư Thiện nam Tín nữ mới nhập môn cầu Đạo
tại Chùa Gò Kén. Hồi xưa chưa có xe hơi như bây giờ cho nên phải đi bằng xe ngựa.
Sau khi mua lương thực về tới cửa
ngỏ vào chùa, có một phụ nữ đang lum khum khiêng đồ ấy là cô Sáu Vàng, còn bà Nguyễn
Hương Hiếu đang xuống xe tay còn vin xe.
Chùa Từ Lâm Tự (Gò Kén), Nơi Tiếp
Cơ Khai Đạo Cao Đài Đầu Tiên.
Ở Tây Ninh các giới tu hành, nhất
là các tín đồ Đạo Cao Đài đều biết chùa Từ Lâm tức chùa Gò Kén, vốn là một địa
danh đã có từ xưa trong tỉnh Tây Ninh.
Tục
truyền: Nơi đây có nhiều cây Kén (một
loại dây leo thân cứng, lá xanh đậm, trái chín đỏ tròn trái như quả hồng
đào) tạo lập chùa Từ Lâm tại đây, nên tục
gọi là chùa Gò Kén.
Từ Lâm Tự (Gò Kén) xây cất bằng
gạch, lợp ngói, nằm cạnh quốc lộ 22, cách tỉnh Tây Ninh 6 cây số ngàn. Chùa nằm
về phía bên mặt quốc lộ hướng Tây Ninh về Sài Gòn.
Chùa Gò Kén
Chùa Từ Lâm gắn liền với lịch sử ngày Khai Đạo Cao Đài. Nguyên khoản đầu tháng 10 âm lịch Năm Bính Dần 1926, một đêm các ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang cầu cơ, được ơn trên mặc khải, đứng ra lo liệu việc mở mang nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Hai ông Cư và Tắc lập tức tiếp xúc với Hòa Thượng Giác Hải, hỏi mượn chùa Từ Lâm, tạm làm nơi khai Đạo đầu tiên. Đôi bên thỏa thuận cho mượn chùa trong ba tháng, kể từ rằm tháng 10 năm Bính Dần (1926) đến rằm tháng giêng năm Đinh Mão (1927). Sau đó Hội Thánh Cao Đài tìm được cuộc đất tốt ở Tây Ninh để xây dựng Thánh Địa giao trả chùa lại như cũ.
Lại nữa Đạo Cao Đài bắt nguồn
khởi thủy từ chùa Từ Lâm ở Gò Kén, về sau mới do lịnh Thiêng Liêng chọn vị trí
xây cất Tòa Thánh Đại Đạo như chúng ta thấy ngày nay. Do đó hầu hết tín đồ Đạo
Cao Đài đều biết ngôi chùa Từ Lâm Tự Gò Kén, nơi Thiêng Liêng giáng cơ trong
buồi đầu để khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Chùa Từ Lâm Tự xây dụng ngày 15-7-1925 . Tại làng Long Thành với Tòa Thánh Tây Ninh. Ngày nay,
chùa thuộc ấp Long Trung, xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành.
Ông
bà Nguyễn Ngọc Thơ là một trong những Phật Tử tích cực tham gia quyên góp cho
việc chấn hưng Phật Giáo, mở rộng phát triển thêm ngôi chùa Từ Từ Lâm Tự.
Hòa
thượng Như Nhãn trụ trì chúa này là thầy của ông bà Nguyễn Ngọc Thơ được Đức Chí
Tôn ân phong Thái Chưởng Pháp. Thị tịch ngày 5-12-Mậu Dần (1939), an táng tại Từ
Lâm Tự.
Nhà thơ Huệ Phong có làm một bài
thơ vịnh cảnh chùa dưới đây.
"VỊNH CẢNH TỪ LÂM
Từ Lâm Gò Kén mắt vui trông,
Trước lộ sau kinh ruộng giáp
vòng.
Cửa tịnh chuông tan niềm tục
lụy,
Gió thanh dương trổi nhạc hư
không.
Chính nơi Từ Phụ khai chơn
Giáo,
Tuyển bậc hương sanh lập đại
đồng.
Phật Tự xưa in hình Thánh Thất,
Cảnh nầy còn mãi với non sông."
Viện Sử Cao Đài Hải Ngoại (Ban Thế Đạo)