Có hay không Hồi giáo bị đặt ra ngoài Đạo Cao Đài ? - Phần 4 / 6 ( Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Gabriel Gobron )

Minh xác giáo lý.
Trong lễ Khánh thành Thánh Thất Cao Đài Nam Vang, người ta thấy rằng, Hồi giáo không là đối tượng sùng kính đặc biệt trong Đạo Cao Đài, mà lại bị đánh đổ và xa lánh. 

Có lẽ người ta lầm lỗi khi xa lánh Hồi giáo từ Đạo Cao Đài :
1. Lý do là gần bên trung tâm Hồi giáo rất hoạt động tại Ấn Độ (không nói tới trung tâm Hồi giáo ở các đảo thuộc vùng đông nam Á Châu);

2. Lý do là thế lực của trung tâm Hồi giáo ở Phi châu : sự tái sinh tôn giáo của những vị bác sĩ Thần học Hồi giáo ở Algérie; sự ảnh hưởng của Hồi giáo phục hưng ở Ai cập đối với Hồi giáo Bắc phi; sự thức tỉnh toàn diện của chủ nghĩa Đại Hồi giáo trên thế giới; sự phát triển không ngừng của Hồi giáo ở Phi châu da đen, vv . . .

Hồi giáo, trong các thuộc địa của Pháp, bao gồm không chỉ ở những vùng đất Bắc phi, nước Syrie, Liban, mà lan rộng ra trên phần lớn các thuộc địa của Pháp ở hải ngoại.
Do đó, trong toàn Phi châu đến đảo quốc Madagascar, đến Ấn độ, không quên kể đến Đông dương với những người Chàm, Hồi giáo đều có nhiều tín đồ.

Tại Phi châu da đen, Hồi giáo rất bành trướng. Nếu ở tại góc nhọn của Somalie, số tín đồ Hồi giáo chỉ có 60 ngàn, ở Ấn độ 18 ngàn, ở Đông dương 80 ngàn, ở vùng Phi châu xích đạo thuộc Pháp, ở nước Togo, Caméroun có 1 triệu 200 ngàn và ở Tây Phi châu thuộc Pháp, số tín đồ lên tới hơn 6 triệu.

Hồi giáo trong các thuộc địa của Pháp có tính chất của Phi châu. Nó bành trướng bởi sự xâm nhập trong hòa bình hay bởi sự chinh phạt bằng vũ lực. Lịch sử của sự phát triển và sự trở ngại của Hồi giáo được giải thích trái ngược nhau về sự phân phối địa dư.

Một trong những vùng quan trọng nhứt mở rộng từ Đại Tây Dương đến phía Tây Éthiopie và những sa mạc Sahara và Libye ở vĩ tuyến 10 độ bắc. Nó bao gồm đến phía Tây khu vực Sénégal, Gambie, Haute-Volta, Trung Niger và tại trung tâm khu vực hồ Tchad.

Hơn nữa, tôi nhìn nhận rằng, quan niệm bày tỏ ra đây về Hồi giáo là phản ảnh của cá nhân tôi, một người Algérie (6 năm trong tình huynh đệ sâu xa ở các đất Hồi giáo: Sidi-Bel-Abbès, Tlemcen, Oran, Alger) mà sự mong muốn dự tính của Hội Thánh Cao Đài, nguồn gốc của nền Tân tôn giáo, ít khi nghĩ đến Hồi giáo.

Phần nối thêm vào cái bàn tâm linh là một ước vọng cá nhân hơn là nhận thức chín chắn bởi vị lãnh đạo cao cấp và các Chức sắc của Đạo Cao Đài. Điều nầy là thực tế và chơn thật của thái độ và trách nhiệm.

Thấy cảnh khốn cùng của những người Hồi giáo Algérie, thí dụ như thế, người ta có cảm tưởng tôn giáo nầy đã chấm dứt, nói một cách chánh đáng nếu người ta mơ tưởng cảnh rực rỡ của nền văn minh Á Rập vào thời kỳ mà Tây phương còn chìm trong bóng tối và bùn lầy.

Nhưng, phải nhớ rằng, Hồi giáo tự nó là một tổng hợp tôn giáo (Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Bái Hỏa giáo) nơi đó người ta sùng bái, không chỉ Mahomet như tin tưởng một người dốt nát, mà còn sùng bái cả: Moise, Jésus, Zoroastre, và những nhà Đại Tiên tri; rằng chủ nghĩa Thần bí (Soufisme) là chủ yếu của người Hồi giáo mặc dầu có những trạng thái Tây phương, tân thời hay phổ quát; rằng nó biết nắm lấy cơ hội để không khinh thường cái năng lực hoạt động vốn có của nó.

Không chỉ những vị bác sĩ Thần học Hồi giáo hiện nay đang bận rộn tạo ra chất men Hồi giáo và làm dậy lên chất bột, mà có rất nhiều trường hợp riêng lẻ chứng tỏ sự lên men không thể tin được trong một tôn giáo mà người ta tưởng là nó đã mệt mỏi, hết hoạt động, chấm dứt.

Như thế, tại sao, riêng tôi, tôi có một điều không hài lòng khi thấy vị lãnh đạo cao cấp và Hội Thánh của Đạo Cao Đài xa lánh Hồi giáo ra khỏi cộng đồng tôn giáo của họ ?

Tôi kể ra đây trường hợp vị Tù trưởng Ben Aliona như là một bằng chứng về khả năng tâm linh của Hồi giáo: Một người thợ giày ở Mostaganem đến khoảng 40 tuổi, thì đứng vào hàng  Tiên tri Hồi giáo, và ông mất năm 1934.

Ông thiết lập một hội đoàn Thần bí gồm rất đông người, đây là một nhánh cấp tiến có đẳng cấp cao của trường phái Thần bí Hồi giáo mà Chadeliya-Darquaoua là một trong những người thượng đẳng. Nhờ chủ nghĩa Thần bí nầy ông biết được Bí pháp (giáo lý bí mật) của Hồi giáo và bởi đó,  khuynh hướng tiến lên một siêu tôn giáo (bao gồm: Do Thái giáo + Bái Hỏa giáo + Thiên chúa giáo + Hồi giáo. . .) đang có sẵn  trong tâm hồn của tất cả tín đồ Hồi giáo.

Những khải thị liên tiếp tự bổ sung, bởi vì tất cả đều được kết nối bởi sự thống nhứt tư tưởng siêu phàm. Ngạn ngữ nói về người Hồi giáo thần bí bình thường: "Những nhà Tiên tri, phải chăng là 10 ngàn, chỉ là một hay nhiều tia sáng của cùng một ngọn lửa ?"

Tiên sinh Ben Aliona đã nghe tất cả những lời trách cứ, chịu đựng tất cả những lời chỉ trích. Đó là lịch sử của tất cả tu sĩ, của tất cả những phong trào tôn giáo.

Sự tầm thường và sự thô lậu làm trở ngại và phong tỏa các tu sĩ trong tất cả các mặt.
Hồi giáo bị đóng kín và đông cứng trong giáo lý công truyền, vị Tù trưởng Á rập đã chống đối một Hồi giáo mở rộng đang tiến hóa, đang vận động tương lai, thay vì than van trên quá khứ.

Đó là vào năm 1912 khởi đầu sứ mạng của vị Imam, nghĩa là một khất sĩ nghèo, vào con đường Thần bí để dẫn dắt ông ta đến Thượng Đế, người đứng đầu, người huấn luyện, không khác những vị Đại Thánh của Hồi giáo xưa: "Tôi trong thung lũng của tôi, anh trong thung lũng của anh." người Á rập nói như vậy. 

Sự đắc đạo có thể đạt đến được tùy theo thể chất, huyết thống, hoàn cảnh địa phương, bởi các phép tu của phái  Du già (Yoga), Lão giáo, phép tu luyện tâm linh của Thánh Ignace de Loyola, của những người theo phái Thần bí Hồi giáo. Hình thức thì có thay đổi khác nhau nhưng tinh thần chỉ có một, luôn luôn như vậy.

Giáo lý của Ben Aliona ? Tính đơn nhứt của Thượng Đế. (Đối với chúng ta, thế giới vật chất chỉ là một tập hợp các tấm màn để che giấu cái thế giới chơn thật : Vô Cực. . .)

Vũ trụ được tạo ra từ Thượng Đế (trái ngược với thuyết sáng tạo vạn vật trong Kinh Coran đối với khối tín đồ bình thường, người ẩn mặt được dự bị cho số tín đồ có khả năng nắm bắt được lẽ huyền bí); chủ nghĩa sáng tạo vạn vật của Thượng Đế phù hợp với chủ nghĩa nội tại (chủ nghĩa nầy có thể biết được số phận của nó, biết được Thượng Đế; nó cẩn thận dò xét Thượng Đế và đến gần Thượng Đế); lý thuyết nội tại không loại trừ tính siêu việt; sự phát huệ mà các vị thượng đẳng Hồi giáo dựa vào: Avicenne, Ghazali hay Ibn Thofail, nhưng không giới hạn rõ ràng giữa cơ năng tình cảm và thuyết chủ lý trí, những ngôi nhà tâm lý giả tạo của những Đại học đường Tây phương mà với cái tâm của lý trí, vv ...

Vị Tù trưởng ở Mostaganem, một người thần bí tân thời, có khuynh hướng về sự thăng hoa tâm hồn, một nhánh của Hồi giáo hướng về ánh sáng và tình huynh đệ chơn thật (Zohar của người Do Thái, Ennéades của Plotin, vv...): Sự ban phúc của vị Tù trưởng, chuỗi chuyển giao những năng lực huyền bí nơi những vị Thánh Hồi giáo, những bằng cấp ban cho những tín đồ được huấn luyện, những cái đó chỉ là bước đầu, tương đối dễ dàng sắp đặt trên con đường tu huệ, nơi đó người ta trước tiên phải đi đến việc "Thực hiện sự hiện hữu của Thượng Đế".

Ấy là vì người thợ giày đã đi khá xa và khá cao mà người ta xem ông ấy như là nhà thôi miên và là một giáo sư  của khoa học huyền bí, sự phát huệ chủ yếu cũng thế, tự phân biệt đối với mỗi trường hợp thần bí.

Ben Aliona dùng sự ngưng tụ và sự phát tán, hai thời điểm của tiết điệu tâm lý của những người Thần bí Hồi giáo, sự lần chuỗi niệm kinh trong căn phòng tu tịnh yên ổn thiếu ánh sáng dành riêng cho trực giác và thần nhãn, những hình ảnh thấy được và nghe được, tiếng nói và ánh sáng không thể tả được.

Nơi những giáo đường Hồi giáo ở Mostaganem, Saint-Eugène, Alger, những khách xá miễn phí trong tu viện, Ben Aliona sống một cách nghèo khổ, chỉ đòi hỏi khách viếng thăm một việc làm hay một công việc hữu ích trong tu viện, cho lần đi qua, với giá tiền bằng với sự ở trọ.

Ông giảng đạo về tình huynh đệ trong tôn giáo, được các vị linh mục Công giáo rất quí trọng, dập tắt lòng thù hận của các gia đình ở Kabylie.

Chủ nghĩa Đại Hồi giáo khuyên nhủ nên hòa hợp với người Âu châu : từ Ai cập đến Maroc, Ben Aliona đã làm cảm động một số đông tín đồ từ 150 đến 200 ngàn người. Trong một vùng mà Hồi giáo được báo hiệu như là đặc biệt đình trệ, thì sự tăng tiến  ấy tuy có giới hạn, nhưng cũng tạo ra được một bằng chứng có ý nghĩa.

Do đó, ở mặt khác trên những nền tảng mạnh mẽ hơn, một ngày nào đó, Hồi giáo sẽ lấy lại cái công trình như là Thuyết Thần bí ở Mostaganem, sẽ mở rộng sự hợp tác gặp những người Hồi giáo và Thiên chúa giáo, sự thân ái giữa người Hồi giáo và Do Thái giáo (đầy ác cảm và ngờ vực trong những nước Hồi giáo).

Ben Aliona, những cái nhìn quay về Ấn Độ, bài xích các cuộc Thánh chiến. Như thế, người ta nhìn nhận sự giải thích Kinh Coran một cách sáng suốt hơn, tình nghĩa huynh đệ hơn, mong  muốn một tôn giáo tiến bộ không ngừng, tự vứt bỏ những điều quá lỗi thời và những thứ  của quá khứ.  Và như thế thì không quản ngại nỗi đau khổ thể xác của khối người bản xứ bị bốc lột bởi những người Công giáo.

Vị Tù trưởng gần như ăn chay trường, không bao giờ bằng lòng về sự hy sinh của những con vật thiếu tri giác. Ông mở rộng lòng nhân đến vạn vật. Vài việc, ông như  là Thánh François d’Assise. Ông khai tâm cho một số tín đồ Công giáo (chừng 20 ngàn người ở Pháp và ở Algérie), không bắt buộc họ phải gia nhập một cách hình thức vào Hồi giáo, theo đó thì ông là một gương mẫu trong nhiều vị Thần bí Hồi giáo vĩ đại trên thế giới : Khodja Hassan Nizami...

Nhận xét tổng quát :
Đến một đẳng cấp cao của tâm linh, các tu sĩ phi thường đều đứng trên bực tầm thường của tôn giáo và họ thừa nhận như là "Bạn của Thượng Đế" tất cả những người chơn thật và có lòng tốt và kết tình anh em với họ : Kherreddin ở Tunis đã khai tâm cho những người Công giáo Tunisie. Những người Thần bí Hồi giáo khác cũng đã làm như thế, đáng kể là Inayat Khan.

Tóm lại, Ben Aliona là sự xuất hiện rất hiếm của một vị Thánh Hồi giáo trong thời đại của chúng ta, một trong những người thầy sau cùng của những người Thần bí Hồi giáo: Sứ mạng của ông là thực hiện sự khoan dung tổng quát, hòa bình, từ thiện, thương yêu và tình huynh đệ trung tín. Ông có dự tính làm sống lại thời kỳ Thần bí Hồi giáo của những thế kỷ rực rỡ, bằng cách tự mình sống gần gũi hơn với dân chúng, tự mình tỏ ra thân thiện hơn và mềm dẽo hơn. Ông giảng đạo về sự hòa hợp các bất đồng, bác sĩ Probst-Biraben nói như thế, vì bác sĩ biết ông khá rõ và có gặp một số bạn bè và các tín đồ của ông.

Ông đã thành công trong một nơi hạn hẹp, điều đó đủ để chứng tỏ rằng cái nhiệt tâm của những người Hồi giáo cổ không mất và nó còn có thể thi hành trong những con đường rõ ràng hơn, mặc dầu có những ngộ nhận đáng tiếc và sự lạm dụng của chủ nghĩa thực dân duy vật và trầm trọng.
Người thợ giày khiêm tốn và cao cả ở Mostaganem đã dẫn dắt các tín đồ đi ra khỏi sự nô lệ tiền bạc, sự xa xỉ, danh vọng, kiêu căng và thù hận.

Nhờ Bergson, nhờ những tín đồ đạo Bahai, ông đã chứng minh rằng, vũ lực không được biết đến, khả năng tiến hóa và phát triển của Hồi giáo mà một số người phán đoán là nó đã chết, không bao giờ xảy ra trên mảnh đất Hồi giáo nghèo nàn nầy.Đạo Cao Đài có quyền đặt Hồi giáo ra ngoài tình huynh đệ không  trước những bằng chứng như thế ?

NỐI TIẾP NIỀM ĐAU
Theo sự khảo cứu của Hiền Huynh Lê Văn Bảy, chúng tôi rút ra được vài lời chỉ dẫn về những vị bất phục tùng, những người anh thù địch, than ôi !

Ông Phủ Chiêu, khi không thắng nổi sự thử thách mà ông bị bắt buộc nhận chịu, Đấng thiêng liêng tự xưng Cao Đài yêu cầu các vị phò loan đi tìm ông Lê Văn Trung, Nghị viên của Hội Đồng Chánh phủ, để ông nhận chức Đầu Sư phái Thượng. Đạo Cao Đài đã được khai sanh.

Nhưng ông Phủ Chiêu, trước khi tách riêng ra, ông đã thành lập một chi phái ở thành phố Cần Thơ dựa vào Đấng Cao Đài và Thần linh học, xây dựng một Đền thờ mà nơi đó ông có vài trăm tín đồ. (*) Ông Phủ Chiêu mất năm 1932 và từ đó đoàn thể tôn giáo nầy phát triển.

Sau khi Ngài Lê Văn Trung tạo lập một Thánh Thất Cao Đài tại Chợ Lớn, những tín đồ ở Sài Gòn lập nên một Thánh Thất tại Cầu Kho. Nhưng sau một thời gian, những tín đồ Cao Đài tại Cầu Kho lại tự tách riêng ra khỏi Tòa Thánh để lập thành một chi phái thứ nhì bất phục tùng. Vài cố gắng truyền đạo ở Trung Kỳ (1930-1932) với sự giúp đỡ của Ngài Chưởng Pháp phái Ngọc. Thế lực của những kẻ bất phục tùng gom lại chỉ vài trăm người ở Sài Gòn và cũng bằng chừng ấy ở Trung Kỳ.

 (*)  Đính chánh của dịch giả: Ngài Lê Văn Trung đã kết hợp với nhóm phò loan gồm 3 Ngài: Cư, Tắc, Sang, trước khi gặp Ngài Chiêu. Ngày 27-1-1926, do lịnh của Đức Chí Tôn, 4 Ngài: Trung, Cư, Tắc, Sang đến gặp Ngài Chiêu tại nhà riêng, xem Ngài Chiêu là Anh Cả. Khi Đức Chí Tôn dự định phong Ngài Chiêu vào phẩm Giáo Tông thì Quỉ Vương đòi thử thách Ngài Chiêu. Sau 5 ngày thử thách, Ngài Chiêu thua nên đành mất ngôi Giáo Tông. Ngày 25-4-1926, Ngài Chiêu tự ý tách riêng ra và sau đó xuống Cần Thơ lập Chi phái Chiếu Minh. 

Năm 1934, Cầu Kho trở thành trung tâm của một chi phái khác, có thể gọi bằng tiếng Pháp là "Union de toutes les sectes Caodaistes" (Hiệp nhứt các chi phái Cao Đài), ông Nguyễn Phan Long làm Chủ tịch. Ông Long là Cựu Nghị viên Hội Đồng Thuộc địa, hiện nay là ký giả của báo La Dépêche tại Sài Gòn. Tòa Thánh Tây Ninh (TTTN) trách cứ những người bất phục tùng nầy vì họ theo chủ nghĩa xu thời chánh trị, nên đã từ chối tất cả những cuộc giảng hòa.

Nguyễn Văn Ca

Năm 1930, một chi phái khác: Minh Chơn Lý do ông Nguyễn Văn Ca lập ra ở Mỹ Tho. Ông Ca là Quận trưởng hành chánh ngoại hạng, tự xưng là Chưởng Pháp, sau khi hành đạo tại TTTN từ năm 1927 đến 1930, với chức vụ: Chủ trưởng Chức sắc và Chưởng quản Nam Tông đạo. Năm 1930, ông Ca ở Mỹ Tho trong một Thánh Thất được xây dựng do tài sản riêng của ông mà ông đặt tên là "Tòa Thánh Trung Ương". Được sự giúp đỡ của ông Krauthei-mer, Thống đốc Nam Kỳ, ông Ca chuyên chú vào công việc truyền đạo, thâu nhận nhiều tín đồ, nhứt là trong vùng Tây Nam Kỳ. Nhờ người em khá trẻ của ông (rất được ông Krautheimer yêu mến), kẻ đối nghịch kịch liệt của Ngài Lê Văn Trung, mà Tòa Thánh Trung Ương chiêu mộ.

Một cách cá nhân, tôi (tác giả) có mối liên hệ anh em với ông Ca, ở thời kỳ mà tôi không muốn mọi người can thiệp vào những bàn cãi nầy, biết rất rõ tất cả sự chia rẽ tôn giáo, tất cả những khoe khoang, những cái hư vinh, tất cả cái vô giá trị của chi phái và tiểu chi phái, có trong Đạo Cao Đài và không phải không có lý do ! Sự khinh thường sâu sắc của nhà cầm quyền, có giá trị chỉ thấy trong sự lan tràn vô nghĩa lòng kiêu căng mà sự biểu lộ chắc chắn của đám người bịp bợm hay tham vọng.

Lúc đó tôi không biết sự ganh đua giữa Ngài Trung và ông Ca đã lên cao trong thời gian trước đây khá xa:
"Vào năm 1895, ông Nguyễn Văn Ca học lớp năm thứ năm trường Trung học Adran, tại Sài Gòn, trong lúc đó ông Lê Văn Trung, ít hơn ông Ca 5 tuổi, học lớp năm thứ ba trường Trung học Chasseloup-Laubat, cũng tại Sài Gòn.

Trường Trung học Adran, được điều khiển bởi các Huynh Công giáo và được chánh phủ trợ cấp, lúc đó bị bãi bỏ. Người ta tổ chức một kỳ thi chung cho các học sinh lớp năm thứ tư và thứ năm của trường Adran với các học sinh lớp năm thứ ba của trường Chasseloup-Laubat (trường nầy chỉ được lập ra từ 3 năm nay). Lê Văn Trung đậu hạng nhì, trong lúc đó học sinh Nguyễn Văn Ca ở lại lớp thi chỉ đậu hạng sáu. Cả hai ông cũng như nhiều thí sinh thi đậu khác được bổ nhiệm làm Thơ Ký cho chánh phủ Nam Kỳ.

Ông Lê Văn Trung nổi tiếng là tinh nghịch và ông Nguyễn Văn Ca thì hay cau có và thù vặt. Ông Trung rất được cấp trên yêu mến, nên được thăng tiến nhanh.

Năm 1906, ông Trung được bầu làm Nghị viên Hội Đồng Thuộc địa và vài năm sau, ông đạt danh hiệu mong muốn nhứt là Nghị viên Hội Đồng Chánh Phủ (một nhân sĩ hạng nhứt Việt Nam), địa vị nầy trở nên trống bởi cái chết của Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương ở Chợ Lớn [Ông Đỗ Hữu Phương là quan chức cao cấp nhứt của Nam Kỳ], trong lúc đó, ông Ca tiếp tục làm nghề Thơ Ký tầm thường. (*)

Năm 1926, hai cựu học sinh trung học lại gặp nhau trong nền Tân tôn giáo. Ông Trung trở thành Đầu Sư Thượng Trung Nhựt và ông Ca chỉ được phẩm Phối Sư Thái Ca Thanh, ở địa vị thuộc cấp của ông Trung.
Nhưng ông Trung tinh nghịch thuở trước, nay thì khôn khéo hơn và trở nên một Chức sắc gương mẫu. Ông tỏ ra rất tôn trọng Thái Ca Thanh và đối đãi với ông Ca.

(*) Dịch giả đính chánh: Ông Ca trước khi nhập vào Đạo Cao Đài, đã được thăng lên ngạch Đốc Phủ và có lần làm Quận Trưởng ở Châu Đốc. Như người anh lớn tuổi hơn. Để chứng tỏ thiện cảm của mình đối với Thái Ca Thanh, ông Trung tín nhiệm giao phó cho ông Ca điều khiển Hội Thánh và bổ nhiệm ông làm Chủ tọa Hội Thánh mặc dầu phẩm trật của ông Ca không được dành cho những chức vụ cao như vậy.

Cái vẻ bề ngoài của hai vị làm cho người ta tưởng rằng, Thượng Trung Nhựt và Thái Ca Thanh sẽ cùng nhau đi qua những ngày cuối của cuộc đời tại Tòa Thánh và từ đây sống với nhau trong tình huynh đệ không thể phân ly.

Tuy vậy, cuối năm 1930, vâng Sắc lịnh của Đức Giáo Tông, qui định các Chức sắc từ phẩm Phối Sư trở lên phải ở hẳn tại Tòa Thánh. Ông Thái Ca Thanh đến lúc nầy vẫn đi lên xuống như con thoi giữa Tây Ninh và gia đình ở quê nhà tại Mỹ Tho. Ông Ca yêu cầu Ngài Thượng Trung Nhựt cho phép ông trở về gia đình trong 15 ngày để thu xếp việc nhà một lần cho tất cả, để rồi có thể  tiếp tục trở lại Tòa Thánh và ở hoàn toàn cố định nơi đó.
Vậy là ông Ca đã tự ý từ bỏ các bạn tốt.
Nhưng lạ lùng thay số phận của Thái Ca Thanh !
Mặc dầu có lời hứa chánh thức là ông không dừng lại ở Thánh Thất bất phục tùng Cầu Kho (Sài Gòn), khốn khổ thay ông bị lôi kéo bởi những người cầm đầu chi phái Cầu Kho và ông không có can đảm chống lại. Ông Ca ở lại Cầu Kho trong vài tuần, nơi đó ông bị thay đổi hoàn toàn.

Phần khác, không nghi ngờ gì nữa, ông Ca được cố vấn sái quấy bởi những người bất phục tùng tại Cầu Kho, nhứt là bởi Cựu Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang, ông nầy tổ chức chống lại Ngài Thượng Trung Nhựt, và phần khác, ông Ca có nhiều sự buồn phiền trong gia đình (vợ và các con của ông không chịu theo Đạo Cao Đài, làm cho ông rất khổ sở), ông Ca không trở về Tòa Thánh nữa.

 Lúc ấy ông Ca lập chi phái Minh Chơn Lý và ông xem Tây Ninh là chi phái dối trá và là tác phẩm của ma quỉ !  Chúng tôi xin kể thêm:
- Các Thần linh tinh quái, ban cho Thánh Thất của Thái Ca Thanh cái tên là: Tòa Thánh Trung Ương. Bởi cơ bút của những đồng tử ấy, Cựu Chưởng Pháp Trần Đạo Quang được cất nhắc lên làm Đại diện của Đức Giáo Tông Vô Vi Lý Thái Bạch, phẩm tước thuần túy là danh dự hàm, nhưng thực tế thì Ngài Trần Đạo Quang dùng làm bù nhìn cho ông Ca, ông Ca mới là lãnh chúa, người chủ duy nhứt.

Ông Thái Ca Thanh được chỉ định là Đầu Sư Thái Ca Nhựt. Ngài Lê Văn Trung mang Thánh danh là Thượng Trung Nhựt: Thượng (phái Tiên), Trung (tên), Nhựt (mặt trời), Thánh danh ấy có nghĩa là: đạo đức của Ngài được so sánh với ánh sáng rực rỡ của mặt trời. Ông Thái Ca Thanh tưởng rằng, khi được chỉ định làm Đầu Sư thì đổi chữ Thanh phía sau thành chữ Nhựt. Ngài Lê Văn Trung tự thấy mất cái danh hiệu Đầu Sư của Ngài và mất luôn Thánh danh Nhựt (mặt trời).

Ước vọng của ông Ca được tràn đầy vì nó không còn chịu đựng tình trạng thấp kém thể hiện đối với Thượng Trung Nhựt mà mặc cho tất cả, cái tên Lê Văn Trung vẫn còn trong trí não của ông Ca, là địch thủ may mắn năm 1895 và là nhân sĩ hạng nhứt trong hạnh phúc phi thường.

Chỉ có những kẻ phàm tục sống xa các trung tâm tôn giáo, tỏ ra ngạc nhiên về bài đọc nầy. Những Thánh Thất, Tịnh Thất, những giáo hội và phái tu khác, những người tu đạo và những người thế tục, những hệ thống Chức sắc mà với những sự ganh đua và thù hận bi thảm.

Lúc ấy, Mỹ Tho rõ ràng là được nâng đỡ bởi những đồng minh cao cấp trong chánh quyền, mưu toan phá hủy Tây Ninh đúng vào lúc có những cơn biến động của cộng sản: ông Krautheimer luôn luôn không chịu ảnh hưởng, cũng không hành động, vì xem ông Lê Văn Trung là Nghị viên của Hội Đồng Chánh phủ ......

Sự thịnh vượng ấy rất ngắn ngủi, hơn thế nữa.
Từ năm 1936, Mỹ Tho không còn biết những thành công lớn của thời trước và những đổi thay tận gốc rễ có tính cách mạng của Đạo Cao Đài, bởi hận thù Tây Ninh, không chỉ là một kỷ niệm lịch sử. 

Tôi khổ tâm khi viết ra các việc nầy. Cá nhân tôi với ông Ca chỉ có các liên lạc thân ái tuyệt vời. Nhưng tôi thử viết lịch sử, điều đó rất khó khăn đối với tất cả mọi người, lịch sử của một tôn giáo với những khó nhọc và say mê buổi khởi đầu.

Một chi phái khác du nhập từ Trung hoa (Minh Đường), thành thạo về Yoga, lợi dụng sự khao khát những điều kỳ diệu và thần bí của người Việt Nam:
- Trong một đàn cơ, THẦY (Đức Chí Tôn) biết được ông Trần Đạo Quang còn ham danh lợi và muốn lập một nhóm gồm nhiều người phe mình để dự bị việc phân chi lập phái, nên THẦY nói với  ông bằng các câu nầy:
" Đạo Quang, hãy biết rõ rằng, THẦY xem người nào tìm cách gây chia rẽ là kẻ thù của THẦY."
Đó là một lời cảnh cáo !

Để làm cho tất cả con cái của Đức Chí Tôn thấy rõ rằng, đạo đức không ở trong một thân hình đẹp hay trong bộ râu rậm, hay trên một dáng ngoài đáng kính, THẦY ra lịnh làm bảy cái ngai cho các chức vụ Giáo Tông, Chưởng Pháp và Đầu Sư để đặt trong Tòa Thánh Tây Ninh, ngay sau chánh điện và hướng mặt ra các Chức sắc và tín đồ.

Vào một ngày nhứt định cho lễ khánh thành, Ngài Trần Đạo Quang và các vị Chưởng Pháp và Đầu Sư khác, lên ngồi trên những cái ngai nầy để tham dự một đại lễ. Những Chức sắc và tín đồ phía trước đều quì xuống hướng mặt lên các ngai nầy. Những vị Chưởng Pháp và Đầu Sư khác lên ngồi trên ngai một cách yên ổn, về phần Ngài Trần Đạo Quang thì khó nhọc lắm mới ngồi được trên ngai của ông, thì một lực vô hình đẩy ông té xuống đất: ông không xứng đáng với phẩm vị của ông. Lúc ấy, những người dự lễ xét đoán được cái giá trị đạo đức thực sự của Ngài Chưởng Pháp Trần Đạo Quang.

"Không thể tạo ra một phương kế nào nơi Tòa Thánh, mà nơi đó ông phải cư trú luôn luôn cho đến khi thoát xác và là nơi mà sự tu luyện Yoga không được chấp nhận, Ngài Trần Đạo Quang liền bỏ đi, trước tiên ông liên kết với Thánh Thất Cầu Kho vào năm 1928 và sau đó năm 1930, ông đến với người chiếm đoạt Thái Ca Nhựt, để sang năm sau ông đến Giồng Bướm (Rạch Giá) để xây dựng một Thánh Thất mà ông là chủ từ đấy.

Có một sự chia rẽ trong chi phái nầy, làm cho các nổ lực truyền đạo ở Hà Nội và Hải Phòng trở nên vô ích, và nó bước vào thời kỳ đình trệ.

Chi phái Bến Tre hiện nay được kể là đối nghịch nhứt. Bến Tre oán hận Tây Ninh, nơi đó họ nói rằng:
" Tây Ninh không còn là Đạo Cao Đài đúng nghĩa do Thượng Đế lập nên, mà là chi phái Phạm Môn do Ông Hộ Pháp Phạm Công Tắc lập ra. Vị nầy đã chiếm đoạt Tòa Thánh để thiết lập nơi đó một chi phái từ lúc cái chết của vị cựu lãnh đạo Lê Văn Trung. Những người nào trong Đạo Cao Đài, Chức sắc hay tín đồ, nếu từ chối nhập vào chi phái Phạm Môn thì bị bỏ riêng ra khỏi Tòa Thánh một cách không thương tiếc."

Đây là nguồn gốc của chi phái Phạm Môn mà nhiều tín đồ Cao Đài hiện nay còn lầm lộn với Đạo Cao Đài đúng nghĩa, bởi vì Phạm Môn được dựng ra ở Tòa Thánh để làm thiệt hại Tòa Thánh và  ông Phạm Công Tắc được giao phó Tòa Thánh bởi sự chiếm đoạt chức vụ lãnh đạo tối cao của Đạo Cao Đài.

Từ năm 1931,  ông Phạm Công Tắc, chưởng quản các đồng tử, không bằng lòng Hội Thánh Cao Đài trong thời kỳ nầy dưới sự điều khiển của vị cựu lãnh đạo Lê Văn Trung nên ông Phạm Công Tắc thiết lập chi phái Phạm Môn, gọi theo họ Phạm của ông. (*)

Những người theo Phạm Môn, số lượng chừng 400 đến 500 người, liên kết với nhau bằng lời thề. Họ luôn luôn hiềm thù những tín đồ Cao Đài thuần túy. Ông Phạm Công Tắc được họ gọi là Sư Phụ, kế dưới Đại Từ Phụ, ông gọi những người Phạm Môn là "con" giống như Thượng Đế gọi chúng ta trong các Thánh giáo của Ngài.

Cố lãnh đạo Lê Văn Trung hoàn toàn chống lại việc thành lập Phạm Môn mà ông coi như là "quốc gia trong một quốc gia" rất nguy hiểm đối với Đạo Cao Đài, bởi vì nó theo đuổi một mục đích tuyệt đối vật chất và vụ lợi. Do đó, nó chính là một loại hiệp hội của những tín đồ Cao Đài, phần nhiều những người dốt nát, chung góp tài sản và công sức để lợi dụng tôn giáo vào lợi ích chung của họ.

Giáo lý của Đạo Cao Đài trừ bỏ sự thù hận và thuyết giảng lòng bác ái, xem tất cả mọi người như anh em được sanh ra bởi cùng một Cha chung thiêng liêng. Phạm Môn thực hành sự ích kỷ và tuyên truyền sự thù hận, chống lại tất cả những người không cùng một phe với họ. Đạo Cao Đài qui định luật lệ về Ngũ giới cấm của Phật giáo, Phạm Môn không biết đến những luật lệ nầy và thường dùng sự xảo trá và nói dối để sống và truyền bá.

Chánh phủ thuộc địa luôn luôn thiện cảm và tử tế với Đạo Cao Đài từ lúc thành lập năm 1926. Một số lớn Thánh Thất được phép hoạt động trong tất cả các tỉnh Nam Kỳ. Sự cúng kiếng được hoàn toàn tự do, không bao giờ có một ngăn trở có hệ thống nào.

Trái lại, giữa nhiều chi phái của Đạo Cao Đài  bao gồm cả Phạm Môn, có thu hút sự chú ý của công quyền bởi các hành động khả nghi. Thí dụ như, một chi phái như thế, đã tổ chức một cuộc lể để phong tặng như một ông vua, một đứa bé sơ sinh, con của một vị (*)

Dịch giả đính chánh:
Phạm Môn (PM) không phải là chi phái, mà là tổ chức của những người tu chơn, không mang phẩm tước Chức sắc, tự làm ăn sinh sống để tu hành chớ không thâu nhận của thập phương. Phạm là Phật, không phải họ Phạm. PM là Cửa Phật. Ngày 5-3-1934, 500 tu sĩ PM giữ gìn chặt chẽ TTTN, không cho nhóm của ông Tương Bến Tre, từ Sài Gòn kéo lên dùng bạo lực đánh chiếm Tòa Thánh, nên ông Tương rất oán hận PM và Đức Hộ Pháp. Do đó mà có những lời vu cáo rất nặng nề nầy. Trong những vị lãnh đạo và ban cho nó nhiệm vụ Tổng Chỉ Huy quân đội. Phần khác, người Phạm Môn được hứa bằng cách đóng góp tiền bạc, sẽ được ban cho phẩm tước và đất đai mà vị lãnh đạo của họ do Thượng Đế giáng sanh, sẽ sắp đặt trong nay mai.

Như thế, tất cả chi phái đều được sanh ra từ Thần linh học phàm tục mà các chi phái ấy đã lạm dụng, làm đối tượng cho sự giám sát của cảnh sát, và do sự giám sát nầy, các chi phái đôi khi bị những khó khăn.

Đó là những chi phái làm biến thể giáo lý đẹp đẽ của Đạo Cao Đài và họ làm những điều tổn hại lớn. Những chi phái ấy xé nát Đạo Cao Đài thành nhiều mảnh và họ đã làm giảm giá trị trước mắt nhơn sanh. Không sanh ra nhiều lần và bất hạnh, tôn giáo thiêng liêng nầy đã cải hóa toàn xứ Nam Kỳ và đã tự do truyền bá giáo lý trong tất cả các phần khác của Liên bang Đông Dương. (Tài liệu đã được ký tên nhìn nhận của các đại diện Hội Thánh ngày 15-9-1938) 

Như phần trên chúng ta đã thấy, người ta phải nghĩ rằng, đó là những lời tố cáo độc ác nhứt. Bài khảo cứu của Hiền Huynh Lê Văn Bảy rất nghiêm khắc đối với vị Giáo Tông của chi phái Bến Tre, bạn thân của ông Pagès mà ông nầy nhận được nhiều báo cáo bí mật của Bến Tre.

Nhưng ở đây, chúng tôi không muốn lợi dụng tất cả tài liệu mà chúng tôi có được dưới mắt. Bao nhiêu đó có giá trị ném dầu vào lửa. Khốn khổ thay cho cái yếu đuối của con người ! Nếu những tâm hồn của người tu còn đó, làm thế nào để ngạc nhiên thấy rằng, những người tà giáo và kẻ phàm tục đến đó tàn hại nhau một cách có định kỳ ?

Chúng tôi chỉ thuật lại cái lịch sử rất đau lòng ấy trong đoạn sau đây (Những lời than phiền, mục số 3, 4, 5) :
3. Tiếp theo những cuộc vận động của những ông Juda mới, cuộc thông mưu với một viên chức trẻ đã chỉ ở trên, Tỉnh trưởng Tây Ninh đã ra lịnh chánh thức cho các thân hào nhân sĩ trong làng Long Thành (nơi đặt Tòa Thánh) hoàn toàn từ chối giúp đỡ những vị điều khiển Tòa Thánh khi họ yêu cầu và chỉ can thiệp khi có đổ máu, để rồi có thể nghiêm trị những người điều khiển Tòa Thánh và đóng cửa Đền thờ, cả trường hợp những người nầy hay đồng đạo của họ là nạn nhân.

4. Từ Tòa Thánh đi ra vài trăm thước là một nơi gọi là Thái Bình Thánh Địa (một làng hòa bình nơi Thánh địa), với diện tích 80 mẫu rừng, được khai khẩn bởi sự chăm sóc của Hội Thánh, Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt tạo lập một ngôi làng kiểu mẫu, nơi đây chỉ chấp nhận những gia đình tín đồ Cao Đài mà tất cả người trong gia đình đều ăn chay trường hoàn toàn, có đời sống lương thiện và tập quán tốt, và nhứt là những tín đồ đức hạnh, biết phục tùng luật pháp của giáo hội. Đó là một thị trấn với hơn 500 nhà có hơn 2000 người (nam và nữ) cư trú, không kể trẻ con, trong đó xây dựng một cái chợ chỉ bán toàn thực phẩm chay, không một miếng thịt, không một miếng cá, cũng không cả nước mắm.

Những người trong ngôi làng nầy là một hiện hữu chơn thật, thực sự hòa bình và hạnh phúc, không biết kẻ thù, cũng không biết kẻ đối nghịch, luôn luôn đi cúng và dùng thời giờ nhàn rỗi để trau luyện đức tánh.

Ông Thượng Tương Thanh, lúc ấy đại diện Đạo Cao Đài bên cạnh chánh quyền, tự để bắt buộc phá hoại cái chợ nầy. Tỉnh Tây Ninh liền cất một cái chợ công cộng trên một mảnh đất công cách nơi ấy chừng vài trăm thước, nơi đây, các thực phẩm ăn mặn được bày bán đầy đủ.

Với sự giúp đỡ của chánh quyền, Thượng Tương Thanh và Ngọc Trang Thanh thúc giục những cư dân trong làng kiểu mẫu nổi lên chống lại quyền hành của Giáo Tông. Lợi dụng việc đứng tên làm chủ miếng đất cất chợ,

Thượng Tương Thanh cất lên tại miếng đất ấy, với sự tán thành của chánh quyền, một cái nhà liên hiệp dành cho những người nổi loạn đến nơi đó để tạo ra những rối loạn khác, chửi mắng Đức Quyền Giáo Tông và những Chức sắc khác, tìm cách làm hại tất cả những người nào còn mến mộ Ngài Thượng Trung Nhựt. Người ta đi đến Tòa Thánh để giục loạn nơi đó.

Kể từ lúc đó, ngôi làng kiểu mẫu trở thành một nơi tiêu khiển phàm tục, những sòng bạc được lập ra và hoạt động thường xuyên bởi đủ các hạng người. Tòa Thánh không thể kiểm soát được và có rất nhiều người ăn chay thuở trước trở thành người ăn mặn một cách đau khổ !

Những người chơn thật phải rời bỏ làng nầy và đi đến ở trên những mảnh đất khác chung quanh Tòa Thánh hay trở về xứ sở của họ. Chẳng bao lâu sau, những kẻ chống đối bị lôi cuốn vào cuộc sống phóng đãng, trụy lạc, sự vô đạo còn đi xa hơn nữa, xa khỏi đất Thánh. Một số người trong bọn họ từ bỏ tôn giáo hay tập hợp vào một chi phái chống đối khác. Hiện nay, nơi ấy chỉ còn chừng 30 nhà và các tín đồ nhìn ngôi làng ấy từ thời phồn thịnh, không thể cầm giọt lệ  trước một khung cảnh điêu tàn.

Như thế, ngôi làng kiểu mẫu đã bị tàn phá mà Cố Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đã lắm nhọc nhằn tạo lập ra và làm cho nó phồn thịnh.

Ngài Thượng Trung Nhựt lập ra ở Tòa Thánh những tiểu thủ công nghiệp để dạy nghề các tu sĩ và con cái của họ, nhứt là các trẻ mồ côi, có một cái nghề để cho chúng mưu sinh một cách lương thiện. Thượng Tương Thanh đã nhận lãnh sứ mạng phá tan tất cả công trình của Thượng Trung Nhựt và tìm kiếm các lý do cho cái hiệu quả đó. Ông Tương giảng đạo cho những người mới đến rằng, muốn đạt đến cuộc sống của một tu sĩ thật sự, chỉ cần tụng kinh từ sáng đến chiều mà không cần làm việc như người thế tục và người ta có thể nên bắt chước các nhà sư khất thực của Cao Miên hoặc Thái Lan.

Có nhiều tu sĩ công quả làm nghề trồng rau trong khu vực Thánh địa. Dưới cái cớ là hiệu quả thấp, không lợi nhiều, tiền nhân công mắc hơn các sản phẩm thu hoạch, nên ông Thượng Tương Thanh cho ngưng lại tất cả các nghề nầy và gởi trả tất cả tu sĩ làm vườn về gia đình của họ. Sự bãi bỏ các nghề thủ công và ngưng lại các nghề trồng trọt có hai mục đích:
- Thứ nhứt là vâng theo lịnh của chánh quyền.
- Thứ nhì là làm nãn lòng tất cả tín đồ Cao Đài ở tại Tòa Thánh để cho họ trở về nhà của họ, bởi vì phần lớn những người nầy đều tiếp tục ái mộ Ngài Thượng Trung Nhựt (1) và họ tôn sùng Ngài như Thượng Đế, mặc cho tất cả những xác tín, những áp lực và đe dọa.

5. Vài tín đồ ở chung quanh Tòa Thánh không thể trả tiền thuế kịp thời, họ bị bắt và bị kiện trước tòa án vi cảnh. Tòa kết án họ bị phạt tù và phạt tiền và người chịu trách nhiệm dân sự về tiền phạt vạ là Ngài Thượng Trung Nhựt, thay vì là Ngài Thượng Tương Thanh, đại diện tôn giáo lúc ấy bên cạnh chánh quyền.

Để phản kháng bản án bất công, Ngài Thượng Trung Nhựt không trả các món tiền phạt ấy và Ngài để cho họ bắt bỏ tù Ngài với tấm huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh của Ngài !!

Trong sự mong muốn làm nhục Ngài Thượng Trung Nhựt, ông Vilmont Tỉnh trưởng Tây Ninh đã không dùng một nghi thức nào để tước bỏ tấm huy chương nầy.
(1) Để cho rõ ràng bài tường thuật nầy, chúng ta lưu ý rằng: Lê Văn Trung là tên của Ngài Thượng Trung Nhựt trong tôn giáo.

Người ta không có một sự tôn trọng nào đối với Ngài Lê Văn Trung, một nhân sĩ bậc nhứt của Việt Nam, cũng không tôn trọng tấm huy chương cao quí nhứt của nước Pháp mà dưới con mắt của Ngài Lê Văn Trung, nó không có một giá trị nào hết. Ngay khi ra khỏi khám đường, Ngài Lê Văn Trung liền viết một văn thơ gởi Tổng Thống nước Cộng Hòa Pháp để hoàn trả tấm huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh (một sự kiện lịch sử rất quan trọng).

Để phản đối sự bất công nầy và sự chửi mắng vào nhân phẩm của người Anh Cả cao cấp đáng kính, tất cả tín đồ Cao Đài nam nữ và nhi đồng trú ngụ nơi Tòa Thánh và vùng phụ cận chung quanh, làm một cuộc tuyệt thực phản kháng kéo dài 48 giờ, đây là khoảng thời gian bị bắt bỏ tù Ngài Thượng Trung Nhựt và chính Ngài cũng bằng lòng tuyệt thực trong tù, chỉ uống một ly nước mát mỗi ngày. Đó là sự phẫn nộ toàn thể.

Trong tủ sắt của người Thủ Bổn của Tòa Thánh, để bảo toàn những tài liệu của đạo được ông Lê Bá Trang (Ngọc Trang Thanh) giao lại, để dẫn chứng những lời oán trách chống lại Ngài Thượng Trung Nhựt, ông Lê Văn Bảy (Giáo Sư Thượng Bảy Thanh) lúc đó là Chánh Từ Hàn của Thượng Hội, bị ông Lê Bá Trang theo đuổi và lừa gạt.

Ông Trang đòi hỏi, nói rằng những giấy tờ nầy là của riêng ông, ông đòi Lê Văn Bảy trả lại cho ông vì Lê Văn Bảy giữ những giấy tờ nầy không hợp pháp, trong lúc ông vắng mặt tại Tòa Thánh. Một giấy đòi triệu tập gởi ông Lê Văn Bảy nhưng ông Bảy không nhận.

Người ta lợi dụng việc nầy để chống lại ông Lê Văn Bảy bằng một trát đòi. Ông Bảy ở Nam Vang, phải mướn một chiếc xe hơi để tự vận chuyển về Tây Ninh, dưới sự hộ tống của một nhân viên an ninh. Ông Bảy bị còng hai tay và được chở đi trong một chiếc xe có mui thông thường để chở người bị bắt. Nhưng với sự can thiệp của Trạng sư Lortat-Jacob, người binh vực Đạo Cao Đài, đã phản kháng cách xử trí đó và bảo đảm với quan tòa rằng, ông Bảy là người rất được kính trọng tại Cao Miên.

Dù rằng các tài liệu được tìm thấy một cách chắc chắn niêm phong nguyên vẹn trong tủ sắt của Tòa Thánh, nhưng vị quan tòa Tây Ninh vẫn gởi ông Lê Văn Bảy đến chỗ trắc lượng và chụp hình, tất cả giống như đối với một kẻ cướp đường. Sự oán than được sắp hạng sau đó, nhưng vì khinh thường công lý, quan tòa trả lại cho Lê Bá Trang những giấy tờ đáng ra phải thuộc quyền sở hữu của Đạo. Chúng ta đã ở vào thời buổi của sự ngược đãi khởi phát chống lại tất cả những người nào ái mộ Cố Quyền Giáo Tông, trong lúc đó, Nguyễn Ngọc Tương và Lê Bá Trang cùng những người phe cánh của họ cho đó là điều cấm kỵ.

Tuy luật pháp tôn giáo cấm các tín đồ kiện cáo những vụ án dân sự, nhưng các Chức sắc lớn thì tự cho phép mình khởi tố về tội nhẹ những Chức sắc khác đối với một vụ việc thuộc tôn giáo. Những tài liệu tôn giáo là thuộc sở hữu của Hội Thánh, chớ không phải của cá nhân Giáo Tông hay của một tín đồ nào, trong mọi trường hợp.

Ông Lê Bá Trang muốn sử dụng những thứ đó vào cuộc vận động báo chí chống lại Ngài Thượng Trung Nhựt, để rồi thử làm mất danh dự của Thượng Trung Nhựt.

Những mưu toan làm ra là để chiếm đoạt ngôi vị Giáo Tông của TTTN vì lợi ích cho chi phái Bến Tre, làm hiện ra những sự thỏa mãn khá đau khổ và những kẻ đồng mưu. Những phương thức áp dụng thật quỉ quái. Thời kỳ tiếp theo sau cái chết của Ngài Lê Văn Trung chịu nhiều đau khổ. Đây là kết luận của Hiền Huynh Lê Văn Bảy:
"Hiện nay, tiếp theo những lời phê bình chỉ trích, bao nhiêu thân hữu và người ủng hộ Nguyễn Ngọc Tương, không gọi ông là Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương, mà gọi đơn giản là Anh Cả. Thời gian vừa qua, ông Tương ký tên vào các văn thư và các Châu tri với phẩm cấp Đầu Sư Thượng Tương Thanh.

Từ năm 1938, ông tự giam mình trong căn phòng ở lầu một của Thánh Thất Bến Tre, chỉ ăn một bữa cơm mỗi ngày vào giờ Ngọ (ăn Ngọ), tu luyện Yoga và đắm mình vào Thần linh học: năng lực thông công bởi sự hiệp nhập. Đáng thương hại thay ! Ông tưởng rằng chơn linh Đức Lý Thái Bạch hiệp nhập vào ông để làm những điều kỳ diệu !

Từ năm 1932, ông Tương có những sự nghi ngờ về khả năng thông công của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc (người lãnh đạo hiện nay), nhưng từ năm 1935, ông tin tưởng hoàn toàn vào vào khả năng thông công của một mục đồng trẻ tuổi có tên là "CHO", đồng tử ứng khẩu.

Sự trừng phạt chính xác: Người ta bị trừng phạt bởi những gì mà người ta phạm tội. Ông Tương muốn giam hãm Cố Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, và bây giờ tới phiên ông bị giam hãm: Công lý hằng cửu !

Chi phái "Thiên sứ Đại Đạo" đếm được những Nguyên soái và những Nữ chiến sĩ. Chắc chắn không ? có những người trong chi phái nầy viết ra trong tờ giấy nào đó các lời khiêu khích, dù rằng có những cây kiếm bằng gỗ mà họ mang theo và họ nhớ lại họ là những chiến sĩ Trung hoa cổ trong tiền kiếp của họ. Những đền thờ kỳ quái của họ có những cái tháp giống như  những pháo đài bằng gỗ.

Chi phái Tuyệt Cốc gồm những người tà giáo mà họ tưởng rằng, muốn trở thành Phật thì cần phải cữ ăn ngũ cốc: gạo, bắp, đậu nành, đậu, mè.

Năm 1932, một nhóm chừng 12 người (gồm nam, nữ, nhi đồng) ở tại TTTN trong một cái nhà gọi là Nhà tịnh (chỗ thiền định) được tạo lập bởi sự coi sóc duy nhứt của ông Thượng Tương Thanh, được dành cho những người nào muốn thực hành thiền định và tu luyện Yoga. Đó là sở thích của ông Tương. Nhà tịnh nầy tiếp giáp với một ngôi nhà khác cũng của ông Tương mà nơi đây ông rất thích đắm mình vào thần bí và tà đạo. Những người nầy đều nhịn ăn ngũ cốc và chỉ nuôi sống bằng rau cải. Đàn ông, đàn bà và trẻ con đều cạo đầu trọc và mặc áo thầy chùa nhưng bằng vải đen. Họ thường tụng kinh Phật giáo.

Vào lúc đó, họ đều lên đồng vào mỗi buổi chiều và đôi khi kéo dài suốt đêm, đến cả ngày mai. Ban ngày họ không làm gì cả hay gần như vậy.

Ông Tương xem những người nầy như là những tu sĩ thực sự và ông đặt họ dưới sự che chở của ông. Trong lúc đó, họ đốt nhiều lần ngôi nhà mà họ ở và trò chuyện, bởi tà đạo của họ. Những sự rối loạn như thế nên Đức Quyền Giáo Tông tự thấy bắt buộc phải làm cho họ rút lui khỏi Tòa Thánh. Họ đi cất một ngôi chùa trên miếng đất kế cận đất của Tòa Thánh. Như thế đó là do ông Tương, một trong các đối tượng bất đồng ý chống lại Quyền Giáo Tông.

Trưởng nhóm Tuyệt Cốc ấy tên là Điền tự xưng là Nguyên soái, ông nầy bị bắt ba lần đưa vào nhà thương điên Biên Hòa, nơi đây sau vài ngày quan sát, người ta thả ông ra vì thấy ông là một người điên vô hại.

Cuối năm 1932, vào một đêm, tất cả nhóm Tuyệt Cốc đi đến Tòa Thánh, mưu tính lên ngồi trên những cái ngai của Giáo Tông, Chưởng Pháp và Đầu Sư, vì họ nói rằng họ đã đắc đạo thành Phật sống.

Hiện nay, nhóm của họ chỉ còn chừng 30 người (gồm nam, nữ và nhi đồng) và họ tiếp tục đời sống tà đạo. Thỉnh thoảng họ tạo ra một câu chuyện làm trò cười cho quần chúng và Tòa Thánh Tây Ninh (TTTN) phải chịu khốn khổ vì người ta xem họ là những tín đồ Cao Đài.

Từ  bi kịch đến hài kịch như người ta thấy . . .
Nhưng, mối lo âu cho sự thật buộc chúng ta nói thêm rằng, vài Chức sắc đã trải qua việc bất phục tùng Hội Thánh, cứ theo hành vi xét đoán thì đó là những lời thề giả dối. Họ đã phản bội lời thề và những lời hứa khác, được họ thừa nhận một cách tự do giữa họ.

Nay thì họ không còn đời sống dân sự, cũng không còn thánh thiện, không vâng theo (dù thế nào) Thánh giáo đã được ban cho, không lòng trung thành (rất cứng cỏi) vào chữ ký tên đã ký của mình. Từ sự cám dỗ bởi lời hứa hợp đồng (mặc kệ anh !) đến người công kích, người nầy đã xâm phạm khế ước long trọng nhứt và thiêng liêng nhứt mà nó ký nhận, trải qua làm kẻ mắc nợ biếng nhác và gian trá. Đó là sự trở lại tính hung ác dã man, sự trở lại tính vô nhân đạo !
Những Chức sắc, trừ ra các tín đồ, không biết lau sạch vết nhơ do đạo đức giả và do trọng tội.

MINH TRIẾT ĐÔNG PHƯƠNG.

Tạp chí Religio, la Rivista di Studi Religiosi tại La Mã do Ernest Buonainti làm Giám đốc đã nêu ra một bài báo về Đạo Cao Đài. Ông G. Mingiano viết như sau (trang 478):
"Victor Hugo và Đạo Cao Đài:
Một trong những bạn thân của tôi làm một cuộc hành trình đến Viễn Đông, viết thơ cho tôi từ Sài Gòn:
" Anh biết chăng, Victor Hugo đã được phong Thánh ? Đó là một tôn giáo ở Nam Kỳ gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có một tư tưởng lạ lùng là cấp cho một đại thi sĩ Pháp những vinh dự thiêng liêng. Anh nói thế nào ?"

Đương lúc ấy, ở nước Pháp, người ta phải lập một nghị quyết, cho biết làm cách nào cho xứng đáng nhứt cuộc lễ kỷ niệm 50 năm của Victor Hugo, trong khi các buổi lễ khác được diễn ra tại Panthéon (Công Thần miếu), tại trường Đại học Sorbonne, tại đảo Guernesey, được duy trì trong sự bình thường đúng mực của những vinh dự chính thức, thì đây là một tôn giáo ở Nam Kỳ ban cấp cho nhà thơ những vinh dự thiêng liêng và ghi danh ông vào hàng phẩm Thần linh. Như thế, một người được vinh dự tôn thờ (hay gần như vậy) mà trong di chúc nổi tiếng của ông không nhìn nhận tất cả giá trị và nội dung tôn giáo ở những giáo hội đã được thiết lập và chỉ nhận lãnh lời cầu nguyện của những người khiêm tốn. (1)    

(1) Vâng, có lẽ ! nhưng đừng quên rằng V. Hugo là một nhà Thần linh học (TLH) và sự ảnh hưởng TLH đối với ông làm cho đời sống của ông chia làm hai phần: trước và sau khi gia nhập TLH.

" Chúng ta hãy cho vào cử chỉ của người Cao Đài cách đối xử đúng của nó: Sự tán dương một thiên tài dĩ nhiên như là sự biểu lộ của ánh sáng thiêng liêng; sự tán dương thơ văn dĩ nhiên như là sự biểu lộ của loài người trong sự điều hòa thiêng liêng. Hình thức tôn vinh tự đóng khung một cách tự nhiên trong những quan niệm căn bản của một tôn giáo mới, mà chưa đầy 10 năm đã tập hợp được gần một triệu tín đồ.

Ở Ba lê, vào cuối năm 1931, tôi có quen biết một sinh viên Nam Vang, theo học Văn khoa tại Đại học Sorbonne. Cậu là một tín đồ Cao Đài. Cậu cho tôi biết rằng:

- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có nghĩa chính xác là Đạo Cao Đài, được thành lập vào tháng 11 năm 1925 và phô bày một sự tổng hợp ba tôn giáo lớn ở Đông phương: Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo, hợp với Thiên Chúa giáo và Thần giáo, tượng trưng Ngũ Chi Đại Đạo mà Đấng Cao Đài (Thượng Đế) mở ra cho nhơn loại để phát triển và tiến hóa tâm linh. Như người ta thấy, Hồi giáo không có chỗ đứng trong các con đường dẫn tới Đấng Tối Cao. Trái lại, Đức Chúa Jésus Christ được tín đồ Cao Đài xem là Sứ giả của Thượng Đế, giáng trần để hướng dẫn một phần nhơn loại vào con đường tu hành, con đường tương xứng với khả năng hiểu biết những giá trị tâm linh.

- Với ý thức tôn kính sâu xa, cậu sinh viên trẻ tuổi Đông Dương ấy gọi tên Đấng Christ với sự vâng phục, cậu nói với tôi về nghi lễ của Thiên Chúa giáo mà cậu biết cái ý nghĩa huyền bí, đối với tôi, tôi thú thật, là bài học cao nhứt, hiệu quả nhứt về sự dung thứ, đồng thời là một gương mẫu của tình huynh đệ chơn thật dâng lên Đấng Tối Cao, nơi đó sự khác nhau của các danh từ mà người đời cầu nguyện không làm thay đổi gương mặt luôn luôn rực rỡ bác ái.

Những tín đồ Cao Đài được phân làm hai hạng:
- Bực thứ nhứt (Thượng thừa) gồm tất cả Chức sắc từ phẩm tột đỉnh (Giáo Tông) đến hạng thấp nhứt là tín đồ mới vào tu, tất cả bị bắt buộc tuân theo chế độ ăn chay nghiêm khắc, nghèo và thanh đạm (họ tự nuôi sống duy nhứt bằng rau cải và trái cây), được xem xét gắt gao. Hội Thánh là nơi căn bản truyền thụ và gồm 7 cấp truyền thụ: Cấp cao nhứt là những anh lớn, có ưu thế tuyệt đối thông công với các sứ giả của Thượng Đế, những chơn linh cao cấp của ánh sáng mà họ nhận được khí lực, những lời giáo huấn và khuyên nhủ.

- Bực thứ nhì gồm khối đông đảo tín đồ, ngoài bổn phận giữ gìn Ngũ giới cấm, họ còn phải khiêm tốn, thật thà, vâng phục quyền hành bề trên mà họ trực thuộc và vâng lời Hội Thánh.
- Sự thờ cúng không chỉ bao gồm việc tụng kinh chung, nơi đó, các tín đồ được cầu nguyện trước một bàn thờ, trên đó đặt một quả cầu lớn trong suốt, trong đó đốt một cái đèn tượng trưng ngọn lửa thiêng. Trên quả cầu ấy vẽ một hình tam giác tượng trưng sự toàn hảo và sự tổng hợp các năng lực thiêng liêng, trong tam giác là Thiên Nhãn.

Trong tôn giáo nầy, hai trạng thái mà tôi xem là cơ bản nhứt :
- Thứ nhứt: đã là một tín đồ Cao Đài, họ không cần bày tỏ một đức tin nào, không cần liên hệ bởi một lời thề nào: Tự do tín ngưỡng là tối thượng ở nơi đây. Sự giáo dục thấy được và phát triển, không có ý bắt buộc các tín đồ, nhưng họ ưng thuận một cách tự do, sự gia nhập tự nhiên và tự nguyện.
- Thành thử, không một người nào bị trục xuất khỏi tôn giáo mà không tiếp đãi, không đi theo người nào mà nó quyết định mưu toan đường khác.
- Lời cầu nguyện của tất cả mọi người, trái lại, giúp nó được dễ dàng hơn cho những nổ lực mới.
- Và điều đó, bởi vì các tín đồ Cao Đài không chỉ thừa nhận, mà còn cảm thấy rằng, cuộc sống nơi cõi trần, cuộc sống trong thời gian và không gian, là bằng chứng, là thử thách, là kinh nghiệm mà mỗi người phải thực hiện, để rồi tiến bước vào con đường dẫn đến Đấng Cao Đài, Đấng Tối Cao. Và mỗi người có quyền lựa chọn con đường đi của mình.
- Việc tìm kiếm sự giàu có, sự chiếm đoạt và bành trướng của thế lực vật chất, đều bị các tín đồ Cao Đài lên án, bởi vì với họ, cõi Thiên đường chớ không phải cõi trần gian. Nhưng đối với họ, bổn phận và quyền lợi đồng thời liên đới với nhau trong thời gian, sự  giúp đỡ vật chất và tinh thần.

Và đó là lý do của những người ở trạng thái thứ nhì gốc của Đạo Cao Đài: về mặt dân sự hay hơn nữa về hoạt động xã hội, Đạo Cao Đài có những trường học đặc biệt dạy các nghề thủ công, giáo dục văn hóa, ngoại giao, canh nông, vv. . . cách thức bành trướng một công trình dự phòng và giúp đỡ, có tổ chức và hiệu quả.

Tạp chí Religio đăng tiếp bài của ông G. Mingiano có những dòng nhan đề là: "Minh triết Đông phương",  ông kết luận rất đặc sắc :
“ Bạch Thế Thiên (Pai-te-tien) là một thi sĩ Trung hoa. Lúc làm quận trưởng, ông đến viếng một nhà hiền triết, một đại tín đồ Thiền tông, ông nầy chọn nơi ở trên những cành cây kết lại của một cây to. Họ Bạch thoạt thấy nhà hiền triết thì kêu lớn lên: "- Chỗ ở trên cái cây nầy nguy hiểm quá !"
Nhà hiền triết cãi lại: "- Cái gì ! Cái chỗ ở của ông còn nguy hiểm nhiều hơn chỗ ở của tôi."

Và tiếp theo là cuộc đối thoại :
- Tôi là Quận trưởng, tôi không thấy một mối nguy hiểm nào cả.
- Thế là ông không tự biết mình ! Không nguy hiểm nào lớn bằng dục vọng đốt cháy ông và trí não tối tăm.
- Thế nào là lời Phật dạy ?
- Chư ác mạc tác (không làm các điều ác),

Chúng thiện phụng hành (các điều thiện vâng làm).
- Nhưng, cái đó con nít 3 tuổi cũng biết.
- Đúng, con nít 3 tuổi cũng biết, nhưng người già 80 tuổi như tôi rất khó khăn mới áp dụng kết qủa.

" Hàn Sơn (Han-Shan), thi sĩ, là một người điên, ông đi đến chùa Quốc Kinh thu nhặt những đồ ăn thừa để nuôi sống. Những thầy tu chế nhạo ông là một người điên nghèo nàn, ngây ngô và không nguy hiểm. Một ngày kia, trong một ngôi nhà hẻo lánh, Hàn Sơn kêu lên: Ta nghĩ rằng tất cả những năm qua, ta đi một cách lặng lẽ đến chùa Quốc Kinh, nơi đấy mọi người nhìn ta nói rằng: "Hàn Sơn là một người điên". Hiện thời ta suy nghĩ: "Ta có phải là một người điên không ? Ta không giải quyết được vấn đề, chính ta không biết cái Ta riêng của mình, thế thì tại sao những người khác có thể biết ta hơn ta ?”
" Không nên là một người nói nhiều, để rồi tìm được Thượng Đế trong yên lặng. Hãy cầu nguyện, cái tâm đầy dục vọng, nhưng không nên nói một lời nào. Lúc ấy, Thượng Đế sẽ ban cho anh những thứ cần thiết, sẽ nghe tiếng nói của anh, và sẽ thâu nhận cúng phẩm của anh. Giống như một cái giếng trong sa mạc mà nước rất dịu ngọt cho ai cháy cổ vì khát, Đấng thiêng liêng đóng cửa khi anh nói và mở cửa ra khi anh giữ im lặng."
Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Gabriel Gobron
Về Ci Nguồn                                            

                                                                     [1] [2] [3] [4] [5] [6]