Lịch sử Cao Đài - Phần 1 / 6 ( Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Gabriel Gobron )

VI - Kinh cầu nguyện.
Ông Gabriel Gobron là một trí thức Pháp, làm Giáo sư Trung học, làm Ký giả cho nhiều tờ báo ở Pháp, đã nghiên cứu nhiều về Thần linh học, nên khi Ngài Phối Sư Thượng Vinh Thanh phổ độ ông thì ông liền theo Đạo Cao Đài vào năm 1931, trong thời gian Ngài Phối Sư sang công tác nơi nước Pháp. Năm 1932, Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp phong cho ông phẩm Tiếp Dẫn Đạo Nhơn, cử ông làm đại diện Đạo Cao Đài tại Pháp,
tham dự các Hội nghị Tôn giáo quốc tế và các Hội nghị Thần linh học ở Châu Âu. Ông Gabriel Gobron sanh ngày 5-7-1895 tại Bayonville tỉnh Meurthe-et-Moselle thuộc vùng Loraine nước Pháp và mất ngày 8-7-1941 do bịnh nặng tại Rethel quận Ardennes nước Pháp. Ông Gabriel Gobron nói và viết thông thạo nhiều thứ tiếng ngoài tiếng Pháp : Anh, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.Vợ của ông là Bà Marguerite Gobron, cũng nhập môn theo Đạo Cao Đài một lượt với ông, được phong phẩm Nữ Lễ Sanh, sau được thăng lên Nữ Giáo Hữu.Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Gabriel Gobron tham dự nhiều lần các Hội nghị Tôn giáo thế giới, trình bày đầy đủ tôn chỉ, giáo lý và triết lý của Đạo Cao Đài, đồng thời viết nhiều bài báo binh vực Đạo Cao Đài và truyền bá Giáo lý Cao Đài. Nhờ vậy nhiều người Âu Châu mới biết được Đạo Cao Đài. Ông đau bịnh luôn nên tất cả bài viết về Đạo Cao Đài được ông giao phó và di chúc cho ông DELECOURT - GALLOIS sắp xếp và xuất bản sau khi ông mất.Ông Delecourt-Gallois giao cho nhà xuất bản DERVY xuất bản 2 cuốn sách của Gabriel Gobron viết về Đạo Cao Đài:
- Histoire du Caodaisme, xuất bản tháng 6 năm 1948.

- Histoire et Philosophie du Caodaisme, tháng 7 năm 1949.
Dẫn nhập Đạo Cao Đài.
Tiếng "Caodaisme" do chữ "Cao Đài" mà dịch nghĩa từng chữ là: Đền đài Tối cao. Từ ngữ nầy ở trong các kinh cầu nguyện rất cổ điển của Phật giáo. Điều nầy đặt nguồn gốc chính của tôn giáo nầy, trước tiên chúng ta sẽ thấy đó là Phật giáo canh tân.
Tôn giáo mới nầy (Thông điệp chủ yếu từ năm 1926) có gốc rễ nơi những truyền thống lâu đời nhất của Phật giáo và những khải thị thanh khiết nhất.

Đạo Cao Đài trong một vài điểm nào đó, được so sánh với đạo Tin Lành về nguồn gốc đối với Công giáo La mã. Vả lại, cái khả năng so sánh ấy đã vượt qua trong cái nghĩa lợi lộc, nghĩa là trong cái nghĩa hòa hợp tốt đẹp, giống như hiện tại cho phép xem xét trong một tương lai không xa, sự hiệp nhứt của các Giáo hội Công giáo trong một Tổng Giáo hội Công giáo thống nhứt.

Tính cách đặc biệt của Đạo Cao Đài là tinh thần tổng hợp. Cho nên, vai trò hòa giải của Đạo Cao Đài có thể đem lại những đóng góp lớn lao cho nền hòa bình tôn giáo hay nền hòa bình nói chung.

Không có chủ nghĩa đảng phái trong Đạo Cao Đài, cũng như thay vì dẫn tới những đối kháng giữa các tôn giáo, tôn giáo mới nầy đang và sẽ tạo ra, càng lúc càng hơn, mối khuyến dụ thường xuyên về sự hòa hợp tốt đẹp giữa nhiều sự phục tòng tôn giáo, thần bí, triết lý hay bí pháp.

Sự hòa hợp tốt đẹp của các thế lực tâm linh ban cho thế giới sự hài hòa tốt nhất trên tất cả các mặt.

Người bạn đáng thương tiếc của chúng tôi, Gabriel Gobron, muốn chứng minh cái đẹp, cái chơn thực, cái hiệu dụng của Đạo Cao Đài bằng cách trình bày lịch sử và cách hành đạo của nền tôn giáo ấy.

Gabriel Gobron sanh tại Bayonville ngày 5 tháng 7 năm 1895, đã từ trần ngày 8 tháng 7 năm 1941 tại Rethel.

Thông thạo nhiều ngôn ngữ, nhà khảo cứu không mệt mỏi trong thế giới thần linh và linh hồn, tiểu thuyết gia, sử gia, ký giả, giáo sư,  Gabriel Gobron là người hiếu kỳ và mãi mãi là người hiếu kỳ. Cao thượng, lòng quảng đại tràn ngập tinh thần, Gabriel Gobron là nhà bút chiến hăng hái.

Chắc chắn là người hiếu kỳ, nhưng không phải xu hướng tài tử, khi ông nghĩ rằng mình đã phát hiện một cái đẹp tinh thần, một chơn lý triết học hay tôn giáo, ông muốn phổ biến cho mọi người biết ngay và chia sớt với họ. Ông không ngần ngại đả kích luôn luôn hăng hái những ai mà dưới mắt ông muốn che đậy sự thật. Chính vì thế, ông đã khám phá ra Đạo Cao Đài và chính vì thế ông đã đấu tranh đến hơi thở cuối cùng, cầunguyện cho tôn giáo ấy phát triển. G. Gobron là người đại trí, nhứt là một người cao thượng.

Sau giai đoạn sưu tầm, nghiên cứu và khám phá từ năm 1930, G. Gobron là nhà truyền giáo xác tín, một người thọ giáo sáng suốt và chẳng bao lâu sau ông chính thức được Đạo Cao Đài tín nhiệm ở phương Tây và đặc biệt ở Pháp.

Những buổi thuyết giảng, những bài báo, những công trình nghiên cứu tiếp nối nhau với những bài chưa in, đã tạo thành một tập ký lục dày mà quyển sách nầy, xuất bản sau khi G. Gobron mất, là một trong những phần chánh.

Vì vậy, tác phẩm nầy tạo thành một thông điệp chính xác của thế giới vô hình. Đối với chúng tôi, đây là một tác phẩm rất an ủi, khi hoàn thành bài nầy, than ôi ! rút lại chỉ còn có 200 trang.

Thông điệp của thế giới vô hình, tác phẩm nầy xuất bản sau khi Gabriel Gobron mất, chúng tôi hy vọng, sẽ được đón nhận một cách đặc biệt bởi đông đảo bạn bè thần linh học của tác giả, người đã đóng góp rất nhiều bằng ngòi bút, lời nói và sự thực nghiệm cho Thần linh học.

Có thể nói, Thần hinh học đã đưa Gabriel Gobron đến với Đạo Cao Đài, bởi vì như thế chúng ta sẽ thấy, tôn giáo nầy chính thật là Phật giáo canh tân, đã có nơi nguồn gốc và bảo tồn đến nay những sợi dây liên lạc chắc chắn với Thần linh học. Do đó nơi tác phẩm nầy, Gabriel Gobron có ghi tiểu đề thứ nhì là : Thần linh học Việt Nam. 

Bởi tôn trọng để kỷ niệm tác giả, cũng như để chính xác trong sự trình bày, chúng tôi giữ nguyên hai tiểu đề xem như hoàn hảo :

Đạo Cao Đài,
Phật giáo canh tân, và Thần linh học Việt Nam.
Để cho đầy đủ, chúng tôi có thể nói thêm : Sự tổng hợp các tôn giáo. Làm như thế là lấn sang một tác phẩm khác mà chúng tôi hy vọng sau nầy sẽ công bố nếu như chúng tôi được sự khích lệ cần thiết. Những sự khích lệ ấy là một việc thuần túy tinh thần.

Vì Đạo Cao Đài xuất phát từ  Thần linh học để canh tân Phật giáo và sau đó sẽ phát triển trong sự tổng hợp hài hòa các tôn giáo. Như thế, đạo chẳng mất đi những ưu điểm trong nguồn gốc Thần linh học, cũng không trong nguồn gốc tạo thành của Phật giáo.

Là khoa Thông Thiên học thực sự, giáo lý Đạo Cao Đài, với sự chọn lọc hoàn hảo, thu hút tất cả cái Thiện cái Mỹ của các tôn giáo khác, nhứt là những tinh hoa trong luân lý thực hành, hoặc trong lễ nghi, hoặc trong triết lý.

Tánh khiêm cung của “Anh Gago” (đó là tiếng mà các tín đồ Cao Đài ở Đông Dương gọi Gabriel Gobron) khiến ông vui lòng giới hạn vai trò mình là người tranh luận bênh vực và truyền bá nền Tân tôn giáo. Những nghiên cứu, sự thiền định, sự thần bí của Gago làm cho ông xứng đáng hơn nữa. Ta có thể nói rằng, ngày hôm nay, Gago là một triết gia đầu tiên và một sử gia đầu tiên của Đạo Cao Đài.

Công trình của ông dường như chưa hoàn thành khi ông từ bỏ đời sống hằng ngày để đi vào cõi Đông phương vĩnh cửu; với sự phát hành sách nầy, giá trị sử gia của Đạo Cao Đài được xác nhận.

Từ thế giới vô hình, Anh Gago sẽ soi sáng và che chở chúng ta vì đó là ý muốn sâu thẳm trong đức tin của ông.

Một cách thành kính, chúng ta hãy nghe ông nhận lãnh sứ mạng với sự khiêm tốn hoàn toàn tính cách Cao Đài :

"Nếu tôi nhận lãnh vai trò khô khan của một sử gia đầu tiên của Đạo Cao Đài, chính là vì những huynh đệ và thân hữu Việt Nam của tôi đã phán đoán trong sự khoan dung thái quá của họ rằng tôi là một trong những người phương Tây có nhiều tài liệu nhứt về sự tiến triển và những khổ não của Đạo Cao Đài."

"Một sức khỏe mong manh khó giúp tôi hoàn thành bổn phận nặng nề của một nhiệm vụ như thế. Tôi xin lỗi quí độc giả chú ý, kế bên tất cả khiếm khuyết trong công việc của tôi, tôi chỉ cầu xin quí vị nhất là tha lỗi cho tôi, khi nó đưa tôi đến chỗ quá đáng, nghĩa là của tình huynh đệ, cả với các vị đối nghịch và kẻ thù rằng : Đây là một tín đồ Cao Đài không xứng đáng, nó cũng không đi đến quyền lực của lãnh chúa, người bịnh sẽ vứt bỏ cái mũ của nó trong sự tức giận và chà đạp lên những văn phẩm thần thánh của Đấng Christ, của Đức Phật, Đức Khổng…"

Với sự sám hối, chúng tôi gởi đi thông điệp nầy, cuối cùng, chúng tôi im lặng để độc giả, thoát khỏi những lời phê bình của chúng tôi, đọc di cảo đầu tiên nầy của Gago.
Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Gabriel Gobron
Về Cội Nguồn                              [1] [2] [3] [4] [5] [6]