Tiểu Sử 28 Vị Tiền Khai Đại-Đạo - Chương III ( Nguyên-Thủy )

07- Ông LÊ-BÁ-TRANG (1879-1936)
Thánh danh Ngọc Trang Thanh

Đốc-phủ-Sứ Chợ-lớn
Ông Lê Bá Trang sanh năm 1879 tại làng An Qui, tổng An Trung, tỉnh Sa-đéc. Ông theo Tây học, thi đậu ngạch Tri Huyện, được bổ làm Chủ Quận Thủ Ðức, rồi thi đậu Tri phủ, được bổ làm Chủ Quận Chợ Lớn, được thăng Ðốc Phủ Sứ, làm Chủ Quận Vũng TàuÔng nhập môn theo Ðạo Cao Ðài vào tháng 5 năm 1926 (Bính Dần), được Thiên phong Ngọc Chánh Phối Sư vào ngày 3-7-Bính Dần (dl: 10-8-1926).
Năm 1929, Ngài Lê Bá Trang xin từ quan và phế đời về Tòa Thánh Tây Ninh hành Ðạo. Năm 1930, Ngài Lê Bá Trang được thăng lên Quyền Ngọc Ðầu Sư, cùng một lượt với Ngài Nguyễn Ngọc Tương. kỳ ông Trang lập Chi phái:
Ông Trang cùng với ông Tương rút về Bến Tre lập Ban Chỉnh Ðạo, sau đó biến thành Chi phái Bến Tre. Ông được Ðại Hội Vạn Linh của phái Bến Tre bầu làm Ngọc Chưởng Pháp.
     Ông Trang qui liễu tại Bến Tre ngày 30-5-Bính Tý (dl: 17-7-1936), liên đài được đưa về Tòa Thánh Tây Ninh ngày 21-7-1936, được Toà-Thánh nhận cho vào nhập bửu tháp ở phẩm Quyền Ngọc Ðầu Sư.
            Đức Hộ-Pháp phán định: Những Chức sắc phế phận, bỏ Toà Thánh ra đi, đã bị Hội Thánh ngưng quyền, nay ăn-năn hối cải, muốn trở về tạ tội xin Hội-Thánh khoan hồng, thì khi ra đi mang phẩm tước gì, nay trở về phải mang phẩm tước đó, chứ không thể xưa là một phẩm Quyền Đầu sư nay quay trở lại với một phẩm Giáo-Tông được ! Với những hình thức cờ quạt lộng tàng, tiền hô hậu ủng như thế này không thể chấp nhận cho vào Toà Thánh được" .
Ðàn cơ tại Phạm Nghiệp ngày 11-6-Bính Tý (dl: 28-7-1936), phò loan: Ðức Hộ Pháp và Cao Tiếp Ðạo, Ðức Quyền Giáo Tông giáng cơ nói về chơn linh của Ngài Lê Bá Trang bị đọa nơi Lạc Hồn Trì, ghi lại như sau:
      THƯỢNG TRUNG NHỰT
          Chào mấy em.
“Thượng Phẩm nói với Qua mấy em đợi.
Ôi! Qua nghĩ lại bắt tức mình, mấy em nghĩ lại mà coi, một kiếp sanh đâu mấy lát, cái giả cuộc trần hoàn tuy xem nháy mắt mà ảnh hưởng nó sâu sắc biết là bao, nào là danh, nào là vị, nào là tước, nào là quyền, nào là vinh, nào là trọng, rốt sự rồi cũng không còn mảy mún giá trị chút gì nơi cõi Hư linh Hằng sống, bất quá như còn vui dự đặng một tiệc ngọt ngon của khách phong trần say sưa một lát mà đòi phen chịu thảm cả đời.
Qua đến viếng TRANG nơi Lạc Hồn Trì, nó nằm mê sảng sốt, đau lòng hết sức, như lời Thất Nương và Bát Nương làm chứng, thì dầu cho Qua có đến gần nó lúc  nầy
cũng không bổ ích chút nào cả, phải đợi cho nó từ từ định tỉnh, may ra có tay Thất Nương giải mộng thì thỉnh thoảng định tỉnh tinh thần. Nếu Qua cượng cầu thì chẳng khác nào hầu chuyện với người điên, chọc thêm loạn tánh.
TÁM, Em nên phò loan đặng Qua truyền tin  TRANG
cho Em hiểu. Khi nãy, Qua thấy em có khách nhiều thì phải, thôi Qua đi.” Thăng.
      Hộ Pháp Ðường ngày 17-10-Bính Tý (dl: 30-11-1936), phò loan: Ðức Hộ Pháp và Cao Tiếp Ðạo. Ðức Quyền Giáo Tông giáng cơ nói về chơn linh của ông Trang và ông Tương:
THƯỢNG TRUNG NHỰT
… “TRANG khóc quá bây ơi! Vừa hiểu hiểu chớ còn khi
tỉnh khi say, nhưng Qua theo bên mình ủng hộ, không sao phòng ngại. Em TÁM làm ơn nói với con Hai cho nó biết, kẻo lo rầu tội nghiệp.
Hộ Pháp bạch: - Biết nó nghe không?
- Em cứ nói giùm. Cha chả ! Va oán Em đánh va hôm nọ lắm. Qua an ủi mà hễ tỉnh thì cằn-rằn hoài. Em nên viết cho va một cái thơ an ủi, cậy Qua đưa giùm  đặng
Qua thừa dịp thức tánh va một chút. Em làm ơn giùm.
    ….. Ôi! Thây kệ, đừng giận làm gì nữa. Nếu Em thấy va lúc nầy thế nào Em cũng tội nghiệp. Em làm phước làm giùm cái tháp cho va, hễ tỉnh thì hỏi có bao nhiêu đó hơn hết. Ôi! TƯƠNG là cục nợ báo đời của TRANG, do căn kiếp phải vậy, dầu khi chết cũng còn theo báo hại.
           Em biết TƯƠNG là ai chăng ?
Ðứa nào nói trúng, Qua thưởng một củ mì !.
          - Qua nói nhỏ: NGÔ TÔN QUỜN đó biết không?...
Cái chết của Ông Lê Bá Trang:
Ngày 30-5-Bính Tý (Thứ Sáu: 17-7-1936). Ông Tri phủ Lê Bá Trang, là Ngọc Chưởng Pháp của Ban Chỉnh Đạo (Bến Tre) từ trần. Ban Chỉnh Đạo xin Hội-Thánh Cao-Đài Toà-Thánh Tây Ninh cho ông Trang được an táng nơi nội-ô Toà-Thánh Tây-Ninh. Dù rằng ông Trang đã bị Hội Thánh Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-Độ lập Đạo Nghị định thứ 17 ngưng quyền cả hai Ông: Tương và Trang ngày 26-5-Quí Dậu (Thứ Ba: 18-7-1933) rồi. Nhưng Hội Thánh vẫn rộng quyền ân tứ  như lời cầu xin. Thế là vào ngày 4-6-Bính Tý (Thứ Ba: 21-7-1936) Ban Chỉnh Đạo Bến tre chở liên đài ông Lê Bá Trang về Toà Thánh có cả ông  Nguyễn-Ngọc-Tương mặc phẩm phục Giáo-Tông của  phái  Bến  tre. Đoàn tuỳ tùng là Chức sắc áo mão rực rỡ, rần rần, rộ rộ kéo về Toà-Thánh Tây Ninh. Thực sự đây cũng là một “ý đồ” chiếm Toà  Thánh nữa. Nhưng…
Hội Thánh Cao-Đài Toà Thánh căn cứ vào quyết nghị là: Ban Chỉnh đạo Bến tre đã có Hội-Thánh riêng, giáo điều riêng, giáo lý riêng, Thánh Thất riêng  thì  không           
thể mặc sắc phục này vào Toà Thánh được. Muốn về Toà Thánh thì phải tuân theo Nghị định thứ 8 của Đức Lý Giáo
Tông là phải “mặc áo trắng”.
            Ban Chỉnh Đạo thì cho rằng: “Bằng khoán đất và tất cả giấy tờ của Đạo đều là của ông Tương đứng tên thay
mặt ngày xưa cùng với Bà Nữ Đầu sư Lâm Hương Thanh”  Thì hôm nay đây ông Tương trở về với vị thế một chủ nhà.
Bức thư số 2
Ông Ngọc-Trang-Thanh gởi các Họ Đạo đề cao
cảnh giác Thái-Ca-Thanh.
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ
(Đệ thất niên)
Toà-Thánh Tây-Ninh, le 3 Novembre 1932.
(Mùng 6 tháng 10 năm Nhâm Thân)
             Ngọc Chánh Phối-sư kiêm Chủ-trưởng Chức-Sắc
Nam-phái.
 Gởi cho chư vị Đầu họ Tỉnh và Quận Đạo.

Chú thích: TRANG: Ông Lê Bá Trang. Ðức Quyền Giáo Tông gọi Ðức Hộ Pháp là Em TÁM
               Hiền Hữu, Xin Hiền-Hữu đọc bức thơ sao lục dưới đây của Thượng Tương-Thanh Chánh Phối-sư, gởi khuyên Ông Thái-Ca-Thanh ở Mỹ-Tho hồi tâm đặng trở lại đường Chánh-giáo. Các ý-kiến tỏ ra trong thơ ấy đều hạp với ý-kiến của Tôi nên khuyên Hiền Hữu đọc lại cho rõ, hiểu cho chắc rằng những việc của ông Thái-Ca-Thanh hồi giờ gánh sự rắc-rối cho nền Đạo đều do chuyện hờn giận riêng mà làm cho vừa lòng, nên không nhằm Thánh ý.  Nếu Đạo-hữu nào còn mê-tín theo Người nữa thì sau rồi dầu có ăn-năn cũng muộn và trễ bước đường công  quả.  Xin Hiền Hữu truyền lại cho chư Đạo hữu Nam Nữ rõ biết mà tránh việc lầm lạc ấy, hầu đi cho cùng bước Đạo mà về Thầy. (Ký tên - Ngọc Trang Thanh)

o0o

Tri phủ sở thuế thân Sài-gòn
Ðêm 30 tháng chạp Ất Sửu (dl: 12-02-1926)

THẦY cho thi Quan Phủ Vương Quan Kỳ:
Nhựt nhựt tân hề nhựt nhựt tân,
Niên đáo tân hề Ðạo dữ tân.
Vô lao công quả tu đương tác,
Niên quá niên hề Ðạo tối tân.
             (Đức Cao Đài)
1- Phần đời: Tri phủ Sở thuế thân:           
Ông Vương Quan Kỳ, tự Mỹ lương, người tỉnh Chợ Lớn. Sanh ngày 29-5-1880 (khai sanh ngày 4-7-1880 tại Chợ-Lớn) Ngài là cháu nội của Thống Chế Vương Quan Hạc. Ông ngoại là nhà Nho yêu nước, là Tuần Phủ Huỳnh Mẫn Đạt (1807-1883), đậu cử nhân, làm quan hai triều Minh Mạng và Tự Đức, rồi từ quan khi nhà Nguyễn ký Hòa ước 1862 với Pháp.
Song thân ông Kỳ là Vương Quan Để (1842-1887)
và Bà Huỳnh Thị Bảy (1851-1935). Thuở nhỏ Ông học trường Collège de Mỹ Tho (từ 1894) sau lên  Sài-gòn  học
trường Lycée Chasseloup Laubat (1896) đậu Diplôme. Năm 1898, Ngài đậu ngạch Thư ký sở Hành chánh Nam Kỳ và bắt đầu đi làm việc ngày 18-5-1898 tại Direction de L’Agriculture et du Commerce, cùng làm việc với ông Chiêu ở Dinh Thống Đốc Nam Kỳ, ngạch Tri phủ.
Ngài Vương Quan Kỳ nhập Pháp tịch ngày 16-3-1912 lấy tên là Guillaume.
Ngày 1-2-1906, Ngài Vương Quan-Kỳ phối ngẫu với Bà Huỳnh Ngọc Phan (1878-1949) người tỉnh Sa-đéc. Bà là con của ông Huỳnh Long Huấn và Bà Trần thị Kim. Ông Bà có được hai người con gái: Bà Vương Thanh Chi (Sophie 1908-1980) và Bà Vương Xuân Hà (Anna 1911-1983). Năm 1913 với người thiếp tên là Lê Thị Được, Ngài có một con trai tên là Vương Quan Sen (1915-1985).
Anh trai thứ hai (khác mẹ) của  ngài  Vương  Quan  Kỳ là 
Chú thích: Điều đáng lưu ý là:
- Bức thư của ông Tương khuyên ông Ca đề ngày 1-11-1933
- Văn thư của ông Trang gởi cho các Họ Đạo đề cao cảnh giác Ông Ca đề ngày 3-11-1933. Ngay lúc này, Nhị vị Thượng Tương Thanh và Ngọc Trang-Thanh cả  hai  là  phẩm  Chánh Phối-sư,  là  Chức  sắc đương quyền.
- Ngày 17-1-Đinh-Dậu (1933) cách nhau trên 10 ngày, hai Vị Tương và Trang được Đức Quyền Giáo-Tông và Hộ pháp đồng ký tên thăng phẩm Quyền Đầu-sư, kế đó không lâu hai vị này bất đồng ý-kiến với Đức Quyền Giáo Tông mà tách ra Chi-phái Bến Tre (Ban Chỉnh Đạo)
ông Vương Quan Trân, còn gọi là Vương Thế Trân (1863-1927) phối ngẫu với Bà Đỗ thị Sang (1866-1931) Bà là con gái lớn của Tổng Đốc Phương, có hai người con là Vương Thị Lễ (1900-1918) và Vương Hiếu Nghĩa (1905-1985)
Cô Vương Thị Lễ sanh ngày 8 tháng giêng năm Canh Tý (1900) học trường Sainte Enfance (thuộc nhà dòng Saint Paul de Chartres) đến Brevet Élémentaire (Trung học pháp). Cô Vương Thị Lễ qui Thiên ngày 25-10-Mậu Ngọ (dl: 28-11-1918) năm ấy Cô 19 tuổi.
2- Phần Đạo: Giáo sư của Tòa-Thánh Tây-Ninh
Đêm giao thừa năm Bính Dần (dl: 12-02-1926) đoàn  người Môn đệ Đức Chí-Tôn đến thăm từng nhà của nhau. Mỗi nơi đến đều có thiết đàn thỉnh Đức Chí-Tôn giáng dạy và mỗi người được một bài thi.
Bài thơ Đức Chí-Tôn cho Ông Vương-Quan-Kỳ:
Nhựt nhựt tân hề nhựt nhựt tân,
Niên đáo tân hề đạo dữ tân.
Vô lao công quả  tu đương tác,
Niên quá niên hề Đạo tối tân.

Ông thọ phong Giáo-Sư ngày 26-4-1926. Ông là Chú của cô Vương Thị Lễ. Cô đến với Tam Kỳ Phổ Độ trong buổi đầu tiên, tá danh là Đoàn Ngọc Quế tức Thất Nương Diêu-Trì-Cung hướng dẫn các ông Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư và Cao-Hoài-Sang học Đạo buổi đầu.
           Ngày 15-3-Bính-Dần ông Vương Quan-Kỳ được phong chức Tiên đắc Lang quân nhậm Thuyết đạo Giáo sư. Rồi ông được Thiên-phong Giáo-sư phái Thượng, tức là Thượng-Kỳ Thanh ngày 14-5-Bính Dần. Đến rằm tháng 10-Bính Dần (dl: 19-11-1926) lại xảy ra việc thử thách: Cô Vương Thanh Chi là ái nữ Ngài Vương Quan Kỳ bị “nhập xác” tạo nên chuyện biến trong ngày Lễ khai Đạo này tại Thánh Thất Gò-Kén. Có lẽ vì vậy thêm một lý do nữa khiến Ngài Vương Quan Kỳ chán nản và lơi dần việc Đạo sự mới ra đến nỗi.
            Nhưng đến ngày 14-11-Bính-Dần (dl:18-12-1926) thì Đức Lý giáng dạy:
           “Thượng-Kỳ-Thanh bị sụt chức làm Giáo Hữu. Như
không tuân lịnh xuất ngoại”.
           Đến ngày 18-11-Bính Dần (dl: 22-12-1926)
            Đức Lý dạy:
          “Thượng-Trung-Nhựt, Hiền-hữu viết thơ cho mấy Thánh-Thất lục tỉnh nói Thượng-Kỳ Thanh bị trục xuất ra khỏi hàng Môn-đệ chẳng quyền-hành truyền Đạo nữa. Như nó chẳng tin nghe lời bị phạt Tả đạo bàng môn thì chịu, nghe à! Đã lập pháp mà nó muốn làm chi thì làm như buổi trước vậy hoài, thì bị phạm Thiên-điều tránh sao
cho khỏi tội. Hộ-Pháp Hiền-hữu khá an lòng.    
           Qua ngày 28-11-Bính Dần (dl: 1-1-1927) thì:
           Đức Lý giáng dạy:
           “Thượng-Trung-Nhựt, Hiền-hữu từ đây coi Thượng Kỳ-Thanh như một Môn-Đệ vậy thôi, chứ chức Giáo-Hữu cũng cất luôn nữa. Thầy để lời xin tha mà pháp-luật đã phạm tha sao cho được”.
Vào năm 1930, Giáo-Sư Thượng Kỳ-Thanh tức là Vương-Quan-Kỳ, không tuân lịnh Toà Thánh Tây-Ninh áp dụng nghi lễ mới, nên tách ra lập phái, lập tại Thánh-Thất Cầu-Kho.
“Qua sự giới thiệu của chơn linh Cô Vương Thị Lễ Ngài Vương Quan Kỳ quen biết và cùng hành Đạo với nhóm của ba Ngài Cư, Tắc, Sang từ 17-11-1925 (ngày này do chính Ngài ghi lại trong sổ).
Trước đó, vào năm 1924 Ngài làm việc chung phòng Thương Mại tại Dinh Thống Đốc với Ngài Ngô văn Chiêu, là bạn đồng song. Nhưng từ khi Ngài Ngô văn Chiêu tách riêng lập phái Chiếu Minh thì Ngài Vương Quan Kỳ buồn bã và lơi đi chuyện Đạo sự nơi chốn Tổ Đình, tức toà Thánh Tây Ninh. Vì lẽ đó mà Đức Lý trục xuất chăng ?
Ngài Vương Quan Kỳ qui Thiên ngày 18-10-Kỷ Mão (1939) an táng tại Tân-Sơn-Nhì. Hôm tang lễ, các Ngài: Nguyễn Ngọc Thơ, Đoàn văn Bản có đọc bài Ai điếu đưa tiễn. Hiện tro phần của Ngài lưu tại Thánh Thất Bình Hoà (Gia Định)
Trong “Con đường Thiêng liêng hằng sống” Đức  Hộ Pháp nói về ông Vương Quan Kỳ  như sau:
“Bần-Đạo may duyên đặng  thấy  hình  trạng  ấy, chúng ta không thể gì định hành-tàng người này hay, người kia dở, người này nên, người kia hư, nhiều điều ta ngó thấy trong cảnh này khác hẳn với khuôn luật vô hình, chúng ta chẳng thể nào đoán trước được. Bần-Đạo thấy người Bạn nhờ ơn Thiêng-Liêng của Đức Chí-Tôn, ơn riêng ban cho người Bạn ấy. Người ấy có Người chí thân là một Đấng cầm quyền trọng hệ trên Hư-Linh tức là Diêu Trì-CungThất-Nương. Bần-Đạo nói rõ, Người ấy là Vương Quan-Kỳ chú ruột của Thất-Nương vậy. Người mở Đạo mà chẳng biết Đạo là gì hết. Đi theo một tư-tưởng của nền Chánh-giáo do Đức Chí-Tôn, định quyết tư-tưởng của Người ấy và cả hành-tàng, nếu chúng ta thấy ta sẽ lên án là Tả-Đạo Bàng-Môn chắc hẳn vậy.
Lạ thay! Khi Bần-Đạo quay lại dòm thấy nhiều Bạn rơi xuống Bích-Hải khóc lóc, còn người đó bận Thiên Phục giống hình đội mão Giáo-Sư, lại áo tốt vắt vai, mão cầm nơi tay, bận quần cụt ở trần đi ngật-ngờ, ngật ngưỡng cười một mình không biết cười cái gì, đi ngang qua Bát Quái-Đài như không vậy.
Ấy các bạn đủ biết, dầu hành tàng của người bề hữu-vi thấy trái hẳn nền chơn-giáo Đức Chí-Tôn mà trọn tâm tín-ngưỡng Ngài, ta đoán không đặng, người thọ Thiên-Phục áo mão dầu không thế gì mặc vô được, duy cầm nơi tay đi ngang vô Bát-Quái-Đài không quyền-lực nào ngăn cản được. Chúng ta nên lấy bài học ấy đặng để trong tâm, đừng phê-bình công kích. Thoảng ta có phận sự dạy-dỗ để dìu-dắt cả các phần-tử Thánh-Thể của Đức Chí Tôn và chúng ta có được quyền lấy oai-nghiêm của mình tìm phương thế nào dạy-dỗ đặng hiểu biết về phần hình thể và phần hồn của toàn con cái Đức Chí-Tôn, ngoài ra không có quyền gì công kích, tự kiêu, mình bất quá là một phần-tử trong Thánh-Thể Ngài mà thôi; không đặng quá tự-tôn tự-trọng, cửa Thiêng-Liêng, chúng ta có những linh hồn, thoảng may duyên tạo nhiều linh hồn nữa, tức nhiên ta có đủ quyền năng, dìu dắt con cái của Đức Chí-Tôn trở về trong đường lối khai phá của Người, ấy là phận sự của chúng ta đó. (Đêm 08 tháng 9 năm Mậu-Tý (10-10-1948)
Đó là nguơn linh của Hàn Tương Tử thích phóng túng tiêu dao.

o0o

Thầy Tu Bình-lý-thôn Gia-Định
Nguyễn văn Kinh thọ Thiên phong Giáo sư
            Ông Nguyễn văn Kinh là con trai thứ ba của ông Nguyễn văn Khá và Bà Thái thị Ban. Ông sanh năm 1890 ở Bình Lý Thôn, Gia Ðịnh, học trò của Thái Lão Sư Trần Ðạo Quang. Tu theo Minh sư từ lúc 13 tuổi, giỏi chữ Nho, ông cũng thường hốt thuốc trị bịnh tại nhà (làng  Bình Lý, nay là ấp 6A, Bình lý, xã Bình Mỹ - Củ Chi)
Khoảng năm 1920, ông có lập một am nhỏ tại Hữu Đạo, Cai lậy, để học Đạo với Ngài Nguyễn Đạo Tương  được Đức Cao-Đài ân phong vào ngày 08-06-Bính Dần, hàng phẩm Giáo sư phái Ngọc. Ông có soạn hai quyển Giáo lý là: Giảng Đạo yếu ngôn, Hội lý xiển chơn luận…được Toà Thánh ấn hành năm 1928. Đến nay còn được lưu truyền
            Ngày 3-3-Ất Dậu (1945) Ông Nguyễn văn Kinh thọ lịnh đi giảng Đạo miền Trung. Xuống tàu tại bến Nhà Rồng, nhằm một đợt bắn phá của máy bay Đồng Minh chống Nhựt, ông bị thương, đưa về đến Bịnh viện Chợ Rẫy thì qui vị. Ông được an táng tại Ngã ba Đồn (nay thuộc ấp 5, xã Đông Thạnh, Hốc môn).
Năm 1980, cải táng hài cốt về Tây Ninh.
            Phải chăng Thầy biết trước ông Kinh tuy là Chức sắc được ân phong nhưng đức tin không vững, Thầy mới để lời khuyên như sau. Nhưng rốt rồi ông cũng tách ra theo Chi Phái
Thánh Giáo Đức Chí-Tôn ban cho ông Kinh:
            Thầy dạy: ngày 26-5-Bính Dần (dl: 5-7-1926):
CAO ÐÀI:  Đức CAO ÐÀI giáng cơ dạy như vầy:
“K... nghe Thầy dạy con. Người dưới thế nầy muốn giàu có phải kiếm phương thế mà làm ra của. Ấy là về phần xác thịt. Còn Thần, Thánh, Tiên, Phật, muốn cho đắc đạo phải có công quả. Thầy đến độ rỗi các con là thành lập một trường công đức cho các con nên đạo. Vậy đắc đạo cùng chăng, tại nơi các con muốn cùng chẳng muốn. Thầy nói cho con nghe.  K... ôi! Nếu chẳng đi đến trường Thầy lập mà đoạt thủ địa vị mình thì chẳng đi nơi nào khác mà đắc đạo bao giờ.
            K... con ôi! Cửa Bạch Ngọc Kinh ít kẻ, chớ chốn A Tỳ vốn nhiều người. Con liệu mà hành đạo. Thầy thương con chừng nào, ngày sau con càng ăn năn tiếc chừng nấy. Thầy đã hiểu lòng con ăn năn sám hối, nên Thầy đã tha tội trước cho con rồi. Phận sự con rất lớn, tại Ngọc Ðàn con sẽ thọ lịnh”.
            Chúa nhựt, 25-7-1926 (âl 16-6-Bính Dần)
… “Thầy dặn các con, như đàn nội chẳng nghiêm, Thầy không giáng, ba con nhớ nghe !
Tr..., L..., K..., T... nghe: Bốn con đã mang nơi mình mỗi đứa một trách nhậm chẳng phải nhỏ.
Thử nghĩ, lập một nước còn dễ hơn dạy một người dữ đặng hiền, huống chi trong Tam Kỳ Phổ Ðộ nầy, các con phải độ rỗi cả nhơn loại khắp cả Năm Châu, thì trách nhậm ấy lớn lao là bực nào. Cái hạnh và cái đức của các con, nó phải phù hạp với cái trách nhậm mới đặng. Các con là đèn và gương soi của nhơn loại, phải tập mình cho xứng đáng. Các con có đặng hạnh phúc ấy là do học đặng mảy mún nơi Thầy, mà Thầy dạy các con chẳng nghe, Thầy sai các con chẳng tuân.
Tu thân còn chưa xong thì thế nào mong mỏi thành Tiên, Phật đặng?”
Trong Thánh Ngôn chép tay của Bà Nữ Ðầu Sư Hương Hiếu, trang 53, có chép bài Thánh Ngôn nầy, nhưng phần cuối có thêm một đọan, xin chép bổ sung ra:
 "Tu thân chưa xong thì thế nào mong mỏi trị quốc và  bình thiên hạ đặng. Các con ôi! Dưới thế nầy, biết bao nhiêu là Môn đệ của Thầy mà sao Thầy buộc mình lựa cho đặng: Trung, Lịch, Minh, Kinh, Tương. Các con chưa biết sự quí trọng ấy, mà đến ngày biết lại ăn năn đã muộn. Các con phải gẫm những Thánh ngôn của Thầy cho lắm và liệu lấy mà xét mình.

10 - Ông NGÔ-TƯỜNG-VÂN
Thông-phán Sở tạo tác Sài-gòn

11- Ông NGUYỄN-VĂN-ĐẠT (1881-1942)
Nghiệp chủ Sai-Gòn
            Tên thật của ông là Trần Phát Đạt, con của ông Trần Đăng Khoa và Bà Võ thị Phú. Người anh thứ ba của ông là Trần Hiển Vinh, nơi Thanh An Tự.
            Khoảng năm 30 tuổi, để tránh né một vấn đề pháp lý, ông đổi sang họ Nguyễn trong khi bốn người con: hai trai hai gái của ông còn giữ họ Trần.
Ông Đạt làm việc tại Sở Thương Chánh đến khoảng năm 1930, ông về quản lý vườn cao su Phú hưng của gia đình, nhưng vẫn thường xuyên hành Đạo tại Thánh Thất Cầu Kho, Minh Tân, tức nhiên ông là người của Chi phái Cầu Kho.
Ông Đạt qui vị vào năm 1942, an táng tại đất nhà (Bình Dương)

12 –  Ông NGÔ-VĂN-KIM (1868-1940)
Điền chủ. Đại-hương cả. Cần-giuộc
            Kim: Giáo Sư Thượng Kim Thanh (Ngô Văn Kim).
Ngày 02-02-1926 tại Cần Giuộc, Thầy ban cho ông Ngô văn Kim lời dạy:
Một cây, một núi, một phong quang,
Hồng luyện mây xanh vẽ nét nhàn,
Hậu thú lâm tuyền chê thế tục,
Chừng mô phong nguyệt một bầu mang
            Đêm 01-7-Bính  Dần,  Đàn  tại  Vĩnh  Nguyên  Tự
Thầy giáng vào 12 giờ khuya trong lúc tái cầu như vầy:
“Trong Tam Kỳ Phổ Độ và Qui Tam giáo này:
- Phật thì có Quan Âm.
- Tiên thì có Lý Thái Bạch.
- Thánh thì có Quan Thánh Đế Quân khai Đạo Vậy con lập cho đủ ba Trấn chứng Đàn. Con phải lập bàn Ngũ Lôi như Thầy dạy lúc trước, phải có bùa Kim Quang Tiên, còn con viết bùa Giáng Ma Xử để bàn Vọng Hộ Pháp, rồi Cư chấp bút nhang cho Thầy triệu Ngũ Lôi đến. Rồi nó xuống đứng gần bàn Hộ-Pháp với Tắc và Sang, còn mấy đứa phò loan đứng vòng theo đó.
Con biểu Tương, Kim, Thơ thề y như buổi trước.
Chư môn đệ thề như buổi Thiên phong. Con phải nhớ dặn chúng nó tịnh tâm mới đặng, vì có cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật chứng đàn”.
Như vậy, thêm một số vị được ân ban gồm quí Ngài: Nguyễn Ngọc Tương, Nguyễn Ngọc Thơ, Lê Bá Trang, Ngô văn Kim…Vì buổi hầu Đàn đêm ấy  tại Vĩnh Nguyên Tự  không  hiện  diện  đủ  mặt  chư  vị  tuân  theo
Thánh lịnh .
Riêng về ông Ngô văn Kim (1868-1940) người Xã Trường Bình, Cần Giuộc. Vợ của Ngô văn Kim là Bà Chung Thị Tạo (1868-1925). Ông được Đức Cao-Đài thâu nhận vào Đạo Cao-Đài ngày 2-2-1926 tại Cần Giuộc. Ngày Lễ  Thiên phong lần thứ nhì ngày 3-7-Bính Dần, ông Ngô văn Kim được Thiên phong vào phẩm Giáo sư phái
Thượng  (Thượng Kim Thanh).
Trong bài văn đọc vào hôm rước Xá lợi Ngài Hiến Thế Nguyễn văn Mạnh (1894-1970) về Toà Thánh ngày 19-04-1977, Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa có ghi rõ:
“Ngày rằm tháng 3 Bính Dần, cùng một lượt với Ông Phạm Công Tắc được Đức Chí-Tôn phong là Hộ Giá Tiên Đồng Tá Cơ Đạo Sĩ, Ông Cao Quỳnh Cư là Tá cơ Tiên Hạc Đạo Sĩ, chư vị: Đức, Hậu, Nghĩa, Tràng, Tươi, Chương, Kim, Đãi, Mai, Nguyên, Phước, Mạnh đồng được Đức Chí-Tôn phong là Tiên Đạo phò cơ Đạo sĩ.”
Mười hai vị này sẽ thọ phong và sau trở thành Thập Nhị Thời Quân. Tuy nhiên vào ngày lập pháp Hiệp-Thiên Đài ngày 12-01-Đinh Mão (1927) thì ba vị Kim, Mai, Nguyên vắng mặt. Về sau Đức Chí-Tôn ban cho ba vị khác là  Cao-Đức Trọng, Lê Thế Vĩnh và Thái văn Thâu.
Riêng về Ngô văn Kim không biết rõ về ông.   

13- Ông Đoàn văn Bản  (1876-1941)
Thánh danh Thượng Bản Thanh
Ðêm 30 tháng chạp Ất Sửu (dl: 12-02-1926)
THẦY cho thi ông Ðoàn Văn Bản:
Thương thay trung tín một lòng thành,
Chẳng kể quan mà chẳng kể danh.
Thiệt thòi bấy phận không con nối,
Thấy rứa lòng Ta cũng chẳng đành.
            
1- Phần đời : Đốc học trường Cầu Kho:
Ông Đoàn Văn Bản, tự là Văn Long, người làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa. Xuất thân từ một gia đình trung lưu, cha mẹ mất sớm, Ngài sống với người chú họ.
Trước năm 1914, Ngài được cấp học bổng vào Ecole Normale Primaire d’Instituteur  (Sư phạm Gia Định)
(tức  nhiên  học  trường  Tiểu  học  Biên  Hòa  rồi  nội  trú
trường Sư phạm “Sơ Tiểu” tại Gia Định).
Sau khi tốt nghiệp Ngài được phái làm giáo viên nhiều nơi. Năm 1925, sau cùng về trường Tiểu học Cầu Kho (nay là trường Trần Hưng Đạo, đường Trần Hưng Đạo) làm Đốc Học (Hiệu Trưởng), nên còn gọi là Đốc Bản. Ông chỉ có một con gái là Đoàn Thị Quới.
2- Phần đạo : Giáo Sư
Vì không có con trai nối hậu, ông Bản vẫn thường ưu phiền. Khi ông đã vào Đạo Cao Đài, đêm 30 Tết Ất Sửu (Thứ Sáu: 12-2-1926) trong một Đàn cơ tại nhà ông vào trước giờ giao thừa, Đức Cao Đài an ủi bài thơ trên
Gia đình ông Đoàn-Văn-Bản ngụ ở khoảng góc đường Nguyễn Tấn Nghiệm (nay là Phát Diệm) rất gần trường Cầu Kho. Nhà này sau trở thành Thánh Thất Cầu Kho (nay không còn).
Tư gia của Ông khá rộng, ở cạnh trường, số nhà 42 Général Leman (nay là đường Cao Bá Nhạ), được Ðạo mượn dùng làm Thánh Thất thờ Ðức Chí Tôn, lập đàn cầu cơ, thâu nhận Môn đệ. Phò loan tại đây là hai Ngài: Nguyễn Trung Hậu và Trương Hữu Ðức..
Ông Bản đến phố Hàng Dừa vào ngày mùng 1 tháng Chạp Ất Sửu (Thứ Năm: 14-1-1926), Đức Cao Đài dạy ông như sau:
Bút nở mùa hoa đã có chừng, 
Chẳng như củi mục hốt mà bưng. 
Gắng công ắt đặng công mà chớ, 
Buồn bực rồi sau mới có mừng.

Theo bà Hương Hiếu (Đạo Sử, Quyển I, tr.38), vì ông Bản muốn xin lập đàn cơ, Đức Cao Đài trả lời như vậy, ngụ ý ơn Trời cho ai thì mới được hưởng.

14 -Ông LÊ VĂN GIẢNG (1883-1932)
Đêm giao thừa năm Bính-Dần (dl: 12-02-1926) Đức Chí Tôn cũng giáng cơ cho ông một bài tứ tuyệt. Khi đoàn người Môn đệ Đức Chí-Tôn đến thăm từng nhà của nhau. Mỗi nơi đến đều có thiết đàn thỉnh Đức Chí-Tôn giáng dạy và mỗi người được một bài thi.
Bài thi cho ông Lê văn Giảng:
Trần tục là nơi chỗ biển buồn,
Nghe nơi Đại Đạo ráng nghe luôn.
Ở trong nhà sẵn Thầy đưa khó,
Ách nạn chi chi cũng chảy tuôn.
                                   (Đức Chí-Tôn)
1- Phần đời: Thư ký hãng Hippolito:            
Lê Văn Giảng sinh năm 1883, người gốc Phong Thới, Vũng Liêm (Vĩnh long). Con thứ 7 của ông Lê văn Thoại và Bà Võ thị Lương. Ông lập gia đình với Bà Huỳnh Thị Chính (1886-1973). Ông Bà có 7 người con: Lê văn Như, Lê thị Ba, (mất sớm), Lê  văn  Năm,  Lê  văn
Sáu, Lê văn Triệu, Lê văn Sạc.
Ngày họp mặt khai tịch Đạo, ông Bà cùng vài người con đồng tham dự. Năm 1926, ông Lê văn Giảng làm thư ký hãng Hippolito (chuyên bán và sửa xe hơi, đường Espagne).
 2- Phần Đạo: Thượng Giáo Sư:
 Ông nhập môn vào Đạo Cao-Đài một thời gian ngắn thì ông nghỉ việc, chuyên lo hành Đạo. Để lo việc mưu sinh cho gia đình ông lập một nhà máy xay lúa nơi quê nhà. Tại Sài-Gòn, ông cư ngụ số 85 La Grandière (nay là Lý Tự Trọng) và công quả tại Thánh Thất Cầu Kho
 Ngày 14-5-Bính Dần ông thọ phong Lễ sanh.
 Ngày 23-6-1926 ông được thăng lên Giáo Hữu, rồi thăng lên Giáo Sư phái Thượng. Ông có nhiều công trong việc xướng lễ buổi đầu.
Khoảng năm 1930, cơ Đạo qua nhiều thử thách, sức khoẻ không tốt, ông Lê văn Giảng trở về Vũng Liêm, hành Đạo tại Ngọc Hoàng Điện (là Thánh Thất do Bà Hương Thanh lập ra, sau này là Thánh Thất Vũng Liêm)
Trong "Tờ khai tịch đạo" 28 người đứng tên xin khai đạo, ông Lê Văn Giảng, thơ ký kế toán, Sài Gòn, đứng hàng thứ 14. Rất tiếc, khi cơ đạo chuyển về chùa mới thuộc đất Long Thành, ông bỏ dở không tiếp tục hành Đạo. Dù vậy, Đức Chí Tôn vẫn hộ trì ông "Ách nạn chi chi cũng chảy tuôn". Mới hay, đường Đạo gập gềnh khó tới, kẻ thiếu đức tin vô đối thường bỏ dở giữa đường. Ô hô ! biết bao người tu như vậy.

Năm 1932, thì ông rời bỏ Toà Thánh và qua Minh Chơn Lý. Ông Lê văn Giảng liễu Đạo tại quê nhà ngày 16-3 Nhâm Thân (1932) an táng tại Quán An Nhơn, Trung Tín Vũng Liêm.

15 - Ông HUỲNH-VĂN GIỎI (1880-1954)
Thông-phán Sở Tân Đáo Sài-gòn
            Ông Huỳnh văn Giỏi con của ông bà Huỳnh văn Ngôn và nguyễn Thị Được, người gốc Giồng Luông, Thạnh Phú, Bến Tre. Ông có vợ là bà Phạm Thị Thêu (1881-1953) Ông bà có 8 người con (6 trai, 2 gái). Thuở nhỏ ông theo Nho học ở Bến Tre, tiếp đến lên Sài gòn học Ecole Normale d’Instituteurs. Ra trường ông làm việc tại sở Tân Đáo. Thời gian này ông cư ngụ gần bên nhà của ông Cao Quỳnh Cư (đường Bourdais nay là đường Calmette) nên biết Đạo sớm.
            Ngày 14-5-Bính Dần thọ phong Lễ Sanh, đến 23-8-Bính Dần ông được thăng lên Giáo-Hữu tại nhà ông Nguyễn văn Tường.
            Lúc hưu trí ông rời Toà Thánh, trở về Bến Tre hành đạo tại Thánh Thất An Hội. Ông qui vị ngày 20-7-Giáp Ngọ (1954) an táng trên đất của gia đình phía sau nhà (103D Nguyễn văn Tư, thị xã Bến Tre)

16 - Ông NGUYỄN-VĂN-TƯỜNG (1887-1939)
Thông-phán Sở Tuần cảnh Sai-Gòn
Thánh danh Thượng Tường Thanh
            Ông Nguyễn văn Tường sinh năm 1887 tại Xã Lương Hoà Lạc, Mỹ-Tho. Con của Cụ Nguyễn văn Tịnh và bà Võ thị Quyên (1867-1934).    Cha mất trước khi Ngài chào đời một tháng. Không bao lâu, người mẹ được đưa lên sống với người Cậu thứ tư (đang là công chức), Ông được người Cậu làm giám hộ lo cho đi học. Lúc trưởng thành, ông Tường vào ngành Cảnh sát, làm Thông ngôn tại bót Chaigneau (đường Yersin, quận I). Từ khi đi học đến đi làm ông đều lấy theo họ Võ của mẹ và Cậu, nhưng vẫn dùng họ Nguyễn trong việc tế tự (Các con Ngài cũng vậy).
Ngài Nguyễn văn Tường lập gia đình với bà Đặng thị Kề (1888-1943). Ông bà có hai người con là Nguyễn văn Trị (1910-1984) và Nguyễn thị Phẩm (1912-1947).
Thời gian đầu gia đình Ngài còn tạm trú tại Sở làm (bót Chaigneau). Đến khoảng năm 1921, Ngài mới mua được mảnh đất trong hẽm đường Galliéni (nay là Trần Hưng Đạo) làm nhà riêng.
Ngài Nguyễn văn Tường nhập môn vào Đạo Cao Đài ngày 14-5-Bính Dần, thọ Thiên phong Lễ Sanh phái Thượng. Đến 26-10-Bính Dần, thăng phẩm Giáo Hữu. Ngài tổ chức họp Khai Tịch Đạo ngày 23-8-Bính Dần chính tại nhà Ngài. Cả gia đình năm người đều có mặt. Từ đó về sau  nơi đây đều tổ chức lễ kỹ niệm Khai Tịch Đạo.
         Ngày Lễ kỹ niệm Ngài Thượng Trung Nhựt nhắc lại:
“Đấng Chí-Tôn giáng kêu Tôi, dạy phải lo cho Môn Đệ của Thầy tối 23-8 tựu tại nhà Đạo hữu Tường đây. Tôi vâng mạng, cho chư Đạo hữu hay lời Thánh truyền. Tới bữa 23 tháng 8 năm Bính Dần, là ngày 29 Septembre 1926, chư Đạo hữu tựu tại đây. Đấng Chí-Tôn giáng  dạy Tôi phải biên tên hết nam nữ lưỡng phái đặng đứng TỜ KHAI ĐẠO cho Chánh phủ. Khi ấy đã có mặt nơi đàn hết thảy 247 vị Đạo hữu. Ấy là sự tích ngày kỹ niệm hôm nay
Ngài Nguyễn văn Tường vẫn thường xuyên hành Đạo tại Thánh Thất Cầu Kho, tách rời khỏi Toà Thánh Tây Ninh bởi qua nhiều cuộc biến chuyển. Ngài qui lúc 18 giờ ngày 26-9-Kỷ Mão (dl: 7-11-1939) an táng nơi Gò Xoài (Trường Thọ- Xã Phước Long Thủ Đức)

17 - Ông CAO-QUỲNH-CƯ (1887-1929)
Thánh danh Thượng phẩm Cao-Quỳnh-Cư
Đêm giao thừa năm Bính Dần (dl: 12-02-1926) đoàn  người Môn đệ của Đức Chí-Tôn đến thăm từng nhà của nhau. Mỗi nơi đến có thiết đàn thỉnh Đức Chí-Tôn.
Bài thơ Đức Chí-Tôn cho Ông  Cao Quỳnh Cư:
Sắp út thương hơn cũng thế thường,
Cái yêu cái dại mới  là thương,
Thương không nghiêm trị là thương dối
Dối dạ vì chưng yếu dạ thương.
Cư, Tắc, Sang! Trong năm mới này Thầy trông mong ba con rõ thấu đạo đức hơn nữa, gắng chí nghe!
  
KHỔ TÂM HÀNH ÐẠO CỦA ÐỨC  THƯỢNG PHẨM
            “Kể từ Rằm tháng 10 Bính Dần (1926) tới Rằm tháng Giêng Ðinh Mão (1927) là đúng kỳ hứa trả chùa Từ Lâm Tự (Gò Kén) là ba tháng, nhưng tới tháng hai năm Ðinh Mão, đã quá hạn kỳ một tháng mà Hội Thánh chưa trả chùa lại được, vì chưa kiếm được đất để mua, còn ông Hoà Thượng Giác Hải thì cứ đòi chùa lại hoài. Vì sự đòi chùa ấy nên Ðức Lý Giáo Tông giáng dạy quí ông Hiệp Thiên Ðài, Cửu Trùng Ðài đi kiếm đất mua đặng dời chùa.
Ðức Lý dạy: “Mai này chư Hiền Hữu lên đường trên gọi là ường dây thép (là đường từ Mít Một chạy tới cửa Hòa Viện bây giờ) nhắm địa thế dài theo cho tới ngã ba Ao Hồ, coi Hiền Hữu có thấy đặng chăng cho biết. Lão đã nói rằng mỗi sự chi chi đều bày trước mắt nhơn sanh hết".
Qua ngày sau, quí ông đi tìm đất. Ông Thái Thơ Thanh cho mượn một chiếc xe, Bà Nữ Ðầu Sư Lâm Hương Thanh cho mượn một chiếc.
Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng ngồi trên hai chiếc xe hơi, có Ðức Hộ Pháp, Ðức Thượng Phẩm, Anh Thượng Trung Nhựt, Anh Thái Thơ Thanh, Anh Thượng Tương Thanh, Anh Ngọc Trang Thanh.
Khi xe chạy tới Cửa số hai, hồi trước còn rừng rậm cạnh góc ngã ba có cây vừng, Ðức Cao Thượng Phẩm ngó thấy nơi cây vừng có tấm bảng treo đề tên Cao Văn Ðiện. Ông nầy là bạn học của Ðức Thượng Phẩm hồi thuở nhỏ.
Trong lúc bối rối kiếm đất không được, bất ngờ thấy tên bạn mình đứng tên trên miếng đất nầy nên Ðức Cao Thượng Phẩm nói với Hội Thánh rằng: Ðể tôi đi tìm ông Cao Văn Ðiện nhờ bạn tôi điềm chỉ giùm chủ đất nầy. Ông chủ đất nầy là ông Kiểm lâm người Pháp tên Aspar. Tối lại quí ông cầu Ðức Lý về dạy coi Hội Thánh đi kiếm đất như vậy có trúng không. Ðức Lý giáng dạy như vầy:
"Lão khen Thái Thơ Thanh, phải đó đa ! Tưởng chư
Hiền Hữu không thấy nữa. Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấy là Thánh Ðịa. Sâu hơn ba trăm thước như con sông, giữa trung tim đất giáp lại trúng giữa sáu nguồn làm như 6 con Rồng đoanh nhau. Nguồn nước ấy trúng ngay đỉnh núi gọi là Lục Long Phò Ấn. Ngay miếng đất đó đặng ba đầu; một đầu ra Giếng Mạch Ao Hồ; hai đầu nữa bên cụm rừng bên kia. Người Lang Sa chỉ đòi có hai mươi lăm ngàn đồng".
Khi phá đám rừng nầy thì Ðàn Thổ (*1) xuống cả ngàn người để phá rừng, làm cho ông Chánh Tham Biện người Pháp nghi-ngờ mời Ðức Cao Thượng Phẩm ra Tòa Bố. Ông hỏi Thượng-Phẩm chớ làm cái gì mà đông đảo như vậy. Ðức Thượng-Phẩm trả lời rằng: Tôi mua miếng đất đó đặng trồng cao su. Ông Tham Biện hỏi trồng mấy mẫu ? Ðức Thượng Phẩm trả lời: Tôi trồng hết sở đất tôi mua, phá tới đâu tôi trồng tới đó, nên ngày nay trong Nội Ô có cây cao su là do nơi đó.
Khổ tâm hơn hết là Ðức Thượng-Phẩm bị người Pháp cật vấn đủ điều cho đến đỗi tới giờ cúng cũng không vô Chánh Ðiện cúng được, buộc phải rào song ly ngăn lại. Trong Chánh Ðiện chỉ có một mình ông Lễ Sanh Thượng Xường Thanh cúng mà thôi, còn ở ngoài thì vài ba ông thợ mộc quì trên dăm bào lạy vô Bửu Ðiện; vì lúc nầy Chánh Phủ Pháp nghi ngờ bắt Ðạo và bó buộc không cho tụ họp đông, như vậy mà ông Tham Biện người Pháp còn mời Ðức Thượng Phẩm ra Tòa Bố ngày một.”

GIAI ÐOẠN DI CỐT PHẬT TỔ
Cốt Phật Tổ vì nặng quá, bởi con ngựa Kiền Trắc
của Ðức Phật Tổ cỡi lớn và dài nên Ðức Thượng Phẩm phải kết hai chiếc xe bò lại để thỉnh cốt Phật lên.
Trong lúc sửa soạn thỉnh cốt  Phật  thì  ông  Chánh Tham Biện người Pháp cho một toán lính mặc đồ thâm (đen) núp dưới đường mương, ngoài chong súng lên đặng bắn Ðức Thượng Phẩm.Tới chừng thấy rõ là thỉnh cốt Phật mới rút lui. Hội Thánh từ từ di cốt Phật về đất mới mua.
Ðức Thượng Phẩm đứng trên xe bò vịn Ðức Phật Tổ, thấy nghiêng bên nào thì hô lên để sửa lại ngay; đi từ 6 giờ chiều tới 2 giờ khuya mới đến Thánh Ðịa (ngay cửa Hòa Viện bây giờ). Trước cửa Hòa Viện có cây vên vên, đến đây di cốt Phật Tổ vào không được vì bị một cái đường mương lớn quá; Ðức Thượng Phẩm phải lập kế kiếm ván đặng lót xe vô mới được. Khi xe qua đường mương rồi thì tạm để cốt Phật Tổ nơi đây, vì Ðức Thượng Phẩm mệt đuối, nhào xuống đống lá khô trong rừng nằm nghỉ; tất cả Chức Sắc cũng nằm xuống đó nghỉ theo.
Xin nhắc lại khi mua đất nầy thì chưa tạo được cái nhà nào hết, chỉ có cái nhà bò của ông Aspar bán đất để lại (dãy nhà chỗ chợ Từ Bi, gần nhà Ðức Quyền Giáo Tông bây giờ) nhờ đó mà tạm dùng nhà bò nầy để làm trù phòng cho công quả ăn phá rừng, nên khi Ðức Cao Thượng Phẩm thỉnh cốt Phật về tới đây mệt lả thì Bà Chánh Phối Sư Hương Hiếu đã chuẩn bị nấu cháo sẵn rồi. Nữ phái khiêng cháo và nước qua cụm rừng để ăn cho đỡ dạ.
Nền Phật Tổ đã được Ðức Thượng Phẩm an vị giữa hai cụm rừng gần cây ba nhánh.
Lúc bấy giờ, Ðạo phải trải qua nhiều lối chông gai, nhiều đường khổ hạnh, nhưng người chủ trương việc Ðạo nhứt là ông Cao Quỳnh Cư đem hết dạ nhiệt thành, hết bầu tâm huyết mà sắp đặt trật tự bên trong và chống trả với phản động lực bên ngoài (thời Pháp thuộc).
Ðức Cao Thượng Phẩm vâng lịnh Ðức Chí Tôn phá rừng xong, xây cất Tòa Thánh tạm, Hậu Ðiện, Ðông Lang, Tây Lang, Trường Học, Trù Phòng (đều bằng tranh) và đào giếng (mà hiện giờ còn di tích mấy cái giếng gần Tòa Nội Chánh đó).
Thảm thay!  Trời đương thanh, 
Biển đương lặng,
Gió đương êm.

Bỗng đâu đất bằng sóng dậy, nước lã khuấy nên hồ đem đến gieo ác cảm cho Ðức Thượng Phẩm, làm cho Ðức Ngài phải về Thảo Xá Hiền Cung. Ðức Ngài quá buồn, vì vâng lịnh Ðức Chí Tôn về Tây Ninh mở Ðạo, Ngài phải bỏ sở làm chưa hưu trí, con còn đang du học tại Paris (Pháp). Nhớ lại lúc bỏ sở làm thì anh em bạn nói :
- Thầy Tư, sao Thầy quá tin dị đoan; con còn đang học bên Pháp mà Thầy đi như vậy thì việc học của con phải dở dang sao ? Nhưng Ngài nhứt quyết nghe lời Ðức Chí Tôn dạy mà thôi, nên Ngài thu xếp gia đình, bỏ sở làm về Tây Ninh lo Ðạo, chịu biết bao nhiêu cảnh gian nguy vì xưa đến đây đầy những bụi cây, thú dữ phải ăn vác nằm sương mới tạo thành Tòa Thánh tạm và xây cất đủ mọi nơi thành khoảnh thì lại bị thiên hạ đuổi đi !
Ðức Ngài về Thảo Xá, vì buồn rầu, vì xấu hổ với anh em bạn, mặt mũi nào trở về sở làm được nữa, thế nên Ngài thất chí, ước nguyện của Ngài không thành.
Vì khi ra đi Ngài quyết chí đem thân này làm con tế vật cho Ðức Chí Tôn sai khiến, nhưng cơ đời rất nên cay nghiệt, xảy đến nhiều nỗi tang thương cho gia đình Ngài. Ðức Ngài quá đau khổ có làm một bài thi tự thán như vầy:
     THI
Công trình gầy dựng Thất Tây Ninh,
Bằng địa sóng xao khiến rập rình.
Tà mị phàm rung rinh chất Thánh,
Mùa màng sâu phá hoại hồn kinh.
Xưa Tòa Thánh dập dìu lai vãng,
Nay Bửu Ðình hiu quạnh lụy nhìn.
Thương Ðạo mến Thầy xin sớm liệu,
Cộng tâm chung trí chớ làm thinh.

THẤT NƯƠNG
Cho Ðức Thượng Phẩm một bài thi như dưới đây:
Nghĩ giận mà ra bắt nực cười,
Nhờ ai an vị lại an nơi.
Trăm năm chưa giữ bền thân sống,
Một kiếp đã gây lắm tội đời.
Phẩm Phật ngôi Tiên ai dẫn nẻo,
Ngai Thần vị Thánh kẻ toan dời.
Nhắn lời nói với phường đen bạc,
Ðến cửa Thiêng liêng ngó mặt Trời.

Ðức Chí Tôn dạy Phép Tuyệt Thực trị bệnh cho Ðức Cao Thượng Phẩm.
            Năm Mậu Thìn (1928) Ðức Chí Tôn dạy Phép tuyệt thực trị bệnh cho Ðức Cao Thượng Phẩm.
            Phò loan: Hộ Pháp - Thượng Phẩm
                   THẦY
Các con, Hiếu ! Con ra kêu Nhiều.
Cư! Con có hiểu chưa con? Cư con giải bày Thánh ngôn trước phải, nếu con không rét thì có yếu như vậy đâu. Ừ, con rán nhịn cơm chừng ba bốn bữa nữa đặng Thầy dùng Huyền-diệu-pháp mà trị bịnh cho con thiệt mạnh, lần nầy từ đây mới dứt bịnh (1) miễn đừng ăn món chi nó phạt tỳ thôi.
Thầy dạy nối phép tuyệt thực.
Cơ khí của châu thân, nhờ tỳ bổ vật  chất  thực, còn
phổi bổ huyền vi thực, hễ tỳ hưởng nhiều vật chất thực thì còn ít phần cho phổi hưởng huyền vi vật thực, thì phần tinh ba của vật chất mà châu thân hưởng đặng gìn giữ sự sống đều định có phân tách.
Ít cũng không đặng, trong hình vật chất thực có tinh ba đặng bao nhiêu, còn lại bao nhiêu huyền vi vật thực cho đủ số đặng hưởng của châu thân con người có chất Thánh gìn giữ  thường ngày bền vững đặng.
Thầy trước khi ngưng phận sự, thì Thầy dạy phổi phải thọ vật thực hình chất. Thầy lại ngưng không cho nó hao mòn nữa, nên ngày nào tuyệt thực thì ngũ tạng lục phủ giữ nguyên mỡ thịt nó. Hễ buổi tuyệt thực mà xác thân ốm phải chịu ốm, thì như mập cũng tự nhiên mập; ấy là đổi cơ thể hình chất tức là phàm chất ra Thánh chất.”
(Trích Đạo Sử của Bà Hương Hiếu. Q.I năm 1928)
      Ấy là Ðức Cao Thượng Phẩm đau bao tử, Thầy dùng Huyền-diệu-pháp đặng trị bịnh cho Ngài. Mới thấy cái thâm tình của ông Cha Trời để hết lòng mà lo cho những người con chí hiếu. Thầy lại còn dặn dò:
THẦY
Các con, Thơ, con dìu dắt em Cư của con xuống nhà con đặng dưỡng bịnh, tìm chánh y, phục dược cho nó, chẳng đặng rước danh y khác sắc da với các con nghe.
Bịnh nó là tâm bịnh, nhờ các con lai vãng, khuyên lơn nhiều hơn là nhờ phương chước, nhọc cũng rán làm trọn theo nhơn tình cho được trọn niềm Ðạo Hữu với nhau. Thầy phú thác việc ấy cho con phải gắng dạ, Hiệp Thiên Ðài các con phải trải qua một lối buồn nữa, nhưng gắng tưởng Thầy và thương yêu nhau thì qua khỏi lối khó khăn đặng, nên nhớ nghe.!
Trung! Trang! Hồn Ðạo chưa qui tựu, xác Ðạo còn phân vân khá lấy đức tánh mà điều đình việc Ðạo trong lúc nầy. Ngưng sự phổ độ lại mà chờ cho Lễ Nhạc bàn tính sắp đặt cho yên. Thầy cũng phải khổ tâm mà chịu
            Phải chăng đây là lời Thầy đã tiên tri giờ phút qui Thiên của Đức Cao-Thượng-phẩm rằng:“Hiệp Thiên Ðài các con phải trải qua một lối buồn nữa…”

Phò loan: Hộ Pháp - Thượng Phẩm
THẦY
Các con, Cười ... Cư! Con có sợ không con, cười.  Phải con có bệnh vậy đặng trừ bớt thử của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đương lo lập vị cho mỗi đứa.
Than ôi! Trong phần đông của các con nếu đặng mảy mún hồng phước như con vậy thì Thầy chưa phải thương tâm đổ lụy, chúng nó có hiểu thấu đâu.
Nhiều đứa đã bị Thái Bạch dĩ sổ bôi tên nơi chốn Thiên-Thơ mà Thầy không phương chi giải cứu cho đặng; phải chi Thầy không sợ mất phép công bình thưởng phạt thiêng liêng dầu cho chúng nó phải chết đi nữa Thầy cũng mừng thầm, song chẳng đặng vậy, con coi cái bịnh con đó, nó ra giá quí báu cho con dường nào.!
Thầy thấy con bịnh phổi và bao tử, nên cho Huyền diệu-pháp cho con khỏi ăn đôi lúc cho thiệt mạnh. Hai cơ khí ấy vốn là hình chất nên khó lấy Huyền-diệu mà trị nó theo lẽ thường. Thầy buộc ngưng phận sự nó đặng tiếp dưỡng huờn nguyên, con hiểu.?
Ðọc lại con Hiếu.
Cư, Tắc ! Hai con muốn Thầy giải phép tiếp dưỡng Huyền-diệu ấy thế nào chăng?
Cười ... giải nghĩa biết chăng?
Không ăn mà sống ... hỏi ? Con ngu lắm há,  nghe!
Trong không khí tuy phàm nhãn không thấy đặng, mà không khí ấy chứa đầy vật chất tiếp dưỡng "Matières Nutritives" của xác trần, vì nhờ nó biến hóa chúng sanh đặng. Thầy nói chúng sanh là nói toàn cả vật loại hữu sanh: nghĩa là vật chất hữu sanh, thảo mộc hữu sanh, vật loại hữu sanh, thú cầm hữu sanh, nhơn kiếp hữu sanh, hiểu à.? Vật chất phải tiêu, mà khí phách vẫn còn, tỷ như đá núi có thể xay tiêu ra bột làm ciment mà khí phách đá cũng còn giữ tánh cứng của nó; trộn nước cho đóng khối lại thì nó trở lại huờn đá như thường mà cái mùi đá cũng giữ mùi đá. Thảo mộc dầu phải chặt rả ra thì khí phách cũng vậy. Con tưởng xác chôn rồi trong xác ấy cho huờn nguyên khí phách mà hiệp lại cùng không khí chăng?
Ðọc con Hiếu.
Không khí "Air respiratoire" chứa đầy khí phách tiếp dưỡng mà nuôi nấng lại chúng sanh, nếu các con thấy đặng thì chẳng khác nào ly nước lạnh mà đổ đường vào trong đó có màu lợn cợn. Sự nuôi nấng chúng sanh thì chẳng chi hơn là nước đường, tuy vân không thấy đường mà uống rõ ràng có ra mùi ngọt.
Ðọc con Hiếu.
“Cái khí con hớp hằng ngày ấy thì như bữa cơm con ăn đó vậy, Thầy chỉ có sửa cơ khí phàm các con, nhứt là bao tử cho nó có Huyền-diệu-pháp mà tiếp cho đặng cái khí phách mà làm vật thực nuôi nấng lấy mình; vì vậy nhiều đứa phàm xác vẫn còn mà đắc Ðạo tại thế, tuyệt cốc xác thân chẳng hại chút nào.
Ðọc con Hiếu.
“Coi rồi kiếm hiểu, nói lại cho Thầy nghe rồi Thầy mới dạy nữa.”
        TÌNH TRẠNG ÐỨC CAO THƯỢNG PHẨM
Ðức Cao Thượng Phẩm từ ngày về Thảo Xá Hiền Cung xem Ngài hình thể hao mòn, sức yếu thân gầy, sắc diện âu sầu buồn bã.
Sự nhận thức có lẽ Ngài thọ bịnh thất chí, vì hành Ðạo không được y theo sở nguyện trong nền Ðạo buổi sơ khai lo truyền giáo phổ độ nhơn sanh, mà Ngài lại an ổn tại tư gia, nên Ngài bực tức, vì Ðạo vì Thầy mà bị họ ngăn trở  bước đường hành Ðạo.
Thiết tưởng những người có đủ đức tin nơi Chí Tôn thì dầu có sản nghiệp triệu phú cũng không thể ngồi an hưởng riêng cho được, huống chi Ðức Thượng Phẩm là Môn Ðệ trọn lòng tin tưởng nơi Ðức Chí-Tôn và Ðức Phật-Mẫu ngay từ buổi đầu tiên..
Khi Ðức Chí Tôn giáng trần khai Ðạo, giáng huyền
diệu Cơ Bút thâu Môn Ðệ dạy thờ Thiên-Nhãn trước hết cũng tại nhà của Ngài, nên lòng thành kính Ðạo thật là đầy đủ. Các Ðấng Thiêng liêng giáng cơ dạy Ðạo, thì Ðức Thượng Phẩm cùng Ðức Hộ Pháp phò loan, hai Ngài lãnh hội giáo lý nhiều hơn hết.
Ðức Thượng Phẩm là người cương quyết thi hành trọn Ðạo phế Ðời, thu xếp gia đình nghỉ làm việc Cò Mi, không màng danh lợi, trọn tin theo lời Thánh giáo của Chí Tôn về ở chùa Gò Kén thường xuyên hành Ðạo. Khi dời về Tòa-Thánh thì Ngài cũng trọn tâm lo xây dựng cơ nghiệp Ðạo.
Ðến khi gặp cơn khảo đảo, bị nhơn sanh bạc đãi buộc lòng lui về tư gia, thì dầu đủ nghị lực tinh thần cũng phải buồn lòng thất chí, nên lâm bịnh, lương y khó phương điều trị cho lành mạnh. Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài, Cửu Trùng Ðài lo cuộc lễ tiếp rước Ðức Thượng Phẩm về Tòa Thánh và tạo lập Tịnh Thất cho Thượng Phẩm nhập tịnh. Cả Chức Sắc Hội Thánh đồng tâm tuân lịnh Ðức Chí Tôn tức cấp lo tạo Tịnh Thất tại nơi cụm rừng (chỗ Báo Ân Từ hiện nay).
            Ngày 15 tháng 10 năm Mậu-Thìn (1928):
Bảy giờ sáng một đoàn xe hơi Chức Sắc Ðại Thiên Phong Hiệp-Thiên-Đài và Cửu-Trùng-Đài đến Thảo Xá Hiền Cung rước Ðức Thượng Phẩm, thì Ngài cũng vui lòng lên xe về Tòa Thánh nhập Tịnh Thất. Hội Thánh có chọn Chức Sắc phụng sự mọi việc thường thức cho Ngài.
Ðức Thượng Phẩm nhập Tịnh Thất một thời gian, bịnh tình cũng chưa thuyên giảm, hằng ngày kém ăn thiếu ngủ, Thánh Thể xem đã gầy mòn.
            Ngày 26 tháng Chạp năm Mậu-Thìn (1928)
Ngài tỏ với người bạn thân là Bà Giáo Sư Hương Hiếu lo sắp đặt 6 giờ chiều trở về  Thảo-Xá,  Ngài  không cho Chức Sắc hay trước.
6 giờ chiều, Giáo Hữu Thượng Trí Thanh kêu một cổ xe ngựa lót nệm để Ngài nằm, đi theo xe hộ vệ chỉ có người bạn thân của Ngài và Giáo Hữu Thượng Trí Thanh, đưa Ngài về Thảo Xá.
7 giờ rưỡi, tới nơi đỡ vào phòng nghỉ ngơi, xem được khỏe như lúc mới lên xe. Từ đây, ở yên nơi Thảo Xá.
            Ngày 01-03-Kỷ Tỵ (dl: 10-04-1929) Ðức Thượng Phẩm Ðăng Tiên.
ÐỨC THƯỢNG PHẨM ÐĂNG TIÊN
                     Ngày 01 tháng 03 Kỷ Tỵ (1929)
11 giờ trưa, Ðức Thượng Phẩm cho mời Ðức Hộ Pháp cùng ông Bảo Văn Pháp Quân, bà Giáo Sư Hương Hiếu, Giáo Hữu Thượng Trí Thanh, Giáo Hữu Thượng Kỳ Thanh, Lễ Sanh Thượng Nguơn Thanh.
Ðức Thượng Phẩm nhìn Ðức Hộ Pháp trối rằng: “Nay Qua về chầu Ðức Chí Tôn, em ở lại hiệp với Chức Sắc chung lo nền Ðạo của Thầy cho được vẹn toàn mọi sự.
Anh dầu có nhắm mắt thì sự mất cũng như còn.”
Nói rồi tuôn hai hàng nước mắt, kế day qua nói với bạn thân của Ngài căn dặn để trọn tâm lo tròn phận sự; nói dứt lời thì Ngài xuất linh hồn êm ái, gương mặt cũng như người đương ngủ. Có một điều phi thường là lời trối Ngài nói có hàng, có chấm, cũng như lúc mạnh khỏe. Cả Chức Sắc có mặt đều cảm động ngùi ngùi thương tiếc.
Khi Ngài dứt hơi thì đỡ ngồi dậy thúc xác ngồi kiết tường, trước mặt lập bàn hương án chưng bông hoa trà quả. Ðức Hộ Pháp ra kiểu cho thợ mộc đóng Liên Ðài hình Bát Quái; thời Tý 12 giờ đại liệm, rồi thành phục tế lễ theo nghi tiết. Hội Thánh thông tri cho toàn Ðạo các tỉnh đều hay đặng hành lễ cầu nguyện cho Ðức Thượng Phẩm được tiêu diêu nơi miền Tiên cảnh.
Quàn tại Thảo Xá ba ngày, Chức Sắc và Ðạo Hữu nam nữ điếu tế rất đông. Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài cầu Cơ Bút, Ðức Thượng Phẩm giáng Cơ tỏ vẻ vui mừng, được về bái mạng Ðức Chí Tôn cùng Phật Mẫu nơi Bạch Ngọc Kinh và Diêu Trì Cung, đều ban ơn công nghiệp buổi khai Ðạo tròn sứ mạng, Ngài tiếp cho một bài thi tứ tuyệt:
                       THI
CAO  thanh miệng thế mặc chê khen,
THƯỢNG  trí màng chi tiếng thấp hèn.
PHẨM  cũ ngôi xưa dầu rõ giá,
Từ bi tập tánh được thường quen.

Ngài tỏ vẻ vui mừng nay đã thoát khỏi biển trần, về cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống.
            Thợ hồ lo xây Tháp cho Ngài, có gắn cẩm thạch mạ chữ vàng nơi Bửu Tháp Bát Giác; sau lưng có khắc bài kỹ niệm để tỏ dấu cảm hoài và roi truyền hậu thế.
Sau đấy, Ðức Cao Thượng Phẩm có giáng cho hai bài thi khi di Liên Ðài ra Bửu Tháp:
Xủ áo trần hoàn đã rảnh tay,
Thung dung nhờ núp bóng Cao Ðài.
Rừng tòng nhựt rọi khi mờ tỏ,
Sớm lạc trăng lồng kẻ tỉnh say.
Phi thị mặc đời nơi quán tục,
An nhàn rảnh dạ khách Thiên Thai.
Ngậm cười nêu quạt chờ sanh chúng,
Biển khổ ngày qua đếm một ngày.
                            ***
Ngảnh lại mà đau cảnh đoạn tràng,
Cõi Thiên mừng đặng dứt giây oan.
Nợ trần đã phủi lòng son sắt,
Ngôi vị nay vinh nghĩa đá vàng.
Cỗi tấm chơn thành lòa nhựt nguyệt,
Phơi gan chí sĩ nhuộm giang san.
Bốn mươi hai tuổi sanh chưa phỉ,
Ðể mắt xanh coi nước khải hoàn.
                 ( Cao Thượng Phẩm)

Thầy đã nói rõ rằng:
Thượng Phẩm  phải về Thầy trước
Tòa Thánh Tây Ninh, Le 16 Avril 1929
Ngày 7 tháng 3 Kỷ Tỵ (giờ Tý)
THẦY
Các con, Mỹ Ngọc! Kêu mấy anh con, kêu Nữ phái vì chúng nó vái ở dưới tội nghiệp.
Thầy đã nói rõ rằng: Thượng Phẩm phải về Thầy trước các con nhưng mà hại thay ! Vì biếng nhác các con không đọc Thánh ngôn của Thầy mà kiếm hiểu.
Tắc! Con có nhớ Thầy nói với các  con  rằng:  Ðạo
vốn vô vi, nếu Thượng Phẩm không trở lại Thiêng Liêng chi vị, thì ai đem các chơn hồn các con vào cửa Thiên giùm đó con, lại nữa các con vốn là kẻ dẫn đường cho cả chúng sanh thay mặt cho Thầy nơi thế nầy về phần Ðời còn phần Ðạo cũng có đôi đứa con mới đặng cho, cười.... Con đừng phiền mà trách mấy anh con, nhứt là đừng nói rằng: Chúng nó giết Thượng Phẩm nghe, vì Thiên cơ đã định các con biết chi mà hờn trách lẫn nhau.
Thơ! Con phải xây cái Tháp của Thượng Phẩm phía trước cây ba nhánh, phải day mặt về Ðông, giống như ngó vào Ðiện mà hầu Thầy vậy. Song, ba từng phải lợp ngói như nóc chùa của Ðường Nhơn vậy nghe.
Ðừng làm như cái Tháp của Bảo Ðạo, vì hai đứa phẩm vị khác nhau, chung quanh Bát Quái, phải làm như hình có cột tại chính giữa Tháp (1) phải có lỗ cho nhựt quang giọi tới Liên Ðài.
Các con sẽ bị Thái Bạch quở phạt liệu lấy mà sửa mình, phải tùy theo lịnh dạy của nó, đặng nó giảm nộ chút ít nghe.” Thầy thăng.

Lòng Đại Từ Phụ  thương con:
“Cười.... Thầy tưởng khi các con còn cứng lòng hơn nữa chớ... Cười....
Các con chỉ biết rằng có xác thịt trần của các con đó
là hữu hình, biết có mình các con mà thôi, chớ còn Lão già nầy thì chẳng cần chi kể đến há?
 Nầy, Thầy nói cho các con biết rằng: Chẳng giờ phút nào mà mắt Thầy không chăm nom gìn giữ các con, Thầy đợi xem cho rõ coi cách các con lập vị mình dường nào. Thầy lại nghĩ mà cười thầm hoài. Mỗi phen Thầy thử thách các con thì các con rối rắm, Thầy chẳng biết tới chừng nào các con mới  đoạt  đặng  Thánh  đức  của  Thầy
dành để cho các con. Trước mặt chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, Thầy lấy làm hổ thẹn, oan gia là oan gia lắm hử!”…
[Rằm tháng 3 năm Mậu Thìn (4-5-1928)]
  … “Chí Tôn không đến là có ý cho chư Ðạo Hữu điều đình thử coi có làm kham phận sự cùng chăng?
Trước khác, nay thì khác, đã mang Thiên mạng nơi mình phải so quyền liệu sức mà hành chánh, cả chúng sanh đương lao nhao lố nhố trông cậy nơi chư Hiền Hữu, phải làm sao cho xứng phận thì làm.
Thiếp xin khuyên một điều là khi minh thệ Chức Sắc đừng lòng tư vị; những vị chẳng có minh thệ khá tỷ như Chức Sắc Hàm mà thôi, chẳng nên giao Pháp Chánh của Ðạo ấy là cơ thể để trừ tuyệt sự rối loạn của Ðạo. Thiếp xin nên nghe lời Thiếp.” (Quan Âm Như Lai)
Tiểu Sử Ngài Cao Quỳnh Cư:
            Thiết nghĩ khi muốn viết Tiểu sử của các Đấng Tiền khai Đại Đạo như Đức Cao Thượng-Phẩm đây, khả năng chúng tôi không làm sao tỏ hết tấc lòng ái mộ với một Đấng dày công với Đạo, cũng không làm sao diễn hết sự đau thương với những vị Bát Tiên đã xuống thế như các Ngài. Nhưng chán ngán nỗi “Đạo khai Tà khởi” mà cái tà nó dai dẳng, dày dặn như lớp bụi trần ai không bao giờ lau sạch. Nó hiển hiện như những đống rác bên đường trong cái thời mạt pháp này. Điển hình là hình ảnh Đức Cao Thượng P hẩm, những nỗi chán chường của cuộc đời đã đưa Ngài về nhanh nơi cõi tịnh mà chẳng chút lưu luyến cảnh trần ai gió bụi này.
            Thế nên những bài Thuyết đạo của Đức Hộ-Pháp và của Ngài Tiếp pháp mới diễn hết những nét chân dung của Đức Ngài hầu làm ngọn hải đăng soi giữa đêm trường cho người muốn vượt trùng dương mênh mông, mênh mông. Xin hãy nhìn ngọn đèn trời luôn soi tỏ lối đi cho hậu thế: Ðức Hộ-pháp thuyết trong lễ kỷ niệm Ðức Cao Thượng Phẩm, ngày  1- 3-Canh Ngọ (1930)
            Mỗi  một  năm  ngày  Vía  của  Ðức  Cao  Thượng Phẩm, Bần Ðạo lấy làm vui thấy con cái của Chí Tôn Nam Nữ cũng vậy, trọn tâm yêu ái, nhứt là cái mừng của Bần Ðạo hơn hết là ngày Vía của Ngài, cả con cái của Chí Tôn còn gìn giữ và thương yêu ấy như buổi sanh tiền kia vậy.
Sự thật, từ cổ chí kim, Bần Ðạo tưởng không có nền Tôn Giáo nào mà được hưởng một đặc ân thiêng liêng của Ðức Chí Tôn như nền Ðạo Cao Ðài; Bần Ðạo đoán lại những sứ mạng thiêng liêng của Ngài, những đặc sứ sai đến thế nầy đặng thay thế hình ảnh của Ngài hầu chia đau sớt khổ cùng con cái khổ não của Ngài như thế nầy.
Chúng ta có thể nói, các Ðấng Thiêng Liêng đã làm
bạn với các sắc dân, nhứt là Huỳnh tộc của chúng ta tưởng cả thảy con cái Ðức Chí Tôn đều biết danh giá của Bát Tiên là thế nào ? Ngộ nghĩnh thay ! Ðức Chí Tôn làm thế nào mà chư vị Ðại Tiên ấy ra đảm nhiệm sứ mạng Thiêng Liêng đến đặng tạo dựng cái nền Tôn Giáo của Ngài. Ðức Hớn Chung Ly tức nhiên là nguơn linh của Ðức Cao Thượng Phẩm đó vậy. Nên giờ phút nầy Bần Ðạo nhớ đến có mảy may ân hận cơ huyền diệu của Ngài cầm trong tay tạo Ðạo không còn nữa, thành thử không có cây Cơ thứ nhì. Nói thật ra, cái cơ phong Thánh, cơ lập Thánh, cơ Truyền giáo Ngài đã đem theo, nên ngày giờ nầy thảng có cơ phong Thánh thì Ngài cậy mượn Cao Tiếp Ðạo nâng loan có Ngài trợ lực, chớ cây cơ phong Thánh hiển nhiên giờ phút nầy không còn tồn tại, cái tiếc của Bần Ðạo hay chăng là điều đó”.
Tuy hành Đạo ngắn ngủi có 4 năm nhưng công nghiệp Đức Ngài đáng nêu vào Đạo sử, người sau noi dấu:
1 - Nhà Đức Ngài là nơi phát tích xây bàn vào đêm 25-12-1925 Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế phán rằng:
 "Nhà này (nhà Ngài) sẽ đầy ơn Ta, giờ ngày gần đến đợi lịnh. Ta sẽ làm cho thấy huyền diệu đặng kính mến Ta hơn nữa".
Lễ Hội Yến đầu tiên, lập đàn  ở tại nhà Đức Ngài.
2 - Đức Ngài phế thân hành Đạo trước nhứt và vững niềm tin hơn cả. Chính Đức Hộ Pháp đã thố lộ trong bài thuyết Đạo đêm 17-8-Quí Tỵ như vầy:
"Bần Đạo không có đức tin gì hết, nghe nói Tiên giáng đi theo nghe thi chơi".
Đức Thượng Sanh ít đi hầu đàn vì không tin. Một hôm xây bàn, Ngài Cao Quỳnh Diêu thưa với chơn linh cụ
Cao Hoài Ân (thân sinh Ngài Cao Hoài Sang) rằng: "Anh đề thi mà khuyên dạy nó (ông Diêu là chú ông Sang) và lấy vận voi, mòi, còi, roi, thoi của bài Tứ Thứ qui Tào mà họa lại". Chơn linh cụ Ân cho thi:
                    THI
Thuyền khơi gió ngược khá nương voi, 
Vận thới hầu nên đã thấy mòi. 
Vườn cúc hôm nay muôn cụm nở, 
Rừng tòng buổi trước một cây còi. 
Hồng nương dặm gió chi sờn cánh, 
Ngựa ruỗi đường hòa khá nhọc roi. 
Nín nẵm chờ qua cơn bỉ cực
Thìn lòng chứng có lượn đôi thoi.

3 - Kiểu mẫu áo mão đầu tiên làm tại nhà Đức Ngài do bà Nữ Đầu sư Hương Hiếu (bạn đời của Ngài cắt may).
4 - Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung cũng nhập môn theo Đạo tại nhà Ngài vào 11-1-1926.
5 - Đức Chí Tôn mượn đôi tay của Ngài chấp nhang
để trục thần của Ngài Phạm Công Tắc ra để chơn linh Hộ Pháp nhập vào đêm 13-5-Bính Dần tại nhà Ngài Lê Văn Trung.
6 - Cất Tòa Thánh (tạm) đầu tiên bằng tranh, di cốt Phật Tổ và an vị nơi Đại Đồng Xã.
7 - Bàn tay Đức Ngài đã dựng các cơ chế Đạo, Đức Ngài qui là cơ Phong Thánh đã gãy.
"Cái cơ Phong Thánh, cơ lập Thánh, cơ truyền giáo Ngài đã đem theo, nên ngày giờ này, thảng có cơ Phong Thánh thì Ngài cậy mượn Cao Tiếp Đạo nâng loan có Ngài trợ lực, chớ cây cơ Phong Thánh hiển nhiên giờ phút này không còn. Cái tiếc của Bần Đạo có hay chăng là ở điều đó". (Đức  Hộ Pháp ngày 1-3-Canh Ngọ, 1930).
            Đức Hộ Pháp đọc trong buổi chung qui của Đức Cao Thựong Phẩm đã nói lên lòng thương tiếc ấy:
                    THI
Thượng Phẩm ôi, hỡi anh ôi!
Chưa xong trách nhiệm vội về Trời
Bốn năm công quả vun nền Đạo
Mấy đoạn chông gai chịu nước đời
Ngọn bút Thần cơ Trời nỡ đoạn                                                                            
Nắm xương Thánh chất lấp chôn vùi
Mực hòa huyết lệ đề câu điếu, 
Thượng Phẩm ôi, hỡi anh ôi!.

8 - Trong Bát Tiên, có một vị cầm Long Tu Phiến (quạt) đó là Hớn Chung Ly nguơn linh của Đức Cao Thượng Phẩm. Đức Hộ Pháp giải thích:
            "Nguyên căn của Hớn Võ Đế là Hớn Chung Ly giáng sanh thành lập quốc gia. Kỳ Hạ nguơn này, Đức Cao Thượng Phẩm cũng là chơn linh của Hớn Chung Ly tái thế lập thành Quốc Đạo nên tạc hình Đức Cao Thượng Phẩm thuận hơn".
Đến năm 1945 Đức Ngài có giáng cho một bài thơ :
Đường mây sẵn lối gặp may duyên, 
Nặng gánh xa thơ sửa mối giềng
Anh tuấn đất gìn nung khí phách, 
Uy linh trời giữ tạc đài liên. 
Hồn về nước cũ đời nương thế
Hạc lại tùng xưa đức lập quyền. 
Đảnh Việt chờ qua cơn bão tố
Muôn năm tỏ rạng mối chơn truyền.
o0o

18 - Ông  PHẠM CÔNG TẮC
(1890-1959)
Thánh danh Hộ Pháp Phạm Công Tắc
LỄ KỶ NIỆM ÐĂNG TIÊN CỦA ÐỨC HỘ PHÁP

Đức Thượng Sanh tuyên đọc Diễn-văn ngày 10 tháng 4 Bính-Ngọ (dl: 29-5-1966)
            Kính Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện.
Kính Trung Tá Tỉnh Trưởng Tây Ninh và Quý Quan Khách, Chư Chức Việc và Ðạo Hữu Lưỡng Phái,
Hôm nay là ngày Lễ kỹ niệm đăng Tiên của Ðức Hộ
Pháp Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ Tòa-Thánh Tây-Ninh. Trước hết tôi để lời cám ơn toàn thể Chức sắc, Chức việc và Ðạo Hữu lưỡng phái đã sẵn lòng đến dự đông đảo làm cho cuộc lễ tăng thêm phần long trọng.
Ðây là một dịp để Hội Thánh nhắc lại công nghiệp vĩ đại của Ðức Ngài trong nền Ðại-Ðạo và cũng là một dịp để cho các cơ quan Ðạo tỏ lời cảm tưởng đối với một Đấng vĩ nhân đã phí một kiếp sanh, đã dạy dỗ và dìu dắt con em trong Ðạo trên bước đường giải khổ.
Tiểu sử của Ðức Hộ Pháp và sự hy sinh cao cả của Ðức Ngài trong lúc bình thường cũng như trong hồi tai biến của nền Ðạo, chúng tôi đã có dịp nói qua nhiều lần và toàn thể Chức sắc, Ðạo hữu đều rõ biết.
Những lời cảm khái của Chức sắc trong các cơ quan Ðạo vừa mới bày tỏ, chứa đầy sự thương tiếc, bộc lộ xiết bao nỗi tri ân nồng hậu đối với một Ðấng vĩ nhân mà cuộc đời phải trải qua biết bao sóng gió nguy nan, đòi phen thất thổ ly hương, lắm lúc ôm sầu nuốt hận cũng vì chủ nghĩa thương đời. Sự thương tiếc và sự tri  ân  đó  thật
chánh đáng.
Những ai đã từng mang vào mình bộ Thiên phục, đã từng được dự vào hàng Chức sắc Thiên phong, được nói ra những lời đạo-đức thuần túy, ra đối với mặt Ðời được người người kính nễ,  thì cũng đều nhìn  nhận  là  đã
nhờ nơi tay của Ðức Hộ Pháp đỡ nâng lập vị.
- Không có Ðức Hộ Pháp thì không có Ðạo CAO ÐÀI ra đời.
- Không có Ðức Hộ Pháp thì nơi đây vẫn còn là những đám rừng rậm sầm uất.
Ðành rằng tìm ra mối Ðạo là do nơi ba vị Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh. Nhưng nếu không có Ðức Hộ Pháp là người có sứ mạng đặc biệt về mặt Bí pháp và có sẵn kiên tâm trì chí thì ÐẠO CAO ÐÀI cũng không thể lập thành.
Ðấng Chí Tôn đã cho ra đời nhà thông minh xuất chúng đó hầu sáng tạo cho đất nước Việt-Nam một nền Chánh giáo để nâng cao tinh thần của giòng giống Lạc Hồng ngang hàng với các nước trên mặt địa cầu về phương diện tín ngưỡng.
Ðiều đáng chú ý là Ðức Hộ-Pháp được Ðấng Chí Tôn ban cho một ân huệ đặc biệt chưa từng có trong các lịch sử Ðạo Giáo trên toàn cầu. Vì từ xưa những bậc vĩ nhân tạo nên sự nghiệp đồ sộ về tinh thần, nhưng sự nghiệp đó chỉ lưu lại cho đời sau thừa hưởng mà thôi. Ðức Hộ Pháp lại may mắn hơn. Ðức Ngài đã thành công mỹ mãn và dân tộc Việt Nam được hưởng liền sự nghiệp của Ðức Ngài trong khi Ðức Ngài còn tại thế.
Chí hướng làm nên của Ðức Ngài, công phu xây dựng của Ðức Ngài, toàn thể Chức sắc và Ðạo hữu ghi nhớ ơn là một điều quí nhất.
Nhưng chẳng phải tỏ sự biết ơn bằng lời nói  suông
là đủ, phải biết quí mến, giữ gìn sự nghiệp của Ðức Ngài để lại, phải góp công bồi bổ xây dựng thêm cho nó được càng ngày càng thêm vẻ vang tốt đẹp hơn. Phải thận trọng trong cử chỉ cũng như trong việc làm và tự mình coi Ðức Ngài như còn tại thế vậy. Vì tuy Ðức Ngài về Thiêng Liêng vị, nhưng vẫn dùng Huyền diệu Cơ bút đến hội hiệp với chúng ta, khi thì để lời giáo hóa, khi thì an ủi vỗ về và lẽ tất nhiên là Ðức Ngài hằng dòm ngó đến sự nghiệp của Ðức Ngài lưu lại nơi vùng Thánh địa, nơi mà Ðức ngài đã chan rưới biết bao nhiêu giọt mồ hôi, chịu biết bao nhiêu khổ tâm mới tạo thành được như ngày nay.
Chúng ta chẳng những phải giữ gìn và tô điểm thêm sự nghiệp hữu hình của Ðức Ngài, chúng ta còn phải quý trọng cái danh giá của Ðạo, vì Ðức Ngài khi sanh tiền đã phải trải bước từ ÂU sang Á, đem hết tâm trí đặng làm cho danh giá ÐẠO CAO ÐÀI được nêu cao tột bực. Trong các nước văn minh tiên tiến, nơi nào Ðức Ngài có để chân đến thì những bậc thượng lưu trí thức sau khi nghe Ngài thuyết pháp đều để lòng sùng bái Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ Ðộ, nhiều người đã xin nhập môn, xin Ðức Ngài đến nhà khai Đàn thượng Tượng và tôn trọng Ðức Ngài như một Ðấng Cứu Thế.
Ngày nay mặc dầu Ðức Ngài đã khuất bóng nhưng cái danh giá của Ðạo Cao Ðài vẫn còn được nguyên vẹn y như lúc Ðức Ngài còn tại thế.
Chúng ta phải chung sức nhau mười như một, một như mười để bảo tồn cái danh giá quí báu đó và làm thế nào cho nó được càng ngày càng thêm cao vọi, thì chúng ta mới thật là trung thành và thật biết ơn Ðức Ngài vậy.
Nếu vì một lẽ nào, vì một tham vọng hoặc vì tranh giành quyền lợi, người Chức sắc hay Tín hữu có manh tâm làm cho nền Ðạo phải mang tai tiếng, danh giá Ðạo bị tổn thương thì chính đó là hành động cố ý xô ngã công phu gầy dựng của Ðức Ngài. Cái tội đó Ðức Ngài và các Ðấng Thiêng Liêng không thể dung thứ được.
Biết tôn thờ Ðức Ngài, biết ghi nhớ ơn của Ðức Ngài, chúng ta phải noi theo gương  sáng  của  Ðức  Ngài,
cái gương nhẫn nại và vị tha, luôn luôn quên mình, sẵn sàng hy sinh để bảo thủ chơn truyền và giữ trọn hiếu trung đối với Ðức Chí Tôn Ðại Từ Phụ.
Ngoài ra, chúng ta phải biết thương nhau, giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau, đừng vì một lẽ nào mà chia rẽ ganh ghét nhau. Hầu làm cho vui lòng Ðức Ngài là một bậc tiền bối đã phí một kiếp sanh cho đến hơi thở cuối cùng để thực hành chủ nghĩa Từ- bi  Bác- ái  và  để  phụng  sự  cho
nhân sanh và cho Ðạo.
Ðược vậy thì cuộc Lễ long trọng hôm nay mới có ý nghĩa thực tế.  Mong Thay! Kính Thay!
     (CAO THƯỢNG SANH)
I - PHẦN ĐỜI:  1- Thuở thiếu thời             
Vào tiết Đoan Ngọ [5-5-Canh Dần (dl: 21-06-1890)] bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, thuộc làng Bình-lập, tại Tỉnh  Tân-an (nay là Long-an), một chơn linh giáng lâm trong gia đình ông Phạm Công Thiện, một công chức. Đó là Phạm Công Tắc..
Ông Phạm Công Thiện kết hôn với bà La Thị Đường, sanh được 8 người con mà Ngài Phạm Công Tắc là người con thứ tám. Song thân Ngài trước ở làng An Hòa, quận Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh. Vì là công chức, ông Phạm Công Thiện về sau được đổi đến Long An. Thuở thiếu thời Ngài Phạm Công Tắc là một thiếu niên khỏe mạnh, tư chất thông minh đĩnh ngộ. Có điều lạ, thỉnh thoảng Ngài ngủ thiếp đi như người chết,
Phong trào Đông Du (1904-1907) do Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm Minh chủ và hai nhà cách mạng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh khởi xướng để nâng cao dân trí, bằng cách gởi các thanh niên du học ngoại quốc nhất là Nhật Bản. Tại Sài Gòn phong trào Đông Du do hai ông Gilbert Chiếu (tức Trần Chánh Chiếu) và Dương Khắc Ninh lãnh đạo. Các ông thành lập các kinh thương hội như "Minh Tân công nghệ" và khách sạn "Nam Trung" làm nơi lưu trú hội họp cho đảng viên. Ngài Phạm Công Tắc dù đang theo học năm thứ hai trường Chasseloup-Laubat cũng lén bỏ học đến họp với anh em.
Hai ông Gilbert Chiếu và Dương Khắc Ninh tập hợp các đảng viên chia nhiều nhóm để xuất dương. Ba nhóm đã sang tới Nhật, Ngài được ghi tên vào nhóm thứ tư. Lòng Ngài như mở hội.. nhưng thời cuộc, buộc lòng Ngài phải nghỉ học về làng An Hòa (Tây Ninh) tạm tránh sự dòm ngó của mật thám Pháp. Khi tình hình êm dịu, Ngài lại lăn mình vào trường tranh đấu. Lần này Ngài hoạt động cẩn thận hơn, rồi tham gia viết báo như: Công luận, La Cloche fêlée (Chuông rè) của Nguyễn An Ninh, La voielibre … Tiếng nói tự do), Nông cổ Mín-đàm, Lục Tỉnh Tân văn (Tờ Lục Tỉnh Tân văn của ông Pierre Jeantet, ông Gilbert Chiếu làm chủ bút). Ngài cộng tác thường xuyên với tờ này vì là đồng chí. Hơn nữa, ông Chiếu ngấm ngầm làm cơ quan tuyên truyền chống Pháp và kích động lòng yêu nước của nhân dân rất đắc lực. Các bài "Thượng bất chánh, hạ tắc loạn" (đăng ngày 12-12-1907), bài "Dân tộc đoàn kết và thời đàm" (đăng ngày 23-1-1908) là những lời thẳng thắng cảnh cáo nhà cầm quyền Pháp. Khi ông Chiếu bị bắt, tờ báo đình bản, Ngài lại về quê.
Vì ảnh hưởng cách mạng và các Tiên Vương, về sau, Ngài lập Báo Quốc Từ, bôn ba sang Nhật rước tro Cường Để, về Sài Gòn rước linh vị Thành Thái và Duy Tân đem thờ nơi Báo Quốc Từ (gần chợ Long Hoa). Ngoài
ra cơ quan thông tin Cao Đài sưu tầm và phổ biến các hình
ảnh Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học ..
2 - Thời trưởng thành:
Năm 1910, vì hoàn cảnh thanh bạch, Ngài vào làm thơ ký Sở Thương chánh (Sài Gòn). Năm sau lên hai mươi mốt tuổi, Ngài vâng lệnh mẫu thân thành lập gia đình với bà Nguyễn Thị Nhiều, hạ sanh được ba người con, hiện còn hai cô Phạm Hồ Cầm và Phạm Tần Tranh. Bà Hương Nhiều (tức Nguyễn Thị Nhiều) đắc vị Chánh Phối sư, chưởng quản Nữ phái Phước Thiện và cô Hương Tranh thọ phong Giáo sư (chức sắc trong Cao Đài giáo)
            Đời sống công chức không làm cho Ngài thích thú, còn nếp sống gia đình đều đều buồn chán không trói buộc được Ngài. Ngài đem ra mê lý tưởng hướng Đạo, "làm những việc thiện hằng ngày để giúp đỡ những kẻ cô đơn xung quanh. Đang làm công chức Sở Thương Chánh, đồng tiền chẳng được dồi dào chi lắm, vậy mà Ngài dám vay nợ đặng giải phóng một đoàn nhi nữ ra khỏi chốn thanh lâu, (Theo tiểu sử Hộ Pháp Phạm-Công-Tắc ấn hành 1954).
            Người Pháp thấy Ngài có hành động khác thường, họ liệt Ngài vào hàng có tâm huyết nên họ tìm cách đổi Ngài đi Cái Nhum (Hậu Giang) sau đó đổi ra Qui Nhơn (Trung phần), sau cùng lại đổi về Sài Gòn, để rồi những ngày sẽ tới, Ngài hiến trọn cuộc đời cho Đạo Pháp.
3 - Ngộ Đạo:
Vào năm Ất-Sửu (1925) để tìm hiểu huyền vi và bí mật Thiêng liêng, Đức Ngài cùng quý ông Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Cao Quỳnh Diêu họp  nhau "XÂY BÀN". Trong các chơn linh giáng xuống cho thi phú, có một vị không chịu xưng tên mà chỉ cho ba chữ AĂÂ,

II - PHẦN ĐẠO
1 - Thọ Thiên Phong: Mãi đến đêm 24-12-1925,
Ông AĂÂ mới cho biết chính Ngài  là  Đấng  Thượng  Đế đến lập Đạo tại Nam Phương để giải thoát chúng sanh, tá danh là “Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”.
Vào ngày 14-3-Bính Dần (dl: 25-4-1926) tại nhà Ngài Đầu sư Thượng Trung Nhựt, Ngài thọ Thiên ân Hộ Pháp, Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài, đắc vị Thiên phong trước hết. Đức Ngài là người nắm cơ mầu nhiệm của Đạo, nắm luật của đời, xét xử chư Chức sắc Thiên phong và Tín đồ, giữ dạ vô tư, tạo lập bí pháp đưa các đẳng chơn hồn vào Bát Quái Đài để hiệp cùng Thần, Thánh, Tiên, Phật.

2 - Hành Đạo Kim Biên (Kampuchia):           
Khai Đạo ngày 14-10-Bính Dần tại Thánh Thất Từ Lâm, xảy ra việc tà quái ngoài ý muốn, nhưng người theo Đạo mỗi ngày một đông, người Pháp dòm ngó, hăm he các Chức Sắc và lập hồ sơ đen các người theo Đạo, Ngài nói:
"Riêng phần Bần Đạo là công chức, khi vâng lịnh Đức Chí Tôn đến chùa Gò Kén mở Đạo, Bần Đạo có xin phép nghỉ 6 tháng đến chừng trở lại làm việc, người ta đổi Bần Đạo lên Kim Biên. Nơi đó Bần Đạo vừa làm việc vừa lo mở Đạo. Riêng phần mấy anh lớn trong hàng phủ, huyện bị người ta dọa nạt đủ điều. Cả toàn con cái Đức Chí Tôn buổi nọ, còn lại có ba người. Ba người ấy là Đức Quyền Giáo Tông, Đức Cao Thượng Phẩm và Bần Đạo. Chúng tôi nhứt tâm nhứt trí quyết làm cho Đạo thành, cho vừa lòng Đức Chí Tôn" (ngày 13-10- Giáp Ngọ- 1954).
Nhờ làm việc tại Kampuchia mà Đức Ngài độ được Ngài Tiếp Đạo Cao-Đức-Trọng, bấy giờ làm việc Phòng Chưởng Khế. Tại đây (1927)  và anh em vua Cao Miên là Sisowark qua trung gian Tổng Trưởng Sơn Điệp. Trong Hoàng Cung hiện nay vẫn còn thờ Thiên Nhãn.

3 - Xây dựng Tòa Thánh: 
Công nghiệp lớn lao của Đức Ngài là xây dựng Tòa
Thánh. Đặt viên gạch đầu tiên năm 1933, qua năm 1936 mới khởi công xây cất và đến năm 1941 công cuộc kiến trúc bên ngoài vừa hoàn thành. Nhưng chưa kịp trang hoàng thì Đức Ngài bị lưu đày. Năm 1946, Đức Ngài trở về nước tiếp tục sửa sang. Năm 1954 thì hoàn tất và lễ Khánh thành được tổ chức vào đầu tháng giêng năm Ất Mùi (1955). Đây là một công trình kiến trúc tân kỳ vĩ đại, khiến cho người ngoại quốc thầm kính phục một khối óc vĩ nhân vượt hạn.
4 - Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài:         
Sau khi Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đăng tiên (dl:19-11-1934), vào ngày lễ Đại Tường (dl: 8-11-1935), một Đại Hội Đồng gồm Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh đồng bầu cử Đức Ngài cầm quyền thống nhất Chính Trị Đạo cho đến ngày có Đầu sư Chánh Vị.
            Từ đó Đức Ngài Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài: Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài hết lòng xây dựng nghiệp Đạo và đem phương sách hay cho nhơn sanh.
5 - Thời Pháp nạn:
          Ngày 23-7-Canh Thìn (1940), lính mật thám Pháp vào châu vi Thánh Địa xét giấy tờ, đóng cửa Báo Ân Từ.
         Ngày 25-5-Tân Tỵ (1941), Chánh phủ Pháp ra lịnh cấm công nhân tạo tác Tòa Thánh. Ngày 4-6 năm đó, vào 8 giờ sáng, mật thám bắt Đức Ngài. Ba ngày sau họ vào Tòa Thánh đuổi hết mọi người về nguyên quán. Chúng xung công tất cả Văn Phòng và chiếm đóng trọn chu vi. Chúng đày Đức Ngài sang Mã Đảo (Madagascar) trên chiếc tàu Compiège vào ngày 27-7-1941 cùng năm vị Chức Sắc. Trong chuyến tàu này, ngoài Đức Ngài còn có các nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Thế Sang
      … Khi đến Mã Đảo, Ngài và chư Chức Sắc bị giam đến ngày 24-11-1944, mới được ra ngoài làm lụng.
        Năm 1945, phe  Đồng  minh  thắng,  De  Gaulle  giải phóng nước Pháp, Đức Ngài được đưa về Việt Nam ngày 1-10-1946, tính lại thời kỳ đồ lưu hải ngoại là 5 năm, 2 tháng, 3 ngày.
6 - Việc thành lập Quân Đội Cao Đài: 
Khi Đức Ngài trở về Tòa Thánh thì Quân Đội Cao Đài đã lập từ năm 1945 với danh Nội Ứng Nghĩa Binh. Vì hoàn cảnh đất nước và đạo sự lúc bấy giờ, Đức Ngài phải để quân đội thành hình và xuất quân: 8-1-Âm-lịch (1947):
          Ngài nói"Quân đội các con thành lập đặng do toàn thể trụ cả năng lực trên nền tảng Nghĩa Nhân, đạo đức. Ngọn cờ Cứu khổ của các con xuất hiện nơi nào thì nhân sanh nơi ấy đều phải đặng các con bảo vệ, cứu khổ phò nguy mà làm rạng danh anh tuấn của non sông chủng tộc"
(Huấn dụ của Đức Hộ Pháp - xuân Giáp Ngọ 1954). Bản tuyên ngôn tại Phnom-Pênh, ngày 30-4-1956 Đức Ngài viết:
"Khi Đức Bảo Đạo về nước, chính Bần Đạo đã giao trọn quyền sử dụng Quân Đội Cao Đài cho Đức Ngài điều khiển trong hàng ngũ Quân lực Quốc gia. Khi Đức Ngài đi Pháp mới tạm giao quân lực ấy lại cho Bần Đạo. Trong lúc vắng mặt, Đức Ngài đã ra lịnh cho hai Chính Phủ Nguyễn Văn Tâm và Bửu Lộc thi hành hợp pháp quốc gia hóa Quân Đội Cao Đài. Nhưng sự thi hành ấy kéo dài cho tới ngày Chánh Phủ Ngô Đình Diệm thọ phong toàn quyền cũng chưa quyết định. Bần Đạo buộc phải nhắc nhở và cầu cho Chánh Phủ Ngô Đình Diệm quốc gia hóa Quân Đội Cao Đài một cách hợp pháp. Bần Đạo không buổi nào muốn giải quyết vận mạng nước nhà với quân lực, mà chỉ dùng phương pháp đạo đức đặng đem hòa bình hạnh phúc lại cho giống nòi mà thôi".
7 - Chấn chỉnh các cơ quan Đạo:           
Đức Ngài lo chấn chỉnh nội bộ từ Cửu  Trùng  Đài, có đủ ba sắc phái (Đạo Nghị Định số 5), hiến thân hành Đạo, cơ quan Phước Thiện thành Hội Thánh Phước Thiện có Thập Nhị Đẳng Cấp Thiêng liêng. Với toàn Đạo thì Đức Ngài cho phá rừng lập chợ Long Hoa, một hình thức kiến trúc theo Bát Quái, phố xá rộng rãi, đường thênh thang, dự trù cho hàng trăm năm sau. Công việc đang tiến hành thì một biến động xảy đến cho Đức Ngài, niềm đau chung cho toàn Đạo.
8 - Trên đất khách:         
"Vào đầu tháng 8 năm Ất Mùi (1955), vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội Cao Đài, khi được Quốc gia hóa, ra lệnh thành lập Ban Thanh Trừng, bắt nhiều đạo hữu giam cầm. Một số thiếu nữ trong Đạo cũng bị câu lưu mấy tháng và bị ép buộc phải khai nhiều điều khiếm nhã cho Đức Ngài.
"Còn chính Đức Ngài cũng bị cầm lỏng tại Hộ Pháp Đường chung quanh có quân đội võ trang canh phòng, từ 20-8-Ất-Mùi (1955) đến 5 tháng 1 Bính Thân (1956). Vì quá đau buồn cho cảnh đồng đạo tương tàn, Đức Hộ Pháp buộc lòng cùng nhiều Chức Sắc tùy tùng rời khỏi Thánh Địa lúc 3 giờ khuya ngày ấy nhắm thủ đô Miên quốc trực chỉ".(Thượng Sanh,Đại Đạo nguyệt san số 5/64)
Việc ra đi được Đức Ngài tuyên ngôn như sau:
"Bần đạo buộc mình phải xuất ngoại đặng bảo thủ tự do cá nhân của Bần Đạo, hầu đem ra một giải pháp mới mẻ có thống nhứt hoàng đồ và chủng tộc là phương pháp Hòa Bình và Chung Sống".

9 - Trở về ngôi xưa cảnh cũ:         
Dù sống trên đất Chùa Pháp an toàn, nhưng lúc nào Đức Ngài cũng hướng về quê hương. Mặt khác Đức Chí Tôn có lẽ định đem Đức Ngài giúp ích cho Đạo nhiều hơn.
Thế nên, ngọa bịnh không bao lâu, Đức Ngài cỗi xác trần nhằm 10-4-Kỷ Hợi (dl: 17-5-1959), thọ 70 tuổi.
Lấy tánh đức Hộ Pháp mà lập Đạo:
Thánh Ngôn thuở khai Đạo, Đấng CHÍ TÔN có lần hỏi Đức Hộ Pháp: "Tắc! Thầy lấy tánh đức con mà lập Đạo,  được chăng ?".
Xem vậy, tính đức của Đức Ngài thật quan trọng tác dụng trong nền Tân Tôn Giáo này.
Đức Ngài giáng trần có hai tính đức: Một là nhân tính, hai là Thánh tính."
- Nhân tính là tính làm người ở thế gian mang thi phàm.
    - Thánh tính là tính thiên định, chơn linh khi lâm phàm. Nhân tính của Đức Ngài phảng phất nhiều hương vị hiền triết của Thánh Gandhi, Socrate, Ki Tô, Khổng Tử, Nostra Damus …Bởi Đức Ngài đã nghiên cứu về đời sống của các bậc siêu nhiên vũ trụ này.
- Hy sinh thân thế và chịu đựng tù đày mưu tìm hạnh phúc nhân sanh: đức tính của Đức Ngài phảng phất tư chất của Thánh Gandhi (1869-1946). Thánh ra đời thì nước Ấn-độ dưới sự đô hộ của người Anh. Ngài theo học trường Anh đỗ Tiến sĩ Luật khoa nhưng chống lại sự áp bức của người Anh. Đến thế chiến thứ I (1914-1918) trước lời hứa hẹn của chính phủ Anh, Gandhi hô hào đồng bào đầu quân giúp chính quốc. Khi chiến tranh kết liễu, Anh quên lời hứa. Gandhi đứng ra lãnh đạo phong trào quốc gia Ấn, đề ra chính sách bất bạo động, bất hợp tác, năm 1919, Anh ban bố hiến chương Ấn-Độ (India Act), dân Ấn bất mãn theo Gandhi chống Anh. Gandhi bị hạ nhục từ tháng 3-1922 tới tháng 2-1924. Cuối cùng Gandhi bị bọn quá khích ám sát chết và đất nước vẫn còn chia Ấn - Hồi.
Đức HỘ PHÁP cũng hạ sanh lúc thời Pháp thuộc và chống Pháp. Đến thế chiến thứ hai (1939-1945) theo lời hứa của chánh phủ Pháp, Đức Ngài kêu gọi toàn Đạo đầu quân giúp Pháp và cũng bị Pháp cầm tù ở Mã Đảo (1941-1946) trên năm năm.
Gandhi nói: "Tất cả những nhà Tôn giáo mà tôi gặp đều là những chính trị gia trá hình. Tuy nhiên, tôi là người mang lớp áo chính trị, nhưng là một nhà Tôn giáo".
Nhờ lòng tin vào tôn giáo ông hoạt động chính trị.
- Đức HỘ PHÁP hành động tích cực, quả quyết. Đề xướng một việc nhất định phải đi đến kết quả tốt và nhất định vận dụng mọi kế hoạch để thực hiện cho kỳ được, tìm
việc chứ không đợi việc.
- Một tôn giáo có hai chánh pháp: thể pháp và bí pháp. Thể pháp là hình thể bề ngoài, còn Bí pháp là huyền nhiệm thiêng liêng bên trong. Thiếu một trong hai phép đó thì không là Tôn giáo. Vào năm 1948, Đức Ngài đã giảng về Bí pháp của Đạo, được các ký tốc viên ghi chép và in thành tập.  
Ngoài ra Pháp Chánh Truyền, cũng do nơi cặp cơ Hộ Pháp và Thượng Phẩm viết ra, Ngài được lịnh Ơn Trên chú giải. Bí pháp Đại Đạo.
- Chịu nỗi thống khổ và oan nghiệt như Đức Ki Tô bị quỉ Satan khai chiến ba lần:
. Lần nhất Satan vấn nạn: "Nếu ông là con Thiên Chúa hãy truyền những hòn đá này trở thành bánh đi". Ngài đáp rằng"Người ta không sống bằng bánh, nhưng bằng mọi lời, bởi miệng Thiên Chúa phán ra".
. Satan mở chiến dịch thứ hai: "Nếu ông là con Thiên Chúa hãy gieo mình xuống". Chúa Ki-Tô đáp:  
"Ngươi  chớ thử Chúa là Thiên Chúa ngươi",
. Lần thứ ba nó đem Ngài lên một núi rất cao, cho xem tất cả các nước trên thế gian với những vinh quang trần thế và bảo Ngài rằng: "tất cả những vinh quang phú quí đó ta sẽ cho Ông, nếu ông quỳ xuống lạy ta". Đức Jésus đáp:"Hỡi Satan hãy cút đi vì có lời chép rằng: ngươi sẽ thờ phượng chính Chúa là Thiên Chúa của ngươi".
Kết quả là ác quỉ bỏ Ngài và Thiên Thần hiện ra hầu hạ Ngài. Đức Ki Tô chỉ chịu đựng và truyền Đạo trong ba năm, còn Đức HỘ PHÁP phải chịu 35 năm
 Đức Hộ-Pháp nói: "Khi vâng lệnh Đức CHÍ TÔN đến Gò Kén mở Đạo, Bần Đạo có xin phép nghỉ sáu tháng (vì công chức). Đến chừng trở lại làm việc, người ta không cho Bần Đạo ở Nam Việt nữa, đổi Bần Đạo lên Kim Biên. Nơi đó, Bần Đạo vừa làm việc, vừa mở Đạo mục đích làm thế nào cho Đạo chóng thành tựu.
"Từ khi lập Đạo chịu khổ hạnh truân chuyên, chịu nhục nhã, chịu mọi điều thống khổ".
- Điều này quá hẳn nhiên, vì "ngày nay Thầy đã khai Đạo nơi Đông Dương là cực đông của Á Châu, mà lại khai nơi xứ Nam Kỳ là xứ thuộc địa, dân tộc yếu hèn, ngu xuẩn. Ấy là do nơi thiên cơ tiền định cả muôn năm, lại để thưởng cái lòng tín ngưỡng của người Nam từ thử ".
Đức Hộ Pháp còn coi các thợ hồ là con của Thượng Đế. Trong một lời phê năm Tân Sửu, Đức Ngài viết:          
"Qua đã biết trước thế nào trong mấy em cũng có đứa ngồi ngục. Gấm bị trước vì Phối Thánh Thoại muốn cho nó trả quả đối với Thánh lúc ở phàm. Đáng kiếp, Gấm đã đụng đầu xe lửa, cũng như mẹ con Út Giáp đụng đầu xe lửa Màng (cũng Phối Thánh) buổi trước vậy. Mấy em ráng cẩn thận coi chừng đừng ăn hiếp mấy ông Thánh ẩn thân bất ngờ, phải ngồi cửa Phong Đô mà khóc đa nghe".
      - Ngoài cái khẩu khí của một chơn linh lâm phàm, Ngài còn am tường thủ thuật nói trước công chúng và  phương pháp của Socrate" là đặt câu hỏi làm thế nào cho khách bàng quang chỉ có thể đáp “có” mà thôi. Chính vì vậy, đến ngày nay, chưa thấy ai phản đối hành động của Đức Ngài.        
            - Đức Hộ Pháp tỏ cho ta thấy rõ đức tính công bình, chính trực; hai đức tính này ảnh hưởng nơi Nho giáo, cách hành xử đối với các tông đồ của Đức Khổng Phu Tử.  
            Thế mà, Ngài vẫn băn khoăn trước lúc lìa trần:
Trót đã ba năm ở xứ người
Đem thân đổi lấy phút vui tuơi
Ngờ đâu vạn sự do thiên định.
Tuổi đã bảy mươi cũng đủ rồi,
Nhớ tiếc sức phàm thừa chống chỏi,
Buồn nhìn cội đạo luống chơi vơi,
Rồi đây ai  đến cầm chơn pháp,
Tô điểm non sông Đạo lẫn Đời”
o0o

19 –  Ông CAO HOÀI SANG (1900 - 1971)
Thánh danh Thượng Sanh Cao-Hoài-Sang
             Ðêm 30 tháng chạp Ất Sửu (dl. 12-02-1926)
Thi cho Thanh Thủy (Cao Hoài Sang)
Bước đời chìm nổi bấy nhiêu niên,
Tâm chí ghe phen dập lửa phiền.
Ấm lạnh dốc tròn gương phấn đại,
Vui buồn chưa vẹn nỗi hàn huyên.
Lòng trần nung nấu trăm mùi khổ,
Biển ái đầy vơi một chiếc thuyền.
Nín nẵm chờ ngày tiền quả sạch,
Trau giồi đạo hạnh hưởng ân Thiên.
(Diêu Trì Nương Nương –dl: 3-7-1927)

* Phần đời: Tham tá Thương Chánh. Thơ-ký Sở Hoả-xa SàiGòn
* Phần đạo: Thượng Sanh Chưởng Quản Chi Thế

1 - PHẦN ĐỜI:
Đức Thượng Sanh thế danh là Cao Hoài Sang, sinh ngày 11-9-1901 tại xã Thái Bình, tỉnh Tây Ninh.Thân sinh là cụ Cao Hoài Ân, Thẩm Phán đầu tiên tại Miền Nam và thân mẫu là Bà Hồ Hương Lự (Nữ Đầu Sư Hàm-phong). Đức Ngài là con út trong gia đình có ba anh em. Anh cả là Ngài Cao Đức Trọng (Tiếp Đạo HTĐ) và chị là Giáo Sư Cao-Hương Cường Giám đốc Cô nhi-viện Tây Ninh.
Sau khi thi đỗ bằng Thành chung, Đức Ngài vào làm việc tại Sở Thương Chánh (tức Quan thuế Sài gòn) cho đến chức Tham Tá Thương Chánh rồi hồi hưu.
          Trong thời gian làm công chức, Ngài còn là một Nhạc sĩ của trường Quốc Gia Âm Nhạc, được khen tặng là  công chức thanh liêm, dù ngành thuế có nhiều cám dỗ.
Ngài có chín người con, năm trai, bốn gái.
2 - PHẦN ĐẠO: Đau lòng vì nền Đạo bị phân chia (1937-1940):
Từ năm 1931, khởi đầu là ông Nguyễn Văn Ca tách khỏi Tòa Thánh Tây Ninh về lập Chi phái  ở  Cầu Vỹ (Mỹ Tho) rồi ông Nguyễn Ngọc Tương và Lê bá Trang về Bến-Tre lập Ban Chỉnh Đạo.
Ngày 10-11-1937 Ngài Thượng Sanh đứng đầu danh sách ra tờ Kỉnh Cáo như sau :
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
KỈNH CÁO
“Hiện thời, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Đô đã sai biệt với Chơn Truyền, bất đồng tín ngưỡng, mất trật tự tôn ti, kém tinh thần liên lạc. Điều ấy dù không giải rõ tưởng chư Đạo hữu cũng chán biết.
“Đem chúng sanh trở về Chánh giáo, nối chặt dây
thân ái đặng cùng chung một tín ngưỡng chơn chánh, một tôn chỉ bác ái từ bi, ấy là trách nhiệm hiện thời của Chức sắc Hiệp Thiên Đài do theo mạng lịnh Đức Lý Đại Tiên, Nhứt Trấn Oai Nghiêm ngày 22 ...1937
"Không thái quá mà cũng không bất cập, Chức sắc Hiệp Thiên Đài sẽ cẩn thận từ ly, từ bước một trong việc hành đạo, nguyện đem hết dạ vô tư chí thành liêm khiết đặng bảo thủ Chơn Truyền và nêu cao danh thể Chí Tôn nơi cõi Việt…”.
Điều kiên quyết là nhờ vào Đức Thượng Phẩm và Đức Hộ Pháp buổi ban đầu: phải nhìn nhận đầu công của hai ông này vào bực nhứt, trước hết và trên hết: Đức Chí Tôn mượn tay và thần lực của hai ông mà lập thành Đại Đạo. Nếu không có bàn tay xây dựng của hai ông thì:
- Đâu có Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ 
- Đâu có chức sắc Thiên phong nam nữ
- Đâu có Hội Thánh và các cơ quan trong Đạo
- Đâu có Pháp Chánh Truyền và Tân luật.  
- Đâu có đại nghiệp hiện giờ cho nhân sanh thừa hưởng"
 (Trương Hiến-Pháp, Đạo sử Cơ Bút -Tây Ninh 1969)

Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc Ngài rất lo âu khi nhận nhiệm vụ lịch sử của nhân sanh và Hội Thánh Cao Đài giao phó, nhưng nếu sợ trở ngại, sợ trích điểm thì làm sao bảo vệ được Đạo, làm thế nào để có nền Đạo ngày hôm nay. Đó là việc Đại hội 3 ngày 8,9,10 tháng 11 năm 1935 đã đồng thanh tín nhiệm Đức Ngài cầm quyền thống nhất Chánh trị Đạo cho đến ngày có Đầu Sư Chánh vị.
"Đại hội đồng bỏ thăm tín nhiệm Đức Hộ Pháp và xin đem hết tâm trí giúp Ngài đưa cả chúng sanh đi trên con đường Thánh đức của Đức Chí Tôn
 Trong khi Pháp Chánh Truyền của Đạo Cao Đài đưa ra một loại siêu dân chủ, nghĩa là một loại dân chủ chưa có trong xã hội loài người. Ngoài ba quyền: Lập Pháp, Tư Pháp, Hành Pháp như chế độ của Phương Tây, nền Hành Chánh Đạo, trên hết "có Giáo Tông một vị lãnh đạo Tôn giáo, dưới có ba vị Chưởng Pháp có quyền xem xét luật lệ trước buổi thi hành" (Pháp Chánh Truyền).
Mọi việc chi chi đều phải có ba ấn của ba vị mới được thi hành, ba vị này giữ vai trò của Viện Bảo Hiến.
          Dưới ba vị Chưởng Pháp là ba vị Đầu Sư, có Đầu Sư Đường,, không làm việc chung ở  Giáo Tông Đường.
(PCT) “Kẻ nào nắm cả trọn phần hữu hình và phần thiêng liêng thì là độc chiếm quyền chính trị và luật lệ, mà hễ độc chiếm quyền chính trị và luật lệ vào tay thì nhơn sanh chẳng phương nào thoát khỏi vòng áp chế" .
Năm 1928, Đức Cao Thượng Phẩm bị nạn, Ngài về Tòa Thánh viếng thăm và chia buồn, an ủi, Đức Cao Thượng Phẩm cám cảnh nảy ra lời tự thán:
                      THI
Công trình gầy dựng Thất Tây Ninh 
Bằng địa sóng xao khiến rập rình
Tà mị phàm rung rinh chất Thánh
Mùa màng sâu phá hoại hồn kinh
Xưa Tòa Thánh dập dìu lai vãng 
Nay Bửu đình hiu quạnh lụy nhìn
Thương Đạo mến Thầy xin sớm liệu
Cộng tâm chung trí chớ làm thinh.
            (Cao Thượng Phẩm)  

Thông cảm được nỗi oan khiên của Đức Ngài, Đức Cao Thượng Sanh đã họa bài thi trên như vầy:
HỌA VĂN
Dập dìu nào buổi Thất Tây Ninh, 
Hiu quạnh hôm nay gió rập rình
Trước ngõ lơ thơ vài Đạo hữu
Sau hiên meo mốc mấy pho kinh
Rừng xơ vẻ thắm chim không đỗ
Cảnh lợt màu tươi khách biếng nhìn
Xây dựng là ai, ai phá hoại?
Sụt sùi để bước khó làm thinh.

Năm 1946, Đức Phạm Hộ Pháp được chính phủ Pháp trả tự do từ Madagascar về Việt-Nam rồi về Tây Ninh. Ngày 4-8-Bính Tuất, Đức Thượng Sanh về Tòa Thánh đến thăm Đức Hộ Pháp, có làm bài thơ cảm tác:
 CẢM TÁC
Nhành lá rừng tòng đã điểm tươi, 
Còn non còn nước lại còn người. 
Xa nhà bỏ lúc thương pha hận, 
Gặp Bạn vầy khi khóc lộn cười. 
Nguồn Đạo xưa trông, đôi cảnh nghịch
Thuyền từ nay lướt một dòng xuôi. 
Trời Nam thử điểm trang tân sử, 
 Đổ lệ cùng nhau gượng để lời. 

Đức Cao Thượng Sanh ở lại dự lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, Bà Bát Nương giáng cơ cho Đức Hộ Pháp bài thi:
                     THI
Đào Nguyên lại trổ trái hai lần
Ai ngỡ Việt Thường đã thấy lân. 
Cung Đẩu vít  xa gươm xích quỉ, 
Thiên cung mở rộng cửa Hà Ngân. 
Xuân thu định vững ngôi lương-tể, 
Phất  chủ quét tan lũ nịnh thần. 
Thổi khí vĩnh sanh lau xã tắc,
Mở đường quốc thể định phong vân.
                  HỌA VẬN
Dựng gầy xã tắc bấy nhiêu lần, 
Mong mỏi vùng Nam đặng thấy lân. 
Đảnh Việt Trời cho gìn cảnh trí
Thuyền Nam Đạo vững lướt dòng ngân. 
Đài hoa tạc để gương anh kiệt, 
Thiên khiển dành riêng đám tội thần. 
Gặp phải nước nhà cơn loạn lạc, 
Làm trai tua vẹn chí thanh vân. 
CAO THƯỢNG SANH
           Đây coi như bản di ngôn dài của Đức Thượng Sanh, nói lên tâm huyết về lập trường cố hữu của Ngài là phi chính trị, thuần đạo đức. Đâu ai ngờ buổi tiệc tân niên này là buổi họp mặt cuối cùng của Ngài với Chức sắc, công thợ và tín đồ.
3- Hội Thánh báo tang:            
Ngày 27-3-Tân Hợi (dl: 22-4-1971) Hội Thánh báo tang:  “Hội Thánh lấy làm cảm xúc thông tri cho toàn thể  Chức sắc, Chức việc và Đạo hữu nam nữ trong toàn quốc hay tin buồn: Đức Thượng Sanh Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài vừa qui Thiên hồi 17 giờ ngày 26-3-Tân Hợi, liên Đài quàn tại Giáo Tông Đường Tòa Thánh. Lễ tang sẽ cử hành trong 9 ngày theo chương trình ấn định kể từ ngày 27-3-Tân Hợi cho đến ngày 6-4-Tân Hợi (30 tháng 4 năm 1971)
sẽ nhập Bửu Tháp. Đây là tang chung cho Hội Thánh và toàn Đạo. Để tỏ lòng tri-ân ái-kính vô biên, nồng nàn mến tiếc Đức Thượng Sanh, một bậc tiền bối đại ân nhân đã dày công khai sáng nền Đại Đạo, để tạo hạnh phúc cho nhơn sanh, trong buổi Tam kỳ Phổ Độ.
    Hội Thánh quyết định cho tất cả Thánh Thất, Điện Thờ Phật Mẫu cùng các văn phòng của Đạo tại địa phương cũng như tại Tòa Thánh phải treo Đạo Kỳ rũ. Toàn Đạo nên chay lạt tịnh tâm "Di Lạc Chơn Kinh" suốt trong những ngày Thánh lễ để cầu nguyện Ơn trên, Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng thiêng liêng ban hồng ân cho Chơn linh Đức Ngài được cao thăng Thiên vị.
HỘI THÁNH
Sau khi đài phát thanh Sài gòn phát tin “Cáo phó” nêu trên loan khắp miền Nam, ở các Châu Tộc Đạo, Chức sắc, Đạo hữu lần lượt về Tòa Thánh Tây Ninh thọ tang Đức Cao Thượng Sanh. Ai không về được thì tổ chức thọ tang tại chỗ, từ miền Trung đến miền Nam đều tổ chức thọ tang trọng thể. Chính quyền địa phương đến điếu tang. Đặc biệt nhất là tại Tỉnh Thừa thiên, phái đoàn của Bà Từ Cung đã đến làm lễ nơi Thánh Thất sở tại.
 4- Công nghiệp của Đức Thượng Sanh:
Dưới đây là bản tuyên dương công nghiệp của Hội
Thánh Hiệp Thiên Đài
"Nhơn cuộc lễ này, tôi (Trương Hiến Pháp) xin tuyên dương công nghiệp của Đức  Cao  Thượng  Sanh  về cả hai phương diện Đạo lẫn Đời.
Về mặt đời: Nói đến ông, ai ai trong giới công chức và đồng bào tại thủ đô đều hiểu rõ thanh danh của ông là một công chức đúng mực thanh liêm (3).
           Là nhà chí sĩ thương dân yêu nước, ông thường giao du với hai ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc. Cả ba ông là nhạc sĩ lừng danh trong giới âm nhạc tại Thủ đô Sàigòn. Hai ông Cư và Sang được coi như các bậc Thầy. Sau khi ông Cư đăng Tiên, ông Sang được coi như bậc "hậu tổ". Ban Âm Nhạc Đạo Cao Đài đã nhờ Ngài chấn chỉnh rành mạch thêm…Mất Đức Ngài, giới Âm nhạc trong toàn quốc nói chung và trong Đạo Cao Đài nói riêng, đã mất một Nhạc sư cự phách. Đáng tiếc thay!
Về mặt Đạo:
Ngày rằm tháng 3 năm Bính Dần ông Cao Hoài Sang đắc phong Thượng Sanh một lượt với Đức Hộ Pháp và Đức Cao Thượng Phẩm. Từ đây về mặt hữu hình Chưởng quản tối cao của Hội Thánh Hiệp Thiên Đài không còn nữa.
Những tưởng Đức Ngài đến với sứ mạng Thiêng liêng để hoàn thành cơ nghiêp Đạo, thì chắc Ngài phải được sống lâu với  bổn Đạo để tồn tại với Đại nghiệp Đạo đến cùng. Nào ngờ đâu, ta muốn vậy mà Trời đâu cho vậy  
Đã đành rằng chúng ta phải thương tiếc một Đấng Lãnh tụ anh minh như Đức Thượng Sanh. Thương tiếc bao nhiêu thì phải noi gương của Đức Ngài bấy nhiêu để gặt hái được một phần công quả hữu ích cho Đạo, cho chúng sanh nhờ ! Đó là sự đền đáp công ơn với bậc tiền bối đã dày công xây dựng, lưu lại một sự nghiệp vĩ đại cho chúng ta thừa hưởng. Vậy chúng ta hãy đứng lên và đồng tâm hiệp lực tiếp tục xây đắp nền Đạo cao thêm mãi để khỏi phụ ơn của tiền nhân chúng ta …"
5- Đức Cao Thượng Sanh giáng cơ:         
Một hôm sau ngày qui Thiên, Đức Cao Thượng Sanh giáng cơ tại Cung Đạo, Đền Thánh lúc 20 giờ đêm 27 tháng 3 năm Tân Hợi.
THƯỢNG SANH
Chào mừng chư Chức sắc Thiên phong,            
Chư Đạo hữu nam nữ.            
 Bần Đạo lấy làm vui sướng được thoát nơi phiền lụy cái kiếp sanh con người, chỉ có giải thoát là quý hơn hết.            
Hôm nay, Bần Đạo đến để thỏa mãn sự yêu cầu của quý vị, Bần Đạo không có gì hơn là bài thi đã cho lúc Bần Đạo tái thủ phận sự, nhưng xin sửa hai câu đầu như vầy:
Từ lúc đưa tay nắm Đạo quyền,
Nguyện đem thi thố tấm trung kiên.
Kỳ dư đều để y như cũ.  Bần Đạo còn rất nhiều Đạo sự, không tiện ở lâu,  xin kiếu.” Thăng.
Bài thơ mà Đức Ngài làm vào tháng 7-1970 hai câu đầu như thế này:
Hội Thánh mời giao nắm Đạo quyền, 
Mười ba năm một dạ trung kiên
           Như vậy là Đức Ngài biết mình chỉ giúp Đạo hơn 13 năm thôi. Bài thài để dâng hiến lễ Ngài hàng năm là :
Từ lúc đưa tay nắm Đạo quyền
Nguyện đem thi thố tấm trung kiên
Độ đời quyết lánh vòng danh lợi, 
Trau chí tìm noi bậc Thánh hiền. 
Từ ái làm nền an thổ võ,
Đức ân dụng phép tạo nhơn duyên, 
Những mong huệ trạch trên nhuần gội, 
Sứ mạng làm xong giữ trọn nguyền.

20 –  Bảo Pháp Chơn Quân
NGUYỄN TRUNG HẬU
(1892-1961)
            Ðêm 30 tháng chạp Ất Sửu (dl. 12-02-1926)
THẦY cho ông Nguyễn Trung Hậu tự Thuần Ðức
Thuần  phong mỹ tục giáo nhơn sanh,
Ðức  hóa thường lao mạc vị danh.
Hậu  thế lưu truyền gia pháp quí,
Giáo  dân bất lậu, tán thời manh. 

Thi
Ðã có căn phần dựa cảnh Tiên,
Bước đời chớ quản bậc sang hèn.
Mưa mai nắng xế chờ qua khỏi,
 Ðêm tối lần ra gặp ánh đèn.
      (Ðức Chí Tôn - 24-6-1926)
Sinh: 5-3-Nhâm-Thìn (dl: 1-4-1892)
Qui: 7-9-Tân-Sửu (dl: 16-10-1961) lúc 16g50. Thọ 70 tuổi tại nhà riêng ở Gia-Định
          Bảo-Pháp  
     (Fr: Conservateur Juridique)
Bảo-pháp là vị Thời quân thuộc chi Pháp, đặng đồng quyền cùng Hộ-Pháp khi đặng lịnh Người sai đi hành chánh, song mỗi vị có mỗi phận-sự riêng, quyền hành riêng.
            “Bảo-pháp thì gìn-giữ sự bí-mật ấy cho kín nhiệm, làm tờ đoán xét và định án chiếu y luật Đạo rồi dâng lên cho Hộ pháp đặng Người phân xử.
           “Bảo-Pháp là người Đầu-phòng-văn của Hộ Pháp”
Thầy buộc cả chi Pháp phải thề giữ da vô tư mà hành chánh” (PCT)
            Trách nhiệm của Bảo-Pháp là bảo-tồn luật pháp, bảo hộ không cho ai được phạm đến những điều lệ nào đã thành mặt luật”  (Hiến-pháp  Nhâm-Dần 1932)
Bài Thài hiến lễ:
Đối với nền Đại-Đạo rất đặc biệt là các bậc Chức-sắc cao cấp khi qui Thiên, liền giáng đàn cho một bài thi làm “Bài thài” hiến lễ riêng cho các Ngài:
Nhà Phật hôm nay giữ Đạo mầu,
Phiền ba nghĩ lại có vui đâu.
Tẻ đường phi thị noi đườg tịnh.
Tìm cửa Từ-bi lánh cửa Hầu.
Xác thịt trải qua miền gió bụi.
Nắm xương chờ gởi bóng tang du.
Lửa lòng vụt tắt từ đây vẫn…
Giọt nước nhành Dương gợi tấm sầu.
            (Bảo-Pháp Nguyễn trung Hậu)
       
I - THÂN-THẾ VÀ SỰ-NGHIỆP
I - Phần Đời:
Ông tên Nguyễn-văn-Hậu bút hiệu Thuần Đức, tức Nguyễn-Trung-Hậu sinh: 5-3-Nhâm-Thìn (dl: 01-04-1892) tại xã Bình hòa, tỉnh Gia-Định (nay là quận Bình-Thạnh).
            Thân sinh ông là Nguyễn-Phục-Lễ, tức Nguyễn Văn Nhiêu, bút hiệu Tiết Văn, Đông y sĩ, làm bốn khóa Hội đồng địa hạt Tỉnh Gia Định.
Thân-mẫu là Bà Lê-Thị-Cơ người gốc Bình Định.
           Ông Hậu theo Tây học, nhưng cũng biết Hán-học, lại thông minh, là thi nhân trong văn giới Việt-Nam, tốt nghiệp trường sư phạm Gia-Định (École Normale de Gia Định) tháng 2-1911. Khi ra trường Người được bổ làm Giáo-viên tại một trường ở đường Taberd, trước gọi là trường “sở cọp”.Sau bị bãi bỏ mới về dạy tại  trường  Tiểu học đường Richaud, nay là đường Nguyễn Đình Chiểu.
           Năm 1919 làm Thơ-ký cho ông Giám đốc các trường Tiểu học Sàigòn.
           Năm 1922 Giám đốc trường tư thục Internat primaire de Dakao tại đường D'Ariès, kế đổi là Tư thục Huỳnh Khương-Ninh.
           Những năm sau, Người có làm Giáo sư Pháp-văn Trường Hưng-Việt, trường Nguyễn Anh Bổn (trường Nguyễn Phan Long  cũ), trường Nguyễn Du …
            Năm 1930-1931, Người vừa viết báo cho Đuốc Nhà Nam, Hoàn Cầu Tân Văn của ông Nguyễn Háo Vĩnh, vừa làm chủ bút tờ tạp chí Pháp văn La Revue Caodaiste và năm 1932 làm chủ bút nguyệt san Đại Đồng của Liên hòa  Tổng  Hội  do ông Nguyễn Phan Long lãnh đạo.
           Đến năm 1934, vì bệnh hoạn liên miên, nhờ ông Cai tổng Trương Vinh Quy và ông Phán Của giúp đỡ từ Cầu Kho (Saigon) về nương ngụ tại số 186/42 đường Ngô Tùng Châu (nay là 101/71, đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh) cho tới ngày qui vị, thọ 70 tuổi.
            Ông  phối-ngẫu với Bà Diệp Thị Nguy (thường gọi là Diệp Thị Quy con của ông Diệp Văn Chỉ và bà Dương Thị Kiển). Các con hầu hết theo nghiệp Đạo.
2- PHẦN ÐẠO
         Đầu tháng giêng năm 1926, Người nghe tin quí ông Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang cầu cơ Tiên giáng cho thi hay. Người đến nhà ông Cư xem và được Thánh huấn của Đức Chí Tôn đến với tá danh AĂÂ:
THUẦN văn chất ĐỨC tài cao,
Tên tuổi làng thơ đã đứng vào.
Non nước muốn nêu danh tuấn kiệt,
Đến hồi búa Việtt giục cờ Mao.
Vì điểm đúng bút hiệu Thuần Đức, nên Người đã có niềm
tin. Một hôm khác, Người bạch cùng Đấng AĂÂ rằng:
“Tôi còn nhớ hai câu đối thuở nay chưa ai đối được, nên xin đem ra nhờ Ngài đối chơi cho vui.
Đức AĂÂ  đáp:
“Bần Đạo xin hầu đối, nhưng nếu đối ra không chững, quí vị chớ cười mà niệm tình Bần-đạo mà chấn chỉnh lại cho".
Câu đối của Thuần Đức ra:
- "Ngồi yên ngựa đừng bò con nghé"
Đức AĂÂ đối lại:
- "Cỡi lưng trâu chớ khỉ thằng tê"
- Thuần Đức ra: "Ngựa chạy mang lạc”
- Đức AĂÂ đối lại: "Cò bay le bè"
Tất cả những người có mặt đều hết sức phục tài Đức AĂÂ. Cũng vì đó Thuần-Đức nhập môn theo Đạo Cao-Đài từ đêm 14 rạng 15-3-Bính Dần(25 rạng 26-4-1926) thọ Thiên phong Tiên Đạo phò cơ Đạo sĩ, cùng với Trương-Hữu Đức
         Đến năm 1926 vì làm ăn sa sút, ngày 23-6-1926 (14-5 Bính Dần) Người có cầu hỏi Đức Chí-Tôn coi nên tiếp tục hay để cho sụp đổ, thì Thầy dạy:
Con muốn làm sao tự ý con, 
Nhà nghèo Nhơn Nghĩa miễn vuông tròn.
Thầy đâu nỡ để môn đồ cực,
Mối đạo giữ cho ngàn thưở còn.
           Đến ngày 21-7-Bính Dần (dl: 04-08-1926)  Người tự thấy không thể đứng vững được nữa với cái trường “Internat de Dakao” nên cùng với ông Đốc-học Đoàn-Văn Bản thỉnh giáo Thầy một lần  nữa ( mỗi  người  thỉnh  việc
riêng của mình) Thầy giáng cho  ông Thuần-Đức:
Cái khiếu thông minh con ở đâu ?
Kêu Thầy mà hỏi việc cơ cầu.
Hễ là quân tử chi màng việc,
Hễ biết điều cao bớt việc sầu.
        Theo lời dạy của Đức Chí-Tôn, Người giao trường lại cho ông Huỳnh Khương Ninh rồi gia nhập phong trào Tôn giáo Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Ngài với ông Trương Hữu Đức lãnh đi phổ độ trong các tỉnh Chợ Lớn, Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Định Tường, Bến Tre.
Trước có đàn: 16-11-1925 có vị Quí Cao là một Thi sĩ đã quá vãng, bạn thơ xưa kia, có giáng đàn cho thi:
Thương nhau nhớ lúc hứng thơ hòa,
Sanh tịch đôi đàng phải cách xa.
Chén rượu đồng tâm nghiêng ngửa đổ,
Biệt ly này trách bấy Trời già.
                   (Quí Cao)
   Thuần-Đức họa lại:
Đêm khuya tịch-mịch gió thu hòa,
Chạnh nghĩa kim bằng dạ xót xa.
Đạo-lý những mong vầy một cửa.
Ngờ đâu rời-rã buổi chưa già.
                    (Thuần-Đức)
Ông Nguyễn-Trung-Hậu vốn là một nhà thơ lỗi-lạc,  ký-giả có bút hiệu Thuần-Đức, giờ đây gặp được cơ huyền diệu. Đức Chí-Tôn dùng Cơ Bút để giáo-hóa, làm tăng lòng hứng khởi, do vậy mà bấy giờ Ngài sáng tác nhiều hơn và xướng họa thi văn với đủ các giới, từ hữu hình đến vô hình.Ngày 15-12-1925,Ông Thuần-Đức  bài thơ xướng:
                                         THI
Mấy năm rồi cũng phủi tay không.
Đường thế chiêm-bao một giấc nồng.
Nặng nghiệp phong-trần buồn với phận
Lo bề trung hiếu thẹn cho lòng.
Trời cao chưa phỉ tình mây bạc.
Đất túng càng khinh chốn chậu lồng.
Chờ gặp cố nhân lòng dám hỏi:
Hỏi ra mới biết vận cùng thông.?
Hầu như các bậc Thiên mạng đến cảnh trần đều ngao ngán cảnh trần, chớ không phải chán đời mà tìm cách lánh đời. Chính cũng vì động cơ chán ngán ấy thúc đẩy mà quyết ra tay cứu đời, quyết làm theo lời Thầy dạy-dỗ để sẵn-sàng “Tu mà cứu thế dễ như không”! Ông Quí-Cao giáng đàn họa:
                      THI
Một tiếng U-minh gióng cửa Không.
Phồn-hoa giựt tỉnh giấc đương nồng,
Ngồi thuyền Bát-Nhã qua tình biển.
Mượn nước nhành Dương rưới lửa lòng
Cuộc thế lạnh-lùng làn gió lọt
Đường đời ngán-ngẫm bụi trần hồng,
Kiếp tu xưa tiếc chưa nên Đạo.
Oan trái phủi rồi phép Phật thông.
                   (Quí-Cao)
         Đầu tháng tư Đinh-Dậu (tháng 5 năm 1957) Ngài cùng với Đức Thượng Sanh và quí vị Thời Quân về Tòa Thánh tái thủ phận sự. Ngày 15-4-Đinh Dậu (dl:14-5-1957). Ngài được Hội Thánh cử làm Giám đốc Hạnh Đường dạy lớp bồi dưỡng Giáo-Hữu và Lễ-Sanh, đúng theo chơn truyền của Đạo. Trong thời gian này Ngài tái lập Ðạo Đức Văn Đàn, mà trước đây do Ngài Cao Tiếp Đạo bút hiệu Huyền Quang, Chánh Đức, đứng ra thành lập vào năm 1950 và chỉ hoạt động được hai năm. Ngài dạy về niêm luật Đường thi được nhiều người hưởng ứng nên sau ngày cải táng Ngài về đất dành riêng cho Thập Nhị Thời Quân thì quí thi gia trong Đạo Đức Văn Đàn có xuất bản tập “Hoài niệm THUẦN ĐỨC Tiên sinh” (năm 1974, Giáp Dần). Tập Hoài Niệm này được Ngài Hiến pháp, Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài ghi “Lời hoài cảm”.
            Vì tuổi già sức yếu (bị huyết áp cao) ngày 24 tháng 12 năm 1958 (Rằm tháng 11 năm Mậu Tuất) Ngài trở về Gia Định dưỡng bịnh. Trong cuộc chính biến ngày 11-11-1960, do nhóm người tổ chức đã tự ý để tên Ngài vào bản tuyên ngôn nên sau đó Ngài bị nhà cầm quyền Sàigòn cũ tạm giữ một tháng năm ngày từ ngày 18-11-1960 đến 22-12-1960. Trong thời gian bị tạm giam, Ngài có làm 12 bài thi. Trong bài cảm thuật có 2 câu:
Ai biết ta chăng ta tự biết,
Riêng hiềm có miệng cũng như câm.
Từ đó Ngài sống thanh đạm tại gia-đình, với các con, an hưởng tuổi già. Ngài cũng thường làm thơ tự thuật, tả cảnh, tả tình gói niềm tâm sự trong các vần thơ và cũng trong thời gian này Ngài thường xướng họa thơ với các thi
sĩ lão thành trong Nam Phong Thi Xã.
             Năm 1961: Ngài qui Thiên sau một cơn bạo bịnh tại tư gia. Thời gian bịnh kéo dài đúng một trăm ngày, Ngài thoát xác qui thiên tại Gia-định vào lúc 16 giờ 50 ngày 7 tháng 9 năm Tân Sửu (dl: 16-10-1961). Tang lễ được Hội Thánh cử hành theo lễ Đạo trong 5 ngày và tạm an táng tại nghĩa trang gia đình tại Cây Quéo.
3 - Sự nghiệp văn chương:
Ngoài việc viết báo, Ông Thuần Đức có dịch đăng báo một số ít tiểu thuyết từ Pháp văn ra Việt văn. Nhưng sự nghiệp thi phú của Người là nổi bật hơn hết.
Người bước vào làng thơ  năm 19 tuổi  (1911)  với bài tự thuật có hai câu chuyển kết :
Cạn trần chưa biết ai là bạn,
Liều với xuân xanh bút một ngòi.
Bài thơ cuối của Người đề ngày 30-6-1961, đúng 108 ngày trước ngày Người về chầu Chí-Tôn, là “Thôn chiều  buồn” trong đó có cặp trạng báo trước tâm sự người sắp  ra đi:
Khoanh tay đứng ngóng thuyền xa bến,
Đứt ruột ngồi nghe nhạn gọi đàn.

4 - Tiểu-sử của Bảo-Pháp Nguyễn-Trung-Hậu
Do Ngài Hiến-Pháp Chưởng-quản Hiệp-Thiên-Đài tuyên đọc trong dịp Lễ Di táng Liên-đài Ngài Bảo-Pháp về đất Thập Nhị Thời-quân (Ao Hồ) ngày 7 tháng 9 năm Giáp-Dần (dl:  21-10-1974)
      …Ngài tên thật là Nguyễn-Trung-Hậu tự Thuần-Đức tức Nguyễn-Trung-Hậu, sanh năm 1892 tại Bình-Hòa-xã, tỉnh Gia Định, con của cụ Nguyễn-Phục-Lễ và Bà Lê thị Cơ (vị hôn thê của Ngài là Diệp thị Qui). Ngài có 8 người con; 5 trai, 3 gái đều là người học thức và noi theo chí cả của Ngài và chung lo phục vụ Đạo.
Thuở thiếu thời, Ngài theo Tây học và cũng biết một  ít Hán học, nhưng Ngài rất thông minh, sáng suốt, học ít biết nhiều và nổi tiếng là một thi nhân trong văn-giới miền Nam, tánh của Ngài rất cương trực, thẳng thắn, không chịu khuất phục trước bạo lực.
Ngài tốt nghiệp trường Sư-phạm, nên được bổ làm Công chức, sau xin nghỉ việc về nhà lập Tư thục Internat de Dakao, kế đó đổi lại Trung học Huỳnh-Khương-Ninh. Nhưng qua một thời gian rồi giao lại cho Ông Ninh. Ngài vẫn tiếp tục dạy học ở các trường Trung-học Huỳnh-Công-Phát, Nguyễn-Du, Nguyễn-Anh-Bổn, đồng thời cộng tác với báo Đuốc nhà Nam, thời Ông Nguyễn Phan Long làm chủ nhiệm, nhất là với tạp chí La Revue Caodaiste và về sau Ngài mở lớp dạy Pháp-văn tại tư gia, cơ sở này hiện nay được con cái tiếp tục quán xuyến và đổi danh thành trường Trung-học Thuần Đức. Với một Thiên tài, học ít biết nhiều, đặc biệt là về văn Nho, Ngài học ít nhưng rất lỗi-lạc, người Tàu phải kính phục.
Tôi còn nhớ lúc nọ, Đức LÝ  Đại Tiên giáng cơ khen tặng và ý
nói rằng “Ai muốn xin liễn thì hãy xin nơi Hậu”. Bằng  cớ  là
đôi liễn nơi thuyền Bát-Nhã là của Ngài cho rất hay mà ai ai
cũng đều công nhận.
    “Vạn sự viết vô, nhục thể thổ sanh hoàn tại thổ,
   “Thiên niên tự hữu linh hồn thiên tứ phản hồi Thiên”
Khi Ngài về tư gia nghỉ ngơi để bồi dưỡng lại sức khỏe, nhưng thiên số định kỳ, vào năm 1961, sau cơn bạo bịnh Ngài đăng Tiên, tại nhà riêng ở Gia-Định vào lúc 16g50 ngày  7 tháng 9 năm Tân-Sửu, hưởng thọ được 70 tuổi…
               Hiến-Pháp Chưởng-quản Hiệp-Thiên-Đài.
Trương-Hữu-Đức
(13 năm sau Ngài Bảo-Pháp qui Thiên, vào giữa năm Giáp Dần (1974) Ngài ứng mộng cho gia đình và các con yêu cầu Hội-Thánh xin cải táng hài cốt của Ngài về Thánh-địa trong năm 1974. Được Hội-Thánh chấp thuận. Ban Nhà thuyền Trung ương do ông Giáo-sư Thái-Hồ Thanh hướng dẫn Đạo tỳ đến phần mộ, đem quan tài ra)
5- Lễ truy điệu và nhập Bửu tháp của
 Cố Bảo-Pháp Chơn Quân
Theo lời yêu cầu của gia đình Ngài Cố Bảo-Pháp Chơn Quân Hiệp-Thiên-Đài Nguyễn Trung Hậu đã được Hội-Thánh chấp thuận. Hài cốt của Ngài đã được truy điệu và nhập Bửu tháp tại Tòa-Thánh (Ngã ba Ao Hồ)
            Hội-Thánh Cung Thỉnh bửu ảnh vào Hiệp-Thiên Đài Đền Thánh. Hội-Thánh cầu nguyện Đức Chí-Tôn và các Đấng Thiêng-Liêng ban ân cho Ngài được cao thăng Thiên vị. Sau đó được di đến Bửu tháp (ngã ba Ao Hồ).

o0o

(1890-1976)
Thánh danh: Hiến pháp Trương Hữu Đức
-  Phần đời: Thư ký Sở Hỏa xa
-   Phần đạo: Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài
I - PHẦN ĐỜI:
          Ngài Hiến Pháp tên thật là Trương Hữu Đức sanh ngày 2-2-Canh Dần (1890) tại Hiệp Hòa, (Chợ Lớn) con  ông Trương Văn Tựu (Thiên Phong Giáo sư phái Ngọc) và bà Lê Thị Nhụy. Ngài làm việc tại Sở Hỏa Xa Sài gòn,  sau  bị  buộc sang làm thông dịch viên cho Sở Mật Thám Nam Kỳ. Đến năm 1952, Ngài về nghỉ hưu ở Hiệp Hòa.
II - PHẦN ĐẠO:
Năm 1925, Ngài sang nhà ông Cao Quỳnh Cư quan sát các
ông Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang và Cao Quỳnh Cư xây bàn. Ngài hoài nghi nên về tập làm thử thì vong linh người anh nhập bàn cho hai vị thuốc trị lành bệnh hậu của Ngài trên 20 năm qua. Ngài bắt chước Đức Hộ Pháp chấp bút chỉ được  một lần duy nhất:
Minh Đức mừng nay đã gặp Thầy
Chẳng còn ao ước cái không hay
Mừng câu Âu, Á càng thêm mặt,
Mừng Nậu côn đồ đã chịu chay.
Ngày khai đạo: 15-10-Bính Dần: Ngài đắc phong Hiến Pháp, hợp cùng Bảo Pháp là cặp cơ truyền Đạo. Lắm lúc phải đi suốt đêm, có đêm Ngài phải lên tận chùa Gò Kén để chấp cơ cho nhơn sanh nhập môn cầu đạo.
            Ngài cũng nhờ Ơn trên bố hóa mà trị được các bệnh phù thủng, dịch tả, cảm, rất huyền diệu; trị bệnh bằng nhân diện chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu mà thôi và chấm dứt huyền diệu đó vào năm 1927 khi có lệnh ngưng Cơ Bút.
Năm 1955, khi quốc-gia-hóa quân đội Cao Đài, Ngài mới trở về Tòa Thánh làm việc. Năm 1956 Ngài cùng Ngài Bảo Thế thay mặt Hội Thánh ký thỏa ước Bính thân, cam kết Đạo không làm chính trị. Mặc dù Ngài không nhận đại diện cho phong trào Hòa bình Chung Sống nhưng vẫn bị Chánh Quyền cấm trú hai năm tại Sài-gòn.
Năm 1962 Ngài về Tòa Thánh nhận chức vụ Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh, Trưởng Ban Kiểm Duyệt, Ban Đạo Sử, rồi Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài, sau đó lên thực thụ. Thời Chưởng Quản Hiệp-Thiên-Đài, Ngài tiếp tục xây dựng cơ sở Đạo, phò cơ với Ngài Khai Đạo phong ba vị Bảo Quân và ba vị Phối Sư. Vì tuổi già sức yếu, Ngài qui Tiên năm 1976, hưởng thọ 86 tuổi.
1 - Sự ngộ nhận danh-từ của người Pháp về
“ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ”
Khi còn làm việc ở Sở Mật Thám Nam Kỳ Ngài đã
cứu Đạo ra khỏi sự hiểu lầm trầm trọng. Vốn là  Đức  Cao
Thượng Phẩm ban hành bản "Cáo phó chúng sanh", ngoài bìa có đề: ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ mà không có chữ Hán nên Nha Tổng Giám đốc Sở Mật Thám Hà Nội dịch là "Đạo lớn cứu vớt ba kỳ". Ngài phải dịch là "Đạo lớn mở lần thứ ba". Nền Đại-Đạo đã phải chịu một phen khảo-đảo nặng nề là người Pháp hiểu lầm danh-từ: “Đại Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ” ( )
           Với thời điểm khai Đạo là năm Ất-Sửu, qua năm Bính-Dần (khoảng 1925-1926). Việt-Nam đang thời kỳ Pháp-thuộc nên mọi việc đều chịu sự kiểm-soát của ngoại bang là người Pháp. Đạo Cao-Đài xuất hiện trong thời buổi khuynh-nguy đó.
           Sau khi Ông Cao-Quỳnh-Cư (tức Thượng Phẩm) có ra một bản “Phổ-cáo chúng-sanh” để truyền-bá Đạo Cao Đài, trên bìa Bản Phổ-cáo ấy có đề tựa: “Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.” Lần đầu, Bản phổ-cáo ấy không có kèm theo chữ Hán, nhưng lần sau Ông Cư có ghi thêm mấy chữ Hán: Đại Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ ( )
        Để tượng-trưng Tam-giáo Qui nguyên, ngoài bìa Bản Phổ-cáo  có vẽ hình ba vị Giáo-chủ là Đức Thích-Ca, Đức Lão-Tử, Đức Khổng-Tử.
           Bản Phổ-cáo chúng-sanh in lần đầu được gởi ra Nha Tổng-Giám-đốc Mật-thám Hà-Nội để dịch ra Pháp văn, nhưng người Thông-dịch-viên ngoài ấy lại dịch câu tựa: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ Độ là một nền Đạo lớn mục đích để cứu-vớt ba kỳ. Lúc đó nhà cầm quyền Pháp để ý theo-dõi hành-vi của Đạo Cao-Đài rất gắt, nên Hà-nội gởi bài dịch văn ấy vào Nam hỏi Ông Chánh-án Sở Mật-Thám Nadau: Có phải Đạo Cao-Đài làm Chánh-trị không?  Để giải tán!  Nhằm lúc ấy, Ông Nadau tin dùng ĐỨC  (tức là ông Trương-Hữu-Đức, sau đắc phong là Hiến-Pháp Hiệp Thiên-Đài) nên Ông mới hỏi bài dịch ấy có đúng không?
            Đức trả lời:  - Không đúng!
            Vì nguyên-văn câu ấy có nghĩa là: Đại-Đạo mở lần thứ ba để độ-rỗi, chớ không phải cứu vớt ba kỳ (vì bấy giờ ba kỳ trong Liên-bang Pháp là Nam, Trung, Bắc của Việt Nam đang bị Pháp đô hộ). Để trưng bằng-cớ cụ-thể, Đức đem tài-liệu về Bản Phổ-cáo trao cho Ông Nadau xem, vì ông  Nadau cũng biết chữ Hán.
           Ông liền gởi phúc-trình ra Hà-Nội giải thích rõ việc ấy. Nhờ đó mà Đạo khỏi bị giải-tán và người Đạo cũng đỡ khổ. Đó là một bằng chứng “Đức cứu Đạo”.
           Lúc nọ ông Đức được Chánh-Sở Mật Thám Nam kỳ là ông Nadau mời đến để giao cho chức-vụ Thông dịch viên sở ấy. Trước khi nhận lời, Đức có cầu Cơ thỉnh-giáo cùng Đức Chí-Tôn, vì lúc bình-thường Đức không thích giúp việc cho Sở ấy, là sở không có cảm-tình đối với dân chúng. Đức Chí-Tôn lại dạy Đức nên qua đó giúp việc cho sở ấy vì sẽ có cơ-hội “Cứu Đạo”.  
           Quả thật, đây là cơ-hội “Đức cứu Đạo” đã đến như lời Đức Chí-Tôn dạy.

22 – Ông HUỲNH-TRUNG-TUẤT (1873-1947)
Nghiệp Chủ Chợ Đủi Sài-Gòn
Ông Huỳnh Trung Tuất có vợ là bà Nguyễn thị Hoà (1873-1947) ông bà có BA người con là: Huỳnh văn Sơn  (thọ phong Giáo Hữu ngày 17-9-Bính Dần). Huỳnh văn Cao và Huỳnh văn Vạn.
            Ông là người gốc ở Rạch Kiến, Cần Giuộc, theo Nho học. Ông Huỳnh Trung Tuất có chủ trương kháng Pháp, điển hình là việc tham gia phá khám lớn, giải cứu Phan Xích Long (1916). Ông làm Hộ Trưởng và có nhà vùng Chợ  Đũi, nên thường được gọi là ông Hộ Tuất. Ông nhập môn tháng 2 năm Bính Dần, thọ phong Lễ Sanh ngày 23-8-Bính Dần. Ông cũng tách khỏi Toà Thánh.
            Về sau ông lập Thánh Tịnh Ngọc Tuyền tại tư gia (sau là Thánh Thất Chợ Đũi) hẽm 306 Nguyễn thị Minh Khai. Quận 3 ngày nay. Thánh Thất hiện nay cũng không còn. Ông Huỳnh Trung Tuất qui vị ngày 28-12-1947, an táng tại thổ mộ gia đình vùng Ông Tạ (Hoà hưng).

o0o

23 - Ông NGUYỄN-VĂN-CHỨC (1873-1956)
Cai Tổng Chợ-Lớn
 

Ông  Nguyễn văn Chức có người vợ là Bà Trần thị Trầm (1871-1947). Năm 1926, ông đang làm Cai Tổng Phước điền Trung, được Ngài Nguyễn Ngọc Tương chủ Quận Cần Giuộc khuyến khích nên đã nhập môn vào cửa Đạo Cao-Đài.
Ông đã xây dựng nhiều công trình phúc lợi cho dân địa phương như đắp đường, làm cầu (Cầu Thầy Cai..)
Ông Nguyễn văn Chức qui vị ngày 24-4-1956. Mộ phần ông bà hiện ở Ấp Thuận Bắc, xã Thuận Thành, Cần Giuộc.

24 – Ông Lại văn Hành (1878-1939)
Hương Cả Chợ-lớn

Ông nhập môn vào Đạo Cao-Đài ngày 29-8-Bính
Dần tại Đàn Tân Kim, lúc ấy ông đang làm Hương Cả.
            Ông có vợ là bà Trần thị Chốt (1885-1968).
            Năm 1930, ông có hiến một mẫu đất tại ấp xóm Cống (Bến Lức) để xây dựng nên Thánh Thất Long Phú Sau rồi ông cũng rời Toà Thánh Tây-Ninh hiệp vào Chi phái Bến Tre (nay thuộc ban Chỉnh Đạo)
            Ông Lại văn Hành qui vị vào năm 1939, an táng tại Thánh Thất Long Phú.

o0o

25- Ông NGUYỄN-VĂN-TRÒ (1886-1949)
Giáo-viên Sài-gòn
Ông là con thứ 9 của ông Nguyễn văn Lừa (1846-1914) và bà Nguyễn thị Lộc (1847-1942) ông có vợ là Bà Dương thị Ngại (1885-1965). Nhị vị có một gái là bà Nguyễn Như Ý.
Ông Học Ecole Normale d’Instituteurs.
Năm 1926, ông Nguyễn văn Trò làm Giáo viên ở Sài gòn. Ông nhập môn vào Đạo Cao Đài. Sau đó ông rời Tây Ninh và theo phái Bến Tre. Ông có hiến đất nhà xây dựng nên Thánh Thất Tân-Hương (nay thuộc ban Chỉnh-Đạo). Khoảng 1940, Thánh Thất Tân-Hương bị thiêu huỷ, nhờ các vật dụng dỡ từ Thánh Thất Cầu Kho nên bổn Đạo tạm dựng lại được phần nào, đến nay đã ổn định khang trang .
            Ông Nguyễn văn Trò qui vị ngày 25-7-Kỷ Sửu (1949). Mộ phần ông đặt tại Thánh Thất Tân Hương, tỉnh Long An. 

Giáo viên Đa-Kao

o0o

(1880-1946)
Giáo Tập Cần-giuộc
          Người làng Thanh Hà, xã Tân Kim, Cần Giuộc. Từ nhỏ, ông sống với mẹ là bà Lê Thị Liên. Ông lập gia đình với bà Lê thị Ngưu. Ông bà có bốn người con: người đầu mất sớm, kế đến là bà Võ thị Cúc (An), ông Võ văn Nhàn và bà Võ thị Thủ (Thạnh).
            Ông Võ văn Kỉnh dạy Quốc ngữ tại trường Qui Đức cho đến khi về hưu. Ông dạy thêm chữ Nho tại nhà. Trước lúc nhập môn vào Đạo Cao Đài (dl: 5-3-1926), ông Giáo Kỉnh có thời gian khoảng ba năm tu học với Hoà Thượng Nhứt Thiện  trên đỉnh núi Bà Đen.
            Sau khi nhập môn, ông Võ văn Kỉnh tích cực hành Đạo, được thọ phong Lễ Sanh ngày 17-5-Bính-Dần (1926), nhưng sau đó thì ông rời bỏ Toà Thánh và qua chi Phái Bến Tre, tức là Ban Chỉnh Đạo.
            Ông Võ văn Kỉnh qua đời vào ngày 15-12-Bính Tuất (1946), an táng tại đất nhà làng Thanh Hà. Khoảng năm 1980, gia đình đã bốc mộ lưu tro tại chùa Huê Nghiêm (An Dưỡng Địa) Phú Lâm.

o0o

28 - PHẠM-VĂN-TỈ
(1887-1949)
Giáo-tập Cần giuộc

Theo Đạo-sử của Bà Hương Hiếu thì nguyên ông Phạm-văn-Tỷ là Giáo tập ở Quận Cần-giuộc. Ông được Ơn Trên thâu nhận vào Đạo ngày 20-3-1926 tại đàn Tân Kim, vì Ông thường đến hầu Đàn nơi Đàn Tân-kim (Quận Cần-Giuộc). Đàn này lập tại nhà Ông Nguyễn-văn-Lai (nguyên Hội-Viên Hội Đồng Quản Hạt).
Phò loan: Ông Ca-Minh Chương (Nguyên là Lão-sư Minh-Sư và ông Phạm văn Tươi.
Hầu đàn gồm có các ông Nguyễn-Ngọc Tương chủ Quận Cần-giuộc, Lê-văn-Lịch trụ trì chùa Vĩnh Nguyên, Phạm-văn-Tiếp, Phạm văn Tỷ, Phạm văn Nhơn, Võ-văn Kinh.
            Ông Phạm-văn-Tỷ được thọ phong phẩm Lễ-Sanh ngày 17 tháng 5 năm Bính-Dần (1926).
            Trong gia đình ông thứ sáu, người em ruột thứ chín là ông Phạm văn Tươi, cùng theo Đạo Cao-Đài, sau này là Hiến Đạo, một trong Thập Nhị Thời Quân của Toà Thánh Tây Ninh.
[1] [2] [3] [4] [5]