Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh Xưa Va Nay - 1 ( Chánh Kiến )


Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
( Đạo Lịch 91 )
Tòa Thánh Tây Ninh
Lời dẫn: Năm 1832, vua Minh Mạng chia toàn Nam kỳ làm sáu tỉnh, với tổng cộng 18 phủ, 43 huyện, vùng đất Tây Ninh thuộc trấn Phiên An. Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836) vua Minh Mạng cho đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định lập thêm phủ mới tên Tây Ninh. Phủ Tây Ninh chính thức được thành lập, gồm hai huyện Tân Ninh và Quang Hóa trực thuộc tỉnh Gia Định. Địa danh Tây Ninh với tư cách là một đơn vị hành chính cấp phủ lần đầu tiên có tên trên bản đồ hành chính VN.

Năm 1859, quân Pháp tiến đánh Gia Định và sau đó chiếm lấy 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ năm 1862. Ngày 20.12.1899, chính quyền thực dân Pháp ban hành nghị định đổi tiểu khu Tây Ninh thành tỉnh Tây Ninh.

Về lịch sử thì Tây Ninh là vùng đất của Thủy Chân Lạp, có tên là Romdum Ray, tức Chuồng Voi (Pare aux éléphants) vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dử mà cọp, voi, beo, rắn,... cư ngụ. Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việt đến khai hoang làm thành vùng đất trở nên trù phú.

Thánh địa Cao Đài nằm về phía Đông tỉnh lỵ Tây Ninh. Toà Thánh cách Tỉnh lỵ 5 cây số và cách Saigon 99 cây số. Thánh ý của Đức Chí Tôn muốn xây dựng tại Tây Ninh một ngôi Tòa Thánh khang trang để tạo thành khối Đức tin cho toàn tín đồ Đạo Cao Đài. Thánh ngôn của Đức Chí Tôn: "Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa Thánh, chi chi cũng tại Tây Ninh đây mà thôi."

Khởi tiên, khai phá khu bàu Cà Na và sân bay. Lúc đó (1926) còn là rừng già, âm u chướng khí. Nước hết sức độc. Thú dữ như cọp, gấu, beo, v.v... nhiều vô kể.


Các tín hữu Cao Đài do nhiều nơi trên toàn quốc qui tụ về Tây Ninh, bắt đầu từ năm 1926. Đức tin mạnh mẽ vào Thượng Đế tạo nên sức mạnh giúp tín đồ phá rừng lấy gỗ xây dựng. Di chuyển ngoài đi bộ, chỉ có xe ngựa, xe bò nhưng quyết tâm “bắt gió nắn nên hình” với sự hướng dẫn của các Đấng Thiêng liêng. Kết quả là TÒA THÁNH TÂY NINH hiện lên sừng sửng một góc trời. Một Tòa Thánh với kiến trúc độc đáo trên thế giới.

Làn sóng di dân mạnh nhất vào khoảng năm 1947-1950, tức là sau lúc Đức Hộ Pháp được trả tự do. Kế đến là khoảng 1953-1954, chiến tranh Việt Pháp đến hồi quyết liệt. Di dân chạy về Thánh Địa sống dưới bóng Đạo vì được mang danh THÁNH ĐỊA VÔ PHÒNG THỦ. Vào năm 1966-1967 mặt trận miền Trung sôi động, các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, thêm một số dân Đạo dời gia đình về Toà Thánh lập nghiệp vùng Vườn Điều (xã Ninh Thạnh).

Dân chúng đông đảo lại nghèo khổ nên quý vị Chức sắc Đại Thiên Phong, nhất là Đức Hộ Pháp đã đổ biết bao công sức gầy dựng cho khu rừng rậm hoang sơ trở thành vùng Thánh địa xinh đẹp như ngày nay. Trong Nội Ô Tòa Thánh, lần lượt những dinh thự của các cơ quan Đạo được xây dựng nên. Còn vùng ngoại ô, đường xá được qui hoạch dọc ngang thẳng tấp, chợ, trường cũng phát triển theo. Dân chúng sống trong cảnh an vui, đạo tâm dần nảy nở. 
Nội Ô Tòa Thánh còn ẩn chứa rất nhiều bí pháp học Đạo, tuy nhiên chỉ những ai vững đức tin, biết định tâm định trí học hỏi và trầm tư mới khám phá được. Gần một thế kỷ trôi qua kể từ ngày KHAI MINH ĐẠI ĐẠO. Bao tang thương biến đổi, người tín đồ nghĩ đến thêm đau lòng!

 Xin tri ân những bậc tiền bối đã khuất.
 Chúng ta hãy cùng cầu nguyện:
“…Từ điểm Thương Yêu trong tâm Thượng Đế
Xin Thương yêu tràn ngập trong tâm con người
Cầu xin Đức Di Lặc (Đức Chúa Christna) sớm xuất hiện ở trần gian.

Từ trung tâm nơi Thiên Ý biểu lộ
Xin THIÊN Ý hướng dẫn ý chí yếu ớt của con người.
THIÊN Ý mà các Chân Sư biết và phụng hành. 

Từ trung tâm mà ta gọi là loài người.
Xin Thiên Cơ của THƯƠNG YÊU và ÁNH SÁNG thực hiện.
Và mong sao Thiên Cơ sẽ đóng kín nẻo tà.
Cầu xin ÁNH SÁNG, TÌNH THƯƠNG và SỨC MẠNH sẽ vãn hồi Thiên Cơ trên trần thế.”

Tòa Thánh Tây Ninh, tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách Thị Xã Tây Ninh khoảng 5 km về hướng Đông Nam, thuộc Miền Nam nước Việt Nam.

Huyện Hoà Thành trước 1975 có tên là huyện Phú KhươngHuyện nằm ở vị trí trung tâm giáp với 5 huyện thị trong tỉnh.
- Đông Bắc giáp huyện Dương Minh Châu,
- Tây giáp TP Tây Ninh  Châu Thành.
- Nam và Đông Nam giáp huyện Bến Cầu  Gò Dầu.
Diện tích: 81,8 km2.
Dân số: 135 200 người.
Huyện lỵ: thị trấn Hòa Thành.
Dân cư trong huyện gồm các dân tộc: Kinh, Chăm, Khmer và người Hoa.

Lịch sử hình thành
Năm 1698, Hòa Thành là phần đất nằm trong đạo Quang Phong thuộc phủ Gia Định. Vào thời kỳ này, đất đai Hòa Thành phần lớn là rừng rậm hoang vu. Hạt Tây Ninh, lúc bấy giờ mới có 2 quận: Trảng Bàng  Thái Bình.

Năm 1942, quận Thái Bình đổi tên là quận Châu Thành thì Hòa Thành chỉ là phần đất Đông Nam huyện gồm 4 xã. Sau năm 1954, Chính quyền  chia huyện Châu Thành là 2 quận: Phú Khương và Phước Ninh. Quận Phú Khương gồm 11 xã. Hòa Thành ngày nay, gồm phần lớn diện tích đất của quận Phú Khương xưa.

Chính quyền, thời kỳ 1955-1956, thành lập huyện Tòa Thánh gồm 4 xã. Cuối năm 1960, huyện Tòa Thánh, sáp nhập với huyện Dương Minh Châu, lấy tên là huyện Phú Khương.

Đến năm 1979, huyện Phú Khương được đổi tên lại thành huyện Hòa Thành, trên cơ sở chữ cuối của các xã Trường Hòa và Long Thành ghép lại.
Ngày 4 tháng 4 năm 1979, địa giới huyện Hòa Thành có sự điều chỉnh như sau:
- Chia xã Long Thành thành các xã Long Thành Bắc, Long Thành Trung, Long Thành Nam và thị trấn Hòa Thành.
- Chia xã Hiệp Ninh thành xã Hiệp Ninh và xã Hiệp Tân.
- Chia xã Ninh Thạnh thành xã Ninh Thạnh và xã Ninh Sơn.
- Chia xã Trường Hòa thành xã Trường Hòa, xã Trường Đông và xã Trường Tây.
- Xã Suối Vàng Cạn đổi tên thành xã Tân Bình.
Ngày 10 tháng 8 năm 2001, các xã Tân Bình, Ninh Sơn, Ninh Thạnh, Thạnh Tân, Hiệp Ninh và 139 ha diện tích tự nhiên với 7.815 nhân khẩu của xã Hiệp Tân được sáp nhập vào thị xã Tây Ninh (nay là thành phố Tây Ninh).

Hoà Thành có mạng lưới giao thông thuỷ bộ khá dày đặc. Phía nam huyện có sông Vàm Cỏ Đông chảy qua, dài 11 km với cảng Bến Kéo. Ngoài ra, có rạch Tây Ninh, suối Rạch Rễ phân bố đều trong huyện phục vụ tốt cho nông nghiệp, giao thông. Đường bộ, ngoài các trục lộ chính như quốc lộ 22B đoạn qua huyện dài 12,8 km, đường tỉnh 781, 785, 790, 793, 797, 798, 799, còn có mạng lưới đường nông thôn chằng chịt từ thị trấn toả đi các xã trong và ngoài huyện.

Diện tích tự nhiên của huyện hiện là 8.311,84 ha, đơn vị hành chính gồm thị trấn Hoà Thành và 7 xã (Hiệp Tân, Long Thành Bắc, Long Thành Trung, Long Thành Nam, Trường Đông, Trường Hoà, Trường Tây). Dân số toàn huyện năm 2014 hơn 144.000 người.
Chợ lớn nhất của huyện Hòa Thành là chợ Long Hoa.

3 . VỊ TRÍ & LỊCH SỬ VÙNG THÁNH ĐỊA
Đàn Khai Đạo nhằm ngày 15 tháng 10 năm Bính Dần (DL 19 – 11 – 1926) tại chùa Gò Kén (Từ Lâm Tự), nằm gần QL22B, Long Thành Trung, Hoà Thành, Tây Ninh.

Trong cuốn Đạo sử (đạo Cao Đài) do nữ Đầu sư Hương Hiếu biên soạn, có đoạn viết về chùa Gò Kén vào năm 1926 như sau: “Cảnh chùa này vốn của hoà thượng Như Nhãn ở chùa Giác Hải (Chợ Gạo) quyên tiền trong bổn đạo của ông mà lập ra. Tháng 7 năm Bính Dần (Aout 1926), ông tình nguyện dâng chùa ấy cho Đại đạo Tam Kỳ phổ độ để làm thánh thất.

Nơi Chùa Gò Kén chỉ là bước đầu cho sự phôi thai khai sáng nền Đạo, rồi Đền Thánh Tổ Đình phải được xây cất trên phần đất “Lục Long Phò Ấn”, một nơi rừng sâu nước độc. Sở rừng 140 mẫu tây của người Pháp tên ASPA tọa lạc làng Long Thành nằm dọc theo quốc lộ 13 đường đi Tây Ninh, Suối Đá, Phan, Chà Là.

Thánh Giáo ngày 21 – 01 – Đinh Mão (21 – 2 – 1927), Đức Lý Giáo Tông giảng dạy: “Thái Thơ Thanh, Lão cậy Hiền Hữu một phen nữa, mai nầy đi lên đường trên gọi là đường dây thép, nhắm địa thế dài theo cho tới ngã ba Ao Hồ coi Hiền Hữu thấy đặng chăng…”.

Đến ngày 23 – 01 – Đinh Mão, Đức Lý giáng dạy: “Lão khen Thái Thơ Thanh phải đó đa ! Tưởng chư Hiền Hữu không thấy nữa”.

“Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấy gọi là Thánh Địa? Sâu hơn ba trăm thước, như con sông, giữa trung tim đất giáp lại trúng giữa sáu nguồn làm như sáu con Rồng đoanh nhau”.
“Nguồn nước ấy chảy trúng ngay đỉnh núi gọi là “Lục Long Phò Ấn”, ngay miếng đất đó được ba đầu: Một đầu ra Giếng Mạch Ao Hồ, hai đầu nữa bên cụm rừng bên kia…”.
“Người Lang Sa chỉ đòi hai mươi ngàn, Lão dặn trả giá mười bảy, mười tám ngàn thì mua đặng”.
“Còn xin khai khẩn miếng đất rừng bên kia nữa mới trọn. Đất nay còn rẽ, đất chung quanh Thánh Địa ngày sau hóa vàng. Chư Hiền Hữu lo lập, ngày sau rất quí báu!”.

Đền Thánh tượng trưng Bạch Ngọc Kinh tại thế. Gọi Đền-Thánh Tây-Ninh hay Tổ Đình, vì đây là gốc, là nơi phát xuất của Đạo Cao Đài, là nơi đặt các cơ quan trung-ương của Hội Thánh Cao Đài, tức Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Ðạo Cao Ðài do Ðức Chí Tôn Thượng Ðế lập nên, được chánh thức làm Lễ Khai Ðạo vào ngày 15-10 Bính Dần (Dl 19-11-1926).
Chi phái là những chi nhánh nhỏ do những Chức sắc gốc của Ðạo Cao Ðài Tòa Thánh Tây Ninh tách riêng tự lập ra, không còn chịu hệ thống của Hội Thánh Tòa Thánh Tây-Ninh nữa.
Kể từ khi Pháp Luật Đạo ra đời, nghĩa là sau khi Đức Chí Tôn ban cho Pháp Chánh Truyền và dạy lập Tân Luật để phân định quyền-hành cho các Chức-sắc để dễ bề làm việc, thì có sự rạn nứt dần. Khi đã có phẩm tước rồi thì vì quyền hành nên có chỗ bất đồng ý-kiến, dù là phẩm tước này do Đức Chí-Tôn ban tặng tuỳ theo quả vị Thiêng Liêng Các vị này tự ý tách ra lập riêng phe phái và tự ban cho phẩm tước cao tột theo như ý muốn cá nhân của phàm ngã. Các vị này lập Cơ bút riêng, phong thưởng Chức sắc riêng, tạo thành những Chi phái của Ðạo Cao Ðài.

Từ năm 1928 đến năm 1934, có 5 Chi phái được lập ra hoạt động đáng kể, nhưng vì muốn đủ con số 12 Chi phái, nên người ta kể thêm những nhóm nhỏ lẻ tẻ mà đúng ra không thể gọi là Chi phái (vì không có Hội Thánh). Năm Chi phái hoạt động đáng kể lúc đầu là:
- Chiếu Minh (1927)
- Cầu Kho (1930)
- Minh Chơn Lý (1931)
- Tiên Thiên (1932)
- Ban Chỉnh Ðạo Bến Tre (1934).

Rồi từ 5 Chi phái nầy lại nảy sanh nhiều Chi phái khác nữa, như: từ Minh Chơn Lý nảy ra Minh Chơn Ðạo, từ Chi phái Chiếu Minh vô-vi nảy ra Chiếu Minh Ðàn, Chiếu Minh Long Châu…v.v.

Chọn đất Tây Ninh làm Thánh Địa là nguồn cội Đạo Trời, để bao bọc, chở che cho toàn nhơn loại vì đạo đức thương yêu nhau, không sát hại lẫn nhau hầu tránh nạn chiến tranh hạt nhân nguyên tử.
" Các con nghe! Nơi nào Thầy ngự thì nơi ấy là Thánh Địa:
chi chi cũng tại Tây Ninh nầy mà thôi "

Châu Thành Thánh Ðịa là một vùng ngoại ô rộng lớn của Tòa Thánh Tây Ninh, rộng 20.383 mẫu, (theo tài liệu trong sách 40 năm lược sử Ðại Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ của Hoài Nhân), do các tín đồ Cao Ðài từ khắp nơi trong nước về Thánh Ðịa khai phá lập nghiệp sanh sống.

Theo Bảng Thống Kê trước năm 1974, Châu Thành Thánh Ðịa có tất cả 18 Phận đạo, từ Phận đạo Ðệ nhứt đến Phận đạo Thập bát. Các Phận đạo nầy được phân ra làm 3 khu vực theo hướng Bắc Nam:
- Châu Thành Bắc có 6 Phận đạo: 6, 10, 11, 12, 13, 18.
- Châu Thành Nam có 6 Phận đạo: 5, 8, 9, 14, 15, 16.
- Châu Thành Trung có 6 Phận đạo: 1, 2, 3, 4, 7, 17.

Năm 1974 số Phận đạo là 19 và năm 1975 số Phận đạo được 20
Theo Bảng thống kê năm 1974 báo cáo Hội Nhơn sanh năm Giáp Dần (1974) Châu Thành Thánh Ðịa có:
-  Số Phận đạo: 19.
-  Số Hương đạo: 198.
-  Số nóc gia: 29874.
-  Nhân số: 170 000 người.
-  Số lộ đất: 608 con đường.

Số Hương đạo và Phận đạo càng lúc càng tăng vì số tín đồ Cao Ðài qui tụ về Thánh Ðịa càng ngày càng đông. Mỗi Phận đạo có chừng 10 Hương đạo. Mỗi Hương đạo có 3 Ấp đạo, mỗi Ấp đạo có 36 nóc gia. Mỗi Ấp đạo chia ra làm 3 Liên gia, mỗi Liên gia có 12 nóc gia, lập thành Thập nhị Liên gia Bảo để chia xẻ vui buồn, thăm viếng lẫn nhau.

Ðứng đầu Châu Thành Thánh Ðịa là một vị KHÂM THÀNH, phẩm Giáo Sư, do Hội Thánh bổ nhiệm. Dưới vị Khâm Thành có 3 vị Phó Khâm Thành, phẩm Giáo Hữu, mỗi vị phụ trách một khu vực: Bắc, Trung, Nam.

Ðứng đầu Phận đạo là vị ÐẦU PHẬN ĐẠO, phẩm Lễ Sanh. Ðó là sự tổ chức về Hành Chánh Ðạo trong Châu Thành Thánh Ðịa bên Cửu-Trùng-Ðài. Ðối với Cơ Quan Phước Thiện, hệ thống tổ chức trong Châu Thành Thánh Ðịa cũng tương tự như trên, nhưng các chức vụ thì gọi khác đi một chút để tránh sự trùng lập giữa Hành Chánh và Phước Thiện.

A - Châu Thành Thượng.
Lấy Núi Bà làm trung tâm:
- Đo từ chân núi về hướng Đông: 28km
- Đo từ chân núi về hướng Tây: 12km
- Bề dài từ Tây đến Đông: 28km + 12km = 40km (Giếng Mạch đến Núi Cậu).
- Đo từ chân núi về hướng Nam: 24km
- Đo từ chân núi về hướng Bắc: 16km.
- Bề ngang từ Nam đến Bắc: 24km + 16km = 40km

B - Châu Thành hạ.
Lấy Tòa Thánh làm trung tâm:
- Phía Đông: Từ Tòa Thánh đo về hướng Đông 21km.
- Phía Tây: đo từ Tòa Thánh đến Mít Một 3km.
- Phía Nam: đo từ Tòa Thánh đến Cẩm Giang 12km.
- Phía Bắc: đo từ Tòa Thánh đến Núi Bà 12km.

Du khách tham quan Tòa Thánh, ngồi trên phi cơ nhìn xuống thấy Đền Thánh, Đền đài Dinh thự nguy nga của Đạo Cao Đài trong vùng Thánh Địa, nhà cửa san sát, đường sá dọc ngang thẳng tắp tạo thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Vào năm 1926, vùng nầy còn là nơi rừng thiêng nước độcmột nơi sơn lâm chướng khí, bệnh tật, thú dữ cọp beo luôn luôn rình rập. Nhờ ơn các vị Đại Thiên phong tiền bối, và công ơn to lớn của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, nay vùng này đã trở thành một đô thị tôn giáo sầm uất, được nhiều du khách trên thế giới đến tham quan và tìm hiểu. phải là bậc vĩ nhân thế kỷ mới sáng lập được. Là Đấng thay Trời lập tôn giáo ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ (Đạo Cao Đài), nhưng ngoài sứ mệnh lập giáo, Đức Ngài Phạm Công Tắc còn là nhà thiết kế đô thị đại tài

Khuôn viên nội ô Tòa Thánh Tây Ninh rộng khoảng 1 km vuông (độ 100 mẫu). Giống như các công trình kiến trúc tôn giáo khác trên toàn thế giới, kiến trúc bố cục Tòa Thánh Tây Ninh cũng chứa đựng những quan điểm triết lý, tôn giáo hoặc huyền học. Theo kinh sách Cao Đài, Tòa Thánh tượng trưng cho Bạch Ngọc Kinh (nơi Thượng đế ngự) tại thế gian.

Nội ô Toà Thánh được bao bọc bởi hàng rào xây bằng gạch có trang trí hoa văn. Đường vào Nội Ô có 12 cổng, các cổng đều xây dựng kiểu Tam quan, đắp chạm hình Tứ linh (Long, Lân, Qui, Phụng) và hoa sen. Cổng lớn nhất được gọi là Cửa Chánh Môn, 11 cổng khác nhỏ hơn được đánh số từ 1 đến 12 (lưu ý không có Cửa số 5).

Trong nội ô Tòa thánh, du khách tham quan sẽ thấy rất nhiều công trình kiến trúc lớn, nhỏ., gồm có Đền Thánh, Báo Ân Từ và các dinh thự như: Giáo Tông Đường, Hộ Pháp Đường, Đầu Sư Đường nam, nữ; kiến thiết theo kiểu Đạo đồ, cùng các cơ sở của các cơ quan ban bộ. Đường sá thẳng tấp: Đại lộ Phạm Hộ Pháp, Cao Thượng Phẩm, Cao Thượng Sanh, chạy dài theo chiều dọc có hình chữ Càn.

Chạy dọc từ hướng Bắc xuống hướng Nam, ta có ba đường chính là:
- đường  CAO THƯỢNG PHẨM (từ cửa sô 2 đến cửa số 6)
- đường PHẠM HỘ PHÁP (từ cửa 1 đến cửa 7).
- đường CAO HOÀI SANG (từ cửa 12 đến cửa 8)
Các con đường chạy từ hướng Tây sang hướng Đông gồm có:
- đường OAI LINH TIÊN (từ cửa số 4 đến cửa 9)
- đường THƯỢNG TRUNG NHẬT (từ cửa số 3 đến cửa 10).
- đường THÁI THƠ THANH  (từ Chánh môn đến cửa 11).


Vùng Nội-Ô Toà Thánh  nổi tiếng với 12 cổng tam quan xây dựng theo 3 dạng kiến trúc khác nhau. Cổng lớn nhất được gọi là Cửa Chánh Môn, 11 cổng khác nhỏ hơn được đánh số từ 1 đến 12. Thực tế nhân sanh sẽ không thấy cửa số 5, nhưng được thay bằng cổng Chánh Môn cũng đủ vào số 12. Các cửa này đặt nghịch chiều với chiều quay của kim đồng hồ. Mỗi cửa cách nhau 300 m. có hàng rào tường bao quanh 12 cửa.

Dạng cổng
Tên cổng
Không có mái che
Cửa Chánh Môn, Cửa số 2, Cửa số 3, Cửa sô 6, Cửa số 8, Cửa số 9, Cửa số 11, Cửa số 12
Có mái che thu nhỏ dần
Cửa số 1 (Cửa Hòa Viện), Cửa số 7
Có mái che dài
Cửa số 4, Cửa số 10

Cửa Chánh Môn được xây dựng như một cổng tam quan với 3 lối đi, một cổng chánh và hai cổng phụ hai bên.
Ðức Phạm Hộ Pháp có chỉ dẫn Ban Kiến Trúc của Ðạo vẽ họa đồ Chánh môn: Bề cao 36 thước, bề ngang 60 thước, cổng cổ kính tam quan, trên nóc đắp mái ngói có để cổ pháp Tam giáo.
Khi Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước làm Quyền Chưởng quản HTÐ, Ngài hợp tác với Tỉnh Trưởng tỉnh Tây Ninh lúc đó là Thiếu Tướng Lê Văn Tất để lo xây cất Chánh môn. Một số vị cho rằng họa đồ Chánh môn của Ban Kiến Trúc vẽ theo lịnh của Ðức Hộ Pháp thì Chánh môn cao tới 36 thước, như vậy thì cao quá, không thích hợp nên đề nghị Ty Kiến Thiết Tây Ninh vẽ họa đồ khác. Ty Kiến Thiết vẽ họa đồ Chánh môn chỉ cao 9 thước, ngang 54 thước, trên nóc đắp 2 rồng phò cổ pháp (RỒNG ĐƯỢC THÊM VÀO). Họa đồ nầy được Ngài Bảo Thế chấp thuận. Sau đó thấy cổng thấp quá nên thêm 2m cao, như vậy chiều cao của cổng hiện nay là 11m?
 VềCội NguồnVề Cội Nguồn                                                                              
                                                                                         [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7]