Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh Xưa Va Nay - 3 ( Chánh Kiến )


Từ trong cổng đi thẳng về hướng Tây, du khách sẽ ra ngã ba Mít Một. Bên phải trên đường đi có trường học LÊ VĂN TRUNG, sau 1975 đổi tên là trường Lê Quý Đôn.
 Đường này trước có tên QUAN ÂM CÁC, sau 1975 đổi thành đường Âu Cơ. Đường từ Chánh môn đi thẳng ra hướng tây hiện mang tên Lạc Long Quân.

 Cổng số 5 vô vi, không có cửa và không có con lộ thông ra như 11 cổng khác. Vì số 5, theo Dịch lý, là số Trung cung (cửa 5 còn được gọi là cửa Tử). Hội Thánh cho xây một cổng chánh hướng thẳng vào chánh diện của Toà Thánh, gọi là CỔNG CHÁNH MÔN. Như vậy,Tòa Thánh vẫn có đủ 12 Cổng hữu hình.


Cửa số 6  được xây năm Mậu Thân 1968

Cửa số 7  nằm trên Đại Lộ Phạm Hộ Pháp, được xây năm?

Cổng số 8  được xây vào năm Giáp Dần 1974

Qua ba cửa này, nếu du khách đi từ hướng Bắc xuôi về hướng Nam sẽ gặp thị trấn Hòa Thành với ngôi chợ sầm uất lớn nhất tỉnh: CHỢ LONG HOA.
Chợ Long Hoa gồm có ngôi nhà lồng hình chữ thập (+), giữa trung tim chợ là nhà lồng, tròn, có mái lợp 2 tầng nằm trên lô đất vuông. Chung quanh chợ có 8 cửa, hướng ra 8 con đường, mang ý nghĩa là Thái Cực sanh Lưỡng Nghi (Âm Dương), Lưỡng Nghi Âm Dương sanh Tứ Tượng; Tứ Tượng sanh Bát Quái; Bát Quái sanh ra Càn Khôn Vũ Trụ, vạn linh, nhân loại và thú cầm.
Ý nghĩa danh từ Long Hoa là chỉ thời kỳ khai mở Hội Long Hoa, do Đức Di Lạc Vương làm Chủ khảo, là kỳ thi phán xét cuối cùng trong Kỳ Hạ Ngươn để tuyển phong Phật vị.  Các cửa chính chợ Long Hoa Tây Ninh gồm:

- Cửa Một phía Bắc chạy về hướng Tòa Thánh,
- Cửa Ba phía Tây chạy về hướng chùa Gò Kén, sông Cẩm giang,Tây Ninh,
- Cửa Năm phía Nam chạy về vùng Giang Tân hướng về Sài Gòn,
- Cửa Bảy phía Đông chạy về Trí Huệ Cung.

Tám cửa đều có ý nghĩa riêng theo Bát Quái Đồ Thiên.
Bát quái là 8 quẻ được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo, đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ.  Nhưng KINH DỊCH và BÁT QUÁI thuộc về nền văn hóa xa xưa rất thâm sâu vi diệu, hiện nay không mấy người hiểu thấu nên ngôi chợ độc nhất vô nhị của nước VN bị đập bỏ. Thay vào đó là một trung tâm thương mại như trăm, ngàn trung tâm thương mại khác!

CHỢ LONG HOA, chợ chuyển thế.

Chợ Long Hoa về đêm, 8 lộ Bát quái thêm rõ nét.


Cổng số 9, xây năm Giáp Dần 1974

Cổng số 10, đựơc xây năm Mậu Thân 1968

Cổng số 11, được xây năm Mậu Thân 1968

Những cổng bên phía Đông vắng vẽ hơn vì xưa là ruộng, hầu như chỉ có tín đồ từ các vùng lân cận ra vào làm công quả hay dự lễ.

Chợ Long Hoa cũ gồm bốn nhà lồng bằng cây, lợp ngói. Mặt chính nhà lồng có ghi 3 chữ Long Hoa Thị. Một con đường lớn theo chiều Bắc Nam chia chợ ra hai bên, mỗi bên hai nhà lồng, con đường này thông ra tỉnh lộ 22. Phía Bắc chợ là Báo Quốc Từ, bên phải là sân vận động, bên trái là trường Tiểu Học và Dinh quận Phú Khương. Về sau Dinh Quận dời đi nơi khác, Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh xây thêm trường ốc mới để thành lập trường Ðại Học Cao Ðài. 
Kể từ năm 1947 về sau, do số tín đồ Cao Đài từ khắp các tỉnh đổ dồn về vùng Thánh Địa Cao Đài lập nghiệp càng ngày càng đông, nên ngày 12 tháng 11 năm Nhâm Thìn (nhằm ngày 28 tháng 12 năm 1952 dương lịch) Hộ pháp Phạm Công Tắc cho khởi công xây dựng chợ Long Hoa theo vị trí và bản vẽ của Ngài để tín đồ Cao Đài Tây Ninh có nơi buôn bán làm ăn. 

Long Hoa thị hay chợ Long Hoa được khởi công đào móng nền chợ ngày 12–11–Nhâm Thìn (1952). Trong dịp nầy, Đức Hộ Pháp dẫn khách đến xem địa cuộc Long Hoa Thị, gồm có:
- Bác vật Lưu Văn Lang,
- Ngài Trần Khai Pháp, Cao Tiếp Đạo,
- Ông Thừa Sử Phan Hữu Phước, Ông Chơn Nhơn Trịnh Phong Cương, Ông Trưởng Tộc Phạm Môn Phạm Văn Út, Ông Tổng Giám Võ Văn Khuê Ban Kiến Trúc, Trần Phong Lưu Ban Nhiếp Ảnh…

Đức Hộ Pháp nói:“Bần Đạo dời chợ cũ lại chỗ nầy để cất Long Hoa Thị, nhờ Bác học xem địa cuộc sanh khí thế nào?”.

Bác vật Lưu Văn Lang nói:“Ngài định chỗ thật tốt, có lẽ Ngài biết trước nên mới định trúng ngay mạch nước “Bát long dẫn thủy” lại có “Tứ hổ phục triều”, địa thế có nhiều nguồn sanh khí, sau nầy Long Hoa Thị sung túc trở nên một kỳ quan ở đất Thánh; nếu giữa nhà lòng chợ được lấy nước fontain thì đủ xài vì mạch nước lớn và tốt”.

Đức Hộ Pháp nói;
“Nếu có Bát Long dẫn thủy thì mở thêm tám con lộ Bát Quái, còn trong nhà lồng xây một bồn nước thật cao, lấy nước giếng giữa chợ cho các tiệm phố đủ xài.

Nhà lồng định cất bốn cánh, có 2 tầng lầu, tầng dưới cho bán thực phẩm, tầng trên cho bán đồ mỹ trang, hàng len, vải bô, các món chơi tiêu khiển…

Trên bồn nước giữa chợ cất một nhà nóc bằng để cho Thánh vệ ở, luân phiên gìn giữ chợ, ăn ở luôn trên nhà gát. Còn bốn phía chợ đúc cột làm hàng rào bằng sắt bông thật đẹp, để trống cho bốn bên trông vào chợ thấy thong dong mát mẻ, mỗi phía rào có một cổng, bốn mặt y nhau.

Mỗi cửa đề chữ theo mỗi hướng như: Đông Môn, Tây Môn, Nam Môn, Bắc Môn.
Đừng để mấy quán cốc um tùm che lắp vẻ đẹp cái chợ.

Còn các xép theo góc Bát Quái nữa, cho Ban Kiến trúc cũng đúc cột lên mấy từng làm như phố vậy để làm nhà hàng hoặc bán các loại máy móc, radio, từng dưới chừa 2 thước tây vuông để làm Trạm y tế cứu thương hoặc bệnh hoạn sẵn có thuốc…”.

Vùng đất Long Hoa Thị được Đức Hộ Pháp trấn thần vào ngày 2-5- Tân Mão (1951).

Sau lễ ban Phép Lành, Đức Hộ Pháp nói: Chợ chuyển thế đã đến ngày hiệp nhứt Đạo giáo, nên khiến toàn thể con cái Đức Chí Tôn lo quay về một mối sống dưới cờ nhơn nghĩa của Đạo. Nhơn sanh qui tụ ngày càng đông, nên Bần Đạo lập cái chợ nầy để tạo nguồn sống cho Nhơn sanh. Đây là chợ chuyển thế và huyền diệu Thiêng liêng Đức Chí Tôn đã định, cái chợ không người”.

Tại sao gọi chợ chuyển thế? Rồi đây Nhơn sanh, con cái Đức Chí Tôn muốn cái gì nó biến ra cái nấy, Nhơn sanh muốn còn tồn tại hay đi đến chỗ diệt vong thì cũng do ý muốn của Nhơn sanh. Đó là Bát Quái Đồ Thiên của Thầy tạo lập mà không thành thì cơ tận diệt của Nhơn sanh không tránh khỏi! Long Hoa thị biến chuyển, muốn chánh thì nó chánh, muốn tà thì nó tà, muốn tiêu diệt thì nó cũng đi đến tiêu diệt, muốn sanh tồn nó cũng đem sự sanh tồn. Các con lưu ý nhìn cái Long Hoa thị nó biến chuyển ra sao thì các con biết trước được mọi việc! 
“Thôi việc Thiên cơ Thầy không nói nữa, các con tìm hiểu...”.

Từ trên phi cơ nhìn xuống khu chợ Long Hoa, chúng ta sẽ thấy giống như một Bát Quái Đồ.

Ý nghĩa danh từ Long Hoa là chỉ thời kỳ khai mở Hội Long Hoa, do Đức Di Lạc Vương làm Chủ khảo, là kỳ thi phán xét cuối cùng trong Kỳ Hạ Ngươn để tuyển phong Phật vị. 

Từ 2016, con đường bao quanh Nội ô, nằm phía trông bức tường rào được mở rộng, bằng phẳng. xe hơi có thể chạy quanh gọi là một thoáng tham quan. Ở mỗi cổng đều có xây trạm gác, đánh số từ Chánh môn là trạm một, ngược theo chiều kim đồng hồ đến trạm 2,3….Như vậy có 12 trạm gác cả thảy.

Ðặc biệt là chợ LONG HOA chịu nhiều thay đổi. Xưa, chợ bán toàn thức ăn chay 10 ngày một tháng âm lịch (mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, và 30 tháng thiếu không có 30 thì thế bằng ngày 27). Dân chúng vùng Thánh Ðịa Tây Ninh ăn chay trường nhiều hơn các nơi khác để tránh sát sanh- một trong ngũ giới cấm của Ðạo. Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc còn nói rằng: muốn tránh bom nguyên tử, các con phải núp trong các bụi đậu nành. Câu nói này mang ý nghĩa sâu xa như thế nào?

Sau năm 1975,  chợ Long Hoa được đổi tên là chợ Hòa Thành, lấy tên Huyện đặt tên chợ.
Đến năm 1993 chợ Hòa Thành được  phục hồi tên Chợ Long Hoa.
Đây là ngôi chợ lâu đời và rất nổi tiếng của đạo Cao Đài hình thành đã 65 năm và nay xuống cấp nghiêm trọng…

Ngày 26.4.2017, Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị Tây Ninh đã khởi công xây dựng lại chợ Long Hoa với mô hình Bát quái mới. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 208 tỷ đồng.
Dự án được xây dựng trên khu đất có diện tích 22.092m2, bao gồm 1 tầng hầm và 3 tầng nổi, có gần 1.200 sạp và ki-ốt, mỗi sạp có diện tích lên đến 25m2, … Khu tầng hầm của trung tâm còn có bãi giữ xe với sức chứa tối đa 1.200 xe máy.

Mang danh là Chợ chuyển thế nên tín đồ Cao Đài rất quan tâm đến ngôi chợ đặc biệt này. Từ sau 1975, đã có 5 lần muốn sửa đổi nhưng không thành, các chủ đầu tư phải rút lui!
Thuận nhơn tâm, thuận Thiên là điều quan trọng nhất để thành công. Mong rằng chủ đầu tư mới sẽ rút kinh nghiệm để có thể thành công.

Hình chợ Long Hoa nằm chính giữa với những con đường mang tên mới, xa lạ.

Từ Chánh môn theo hướng Đông đến Tòa Thánh, du khách sẽ thấy theo thứ tự:
- BA BỬU THÁP: ĐỨC HỘ PHÁP (ở giữa), ĐỨC CAO THƯỢNG PHẨM, ĐỨC CAO THƯỢNG SANH nằm đối diện Tòa Thánh như nhìn vào chầu lễ Đức Chí Tôn.
- ĐẠI ĐỒNG XÃ: Một sân rộng gọi là ĐẠI ĐỒNG Xàvới thảm cỏ xanh, có tượng THÁI TỬ SIDDHARTA cỡi ngựa trên đường tìm Đạo với tượng SANẶC, người hầu cận  theo sau.

Trong quyển Đạo sử của bà Hương Hiếu có ghi rõ việc dời cốt tượng từ chùa Gò Kén về tới đây như sau: “Sau đây xin lược giải về vụ thỉnh cốt Phật về chỗ đất mới mua để cho Thiện nam Tín nữ được rõ mối Ðạo Trời trong buổi sơ khai là dường nào!

Từ 6 giờ chiều ngày 13-02 Ðinh Mão (nhằm 16-03-1927) khởi hành thỉnh cốt Phật cho đến 2 giờ khuya mới tới chỗ đất mới mua, vì thỉnh ban ngày sợ nắng gắt e đi không nổi, cho nên phải đợi mặt ông sắp lặn, đi cho mát mẻ. Khi thỉnh Phật, cả Chức Sắc và công quả buổi ấy, phần nhiều là người Miên đều mệt đuối vì phần đường xa, cốt Phật thì lớn nên rất nặng nề, phần đói và khát nước…Còn phần Ðức Cao Thượng Phẩm thì phải chăm nom, lúc thỉnh cốt Phật Như Lai, vì Ðức Lý Giáo Tông có giáng cơ dặn rằng khi thỉnh cốt Phật Tổ cỡi ngựa thì phải cẩn thận đừng cho gãy sứt để cầu Ðức Lý đưa Thần ra một đổi. Lúc thỉnh cốt Phật Tổ, vì quá nặng, nên phải nối hai chiếc xe mới chở nổi. Ðức Thượng Phẩm phải đứng trên xe coi chừng, nếu nghiêng bên nào thì hô lớn lên cho họ biết mà làm cẩn thận. Như vậy từ 6 giờ chiều đến 2 giờ khuya thì Ðức Cao Thượng Phẩm cũng mệt người nên khi đến nơi thì cũng nhào xuống đống lá cây khô nằm nghỉ (trước cửa Hòa Viện).

Chỗ đất mới mua đây là đất của ông Kiểm Lâm người Pháp. Hội Thánh mua lại, trước kia là một khu rừng rậm, cây cối um tùm, chưa có nhà ai cho lắm, chỉ có một hai cái nhà ở rải rác ngoài bìa rừng…”
 VềCội NguồnVề Cội Nguồn                                                                              
                                                                                         [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7]