Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh Xưa Va Nay - 6 ( Chánh Kiến )


1 - Bà Ðầu Sư Hương Thanh Thế danh là Lâm Ngọc Thanh (1874-1937) Bà là vị Nữ Đầu Sư đầu tiên của Ðạo Cao Ðài, được Hội Thánh đúc tượng nơi mặt tiền Đền-Thánh, phía bên Nữ phái. Bức tượng này được đặt trên lầu trống.

2 - Bà Ðầu Sư Hương Hiếu. Thế danh là Nguyễn Thị Hiếu (1887-1971) Bà cũng là bậc tiền bối, lập công ngay từ thuở khởi khai Đại-Đạo. Bà được Thiên phong Chánh vị Nữ Ðầu Sư ngày 24-10 Mậu-Thân (dl 13-12-1968).

 3 - Bà Ðầu Sư Hương Lự. Thế danh Hồ Thị Lự (1878-1972). Bà đắc phong Nữ Ðầu Sư Hàm phẩm trong một Đàn cơ tại Cung Ðạo cùng một lượt với Bà Hương Hiếu ngày 24-10 Mậu-Thân (dl: 13-12-1968). Chính Bà là thân-mẫu của những người con làm rường cột cho nền Đại-Đạo:
- Ngài Cao-Đức Trọng. Tiếp-Đạo Hiệp-Thiên-Đài
- Bà Cao Hương-Cường Nữ Giáo-sư Cửu-Trùng-Đài
- Ngài Cao-Hoài-Sang.Thượng-Sanh Hiệp-Thiên-Đài



Hạnh Đường là trường huấn luyện về đức hạnh, nơi huấn luyện Chức sắc và Chức việc cho có đủ đức độ và tài ba để đi hành đạo.

Đạo Luật Mậu Dần: "Phải lập Hạnh Đường nơi Tòa Thánh và Văn phòng Đầu Tỉnh Đạo đặng giáo hóa Chức sắc Thiên phong và Chức việc."Thiên phong Chức sắc phải vào Hạnh Đường học thêm Đạo lý, Luật Đạo và Luật đời, đặng dễ bề thân thiện cùng đời mà độ đời cho biết Đạo. Phải giữ phẩm giá của mình cho đặng thanh cao đạo đức.

Hạnh Đường nơi Tòa Thánh Trung ương huấn luyện 3 cấp Chức sắc: Giáo Hữu, Lễ Sanh và Chức việc Bàn Trị Sự. Khóa Hạnh Đường huấn luyện Giáo Hữu được gọi là Cao Đẳng Hạnh Đường.

Các môn được đem ra huấn luyện nơi Hạnh Đường gồm: Giáo lý, Hành Chánh Đạo, Luật pháp Đạo, Lễ nghi Tế tự,  Ngoại giao và xã giao.

Như vậy, Chức sắc mặc nhiên đã lãnh một sứ mạng hết sức cao trọng do Đức Chí Tôn giao phó. Mà muốn thực thi đúng mức sứ mạng thể Thiên hành hóa, ta cần có những yếu tố nào?
Người hữu tài kém đức khó làm nên việc cả.

Người dư đức thiếu tài cũng không mong xây thế cuộc.
Hạnh Đường sẽ đáp ứng cho Chức sắc hai yếu tố trên được kết quả mỹ mãn. Bởi thế, Hạnh Đường không nhứt thiết để rèn luyện đức tin mà còn hàm súc bao ý nghĩa. Một Chức sắc đầy đủ đức hạnh chưa làm tròn sứ mạng của Đức Chí Tôn giao phó khi biết rằng mình còn thiếu tài năng. Vì lẽ đó mà Chức sắc cần bồi bổ tinh thần học rộng nghĩ xa trong các môn học tối thiểu cần thiết.

Trái lại, một Chức sắc tài ba lỗi lạc cũng khó làm tròn sứ mạng thiêng liêng, nếu nói kỳ tài mà chưa thấm nhuần Giáo lý, Tân pháp, Triết lý Đại Đạo thì sợ e trong bước hành đạo không đủ năng lực cảm hóa người. Ấy vậy, Hạnh Đường là lò đào tạo Chức sắc khuôn mẫu, phổ biến đúng Chơn truyền Tân pháp. Chức sắc làm cây kim chỉ nam đưa đường dẫn lối cho sanh chúng, theo dõi bước đường tu đến nơi giải thoát để hội hiệp với Đức Chí Tôn ngày công viên quả mãn."
Sau 1975, Hạnh đường đổi tên thành Hội trường thống nhất.

Từ khi mở đạo thiết lập Toà Thánh tạm, Hội Thánh đã mở rộng cửa từ bi nuôi nấng nhân sanh. Ai ai cũng được đến "Trai đường" (nhà cơm chay) dùng bữa. Nhất là khoảng thời gian 1947-1950, học sinh thường ghé ăn trưa nơi trai đường. Khách thập phương cũng được tự do vào dự cơm chay để nếm mùi đạo đức.

Trai đường gồm có hai dãy nhà dài xây cất bằng xi măng cốt sắt rất kiên cố có thể chứa hàng ngàn người ăn cùng một lúc, toạ lạc phía sau HẠNH ĐƯỜNG.

Theo Thánh lịnh số 57 ngày 1-7-Tân Mão (3-8-1951) vì tình trạng khó khăn nên Hội Thánh không còn đảm đương cho mọi người như trước nữa. Từ đó, Hội Thánh chỉ cấp dưỡng cho các chức sắc Thiên phong nam, nữ Hành Chánh và Phước Thiện, các chức sắc Hiệp Thiên Đài các công thợ, giáo nhi và đồng nhi, cô nhi và lễ nhạc. Trong những ngày Vía lớn, đặc biệt là Vía Đức Chí Tôn (mùng 9 tháng giêng Âm lịch) và Lễ Hội Yến (Rằm tháng 8 Âm lịch), số người dự lễ lên đến cả trăm mhàn người nên quang cảnh đông đảo, ăn uống đơn sơ nhưng vui vẻ. Người tín đồ phụ nấu nướng, don dẹp tự nguyện thể hiện nếp sống đại đồng, chan hòa. Đến dự một lần sẽ còn ghi nhớ mãi. Nhất là hình ảnh của các soeur, các sư cô đem cơm hộp, bánh mì, cà phê, sửa đậu nành đến phát cho khách thập phương mới vui làm sao, thể hiện tinh thần Tam giáo đồng nguyên rõ nét.

32 . BÁ HUÊ VIÊN

BÁ HUÊ VIÊN được lập nên do sáng kiến của Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước vào năm 1963, rộng một mẫu rưởi tây, nằm đối diện với Báo Ân Từ trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh.

Bá Huê Viên được các địa phương Ðạo ủng hộ, dâng hiến nhiều loại hoa kiểng rất đẹp và quí hiếm, tạo thêm cảnh sắc tươi đẹp cho Nội Ô Tòa Thánh. Ðây cũng là một thắng cảnh cho du khách đến thưởng ngoạn và chụp hình lưu niệm.

33 . NAM ĐẦU SƯ ĐƯỜNG
Nam Đầu Sư Đường là tòa nhà dùng làm nơi làm việc của ba vị Đầu Sư Nam phái: Thái Đầu Sư, Thượng Đầu Sư và Ngọc Đầu Sư.

Sau 1975, nơi đây là văn phòng của quí vị trong HỘI ĐỒNG CHƯỞNG QUẢN, nay đổi tên là Hội thánh Cao Đài Tây ninh.

34 . BỬU THÁP NGÀI HIẾN PHÁP TRƯƠNG HỮU ĐỨC
Thập Nhị Thời Quân quyền phẩm ngang bằng với phẩm Đầu Sư Cửu Trùng Đài, cũng là Chức Sắc Đại Thiên Phong như tướng soái của Đức Chí Tôn có tiền công với nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, khi qui thiên sao không được xây bửu tháp trong nội ô Tòa Thánh như phẩm Đầu Sư mà lại đem ra đất dưỡng lão Ao hồ ngoại ô Tòa Thánh?

Đức Hộ Pháp đặt vị trí để xây các bửu tháp của Thập Nhị Thời Quân Hiệp Thiên Đài nơi đất Dưỡng Lão Ao Hồ vì Ngài biết nơi đây là chỗ kết tinh của tinh ba vạn vật sau này sẽ thành ra đá quý. Vì sao bửu tháp của Ngài Hiến Pháp lại đặt ở vị trí này?

Phải chăng vì Ngài Hiến Pháp, một hóa thân của TỪ HÀNG BỒ TÁT, nên đặc biệt bửu tháp được xây trên đại lộ Phạm Hộ pháp (gần cửa 7).

Hiến Pháp Trương Hữu Đức (1890-1976) sinh ngày 2-2-Canh Dần tại làng Hiệp Hoà (Chợ Lớn). Năm 1956 Ngài và Ngài Bảo Thế ký thoả ước Bính Thân với chính quyền, cam kết Đạo không làm chính trị nữa. Năm 1962, Ngài Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh và Trưởng Ban kiểm duyệt Kinh Sách Đạo, Ban Đạo Sử rồi Chưởng quản Hiệp Thiên Đài (1971).

Hội Thánh Đạo Cao Đài có thành lập một Cơ quan gọi là: Cơ Quan Phát thanh Phổ thông Giáo lý Đại Đạo (viết tắt CQPTPTGLĐĐ) có nhiệm vụ dùng các phương tiện truyền thanh và phát thanh trên làn sóng điện để phổ biến giáo lý của ĐĐTKPĐ đến các tầng lớp dân chúng khắp nơi.
Sau đây xin chép Bức Thơ Xuân của Ngài Khai Đạo Phạm Tấn Đãi, Giám Đốc CQPTPTGLĐĐ, thuật lại quá trình thành lập và nhiệm vụ của Cơ Quan, đăng trong Bán Nguyệt San Thông Tin Xuân Quí Sửu (1973).

"Kính gởi toàn đạo nam nữ,
Bảy năm về trước, trong một phiên khoáng đại hội giữa Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện, do Ngài Bảo Thế thừa quyền Thượng Sanh chủ tọa ngày 23-11-Ất Tỵ (dl 15-12-1965), toàn hội đã đồng thanh quyết nghị giao cho tôi, Khai Đạo HTĐ, trách nhậm thành lập Cơ quan Ngôn luận và Phát thanh Đại Đạo.

Tôi thiết tưởng cần nên nhắc lại công việc nầy đối với Hội Thánh lúc bấy giờ gần như là một việc làm hoàn toàn mới mẻ, xa lạ, nếu không muốn nói là khó khăn, vì nó thuộc lãnh vực chuyên môn, đòi hỏi nhiều về tài chánh, dụng cụ cũng như kỹ thuật và chuyên viên. Nhưng tại sao tôi đã mạnh dạn đứng ra lãnh lấy vai tuồng khó khăn ấy?

Cũng bởi các lý do sau đây thúc đẩy:
- Việc ngôn luận và phát thanh vốn là ý đồ của Đức Hộ Pháp khi còn tại thế.
- Thiện tâm thiện chí của toàn đạo đã và đang sẵn sàng hộ trợ trên mọi mặt, công cũng như của, để vun bồi sự nghiệp tinh thần của Đạo.
- Đức tin mãnh liệt nơi các Đấng thiêng liêng.

Quả thật vậy, đức tin đầy đủ đã được thiêng liêng đáp ứng và đem lại nhiều kết quả cụ thể như sau:
- Sau 3 tháng đã thành lập xong Ban Giám Đốc.
- Và 4 tháng kế, Cơ Quan Phát Thanh Giáo Lý chánh thức thành hình với đầy đủ chuyên viên và dụng cụ máy móc. Buổi phát thanh đầu tiên tại HTĐ để cho Hội Thánh và Đức Thượng Sanh nghe trước, đã được Đức Thượng Sanh và Hội Thánh ban cho nhiều khích lệ.
- Những tháng kế tiếp, sau nhiều lần tiếp xúc và được Bộ Thông Tin chấp thuận chương trình, tiếng nói của Hội Thánh ĐĐTKPĐ đã được truyền thanh hằng tuần trên Đài Phát Thanh Sài Gòn, gởi đến bốn phương vào ngày 5-5-Đinh Mùi (dl 12-6-1967) và liên tục cho đến ngày nay.

Trong những năm đầu, Cơ Quan Phát Thanh tạm đặt văn phòng nơi HTĐ. Sau đó, tuân theo lời phê của Đức Hộ Pháp trong bản đồ Nội Ô, Hội Thánh đã cho phép tự túc xây cất Cơ Quan Phát Thanh và nó thành hình như quí vị đồng đạo đã thấy hiện tại.
Quên nói một điều là khi Văn phòng Cơ Quan Phát Thanh vừa xây cất xong từng dưới, thì gặp biến cố Tết Mậu Thân, kết quả văn phòng nầy bị oanh tạc 3 trái bom hư hại 100%, cả kho vật liệu đều bị cháy tiêu, nhưng riêng Tờ Cảm Tạ của Hội Thánh treo trong kho nầy vẫn còn nguyên vẹn. Đó là một điều lạ và cũng nhờ đó mà đức tin của bổn đạo lại càng vững chắc hơn.
- Phần Giáo lý thuần túy về mặt tôn giáo đạo đức, hướng dẫn con người trở về bổn thiện, tuyệt đối không đề cập đến chánh trị đời.
- Phần Tin tức loan tin xác thực sự sanh hoạt diễn tiến hằng ngày nơi vùng Thánh địa Tòa Thánh Tây Ninh.
- Phần Văn nghệ cổ nhạc cốt yếu là vãn hồi và làm sống lại quốc nhạc cổ truyền trước sức lấn áp ồ ạt lôi cuốn của loại nhạc ngoại lai.
- Phó Giám đốc cơ quan phát thanh, Ngài Hữu Phan Quân Lê văn Thoại, nêu ra đây một vài khía cạnh thuộc về hoài bão của Đức Hộ Pháp đối với việc phát thanh:
- Thứ nhứt: Khi tạo Đền Thánh, lúc làm đến Nghinh Phong Đài, Đức Hộ Pháp cho lịnh chừa mấy cái lỗ để sau nầy đặt loa hay máy phát thanh vào đó để có thể phát đi khắp bốn phương trời tiếng nói của Hội Thánh. Điều nầy Đức Hộ Pháp đã ngỏ ý với Ngài Khai Đạo.
- Thứ hai: Lúc Đức Hộ Pháp hạ bút ghi vào họa đồ của Nội ô Thánh địa để qui định nơi nào phải cất cơ sở gì, Đức Hộ Pháp có ghi rành hai mẫu đất tọa lạc gần cửa số 8 là để cất Đài Phát Thanh, tức nhiên là Cơ Quan Phát Thanh ngày nay, trước mặt quí Ngài và quí vị đây.
- Cơ Quan nầy thành hình và được phát thanh lần đầu tiên vào ngày mùng 5-5-Đinh Mùi (dl 12-6-1967), tính đến nay đã được 5 năm chẵn, nhưng tiếc thay!.... Đức Hộ Pháp, Đấng đã từng lao tâm khổ trí, từng chịu lưu đày nơi hải đảo xa xôi vì nghiệp Đạo, nặng mang nhiều hoài bão, lại không còn tại thế để dạy dỗ hay ban bố những lời vàng tiếng ngọc, đặng đem ra phát thanh cho toàn thể tín hữu học hỏi. Thế mới biết, người ao ước như vậy nhưng Trời kia đã định vậy.
- Tuy nhiên với đức tin cố hữu, chúng tôi vẫn đinh ninh và quả quyết rằng, hoài bão của Đức Hộ Pháp giờ đây mặc dầu chưa được thực hiện trọn vẹn trên phương diện phát thanh, nhưng chắc chắn nơi cõi TLHS kia, Đức Hộ Pháp vẫn thường hộ trì cho nó ngày càng thêm bền vững và tiến bộ. Nói một cách khẳng định, Đức Hộ Pháp không bao giờ bỏ quên những kẻ từng tưởng nhớ đến Đức Ngài.
Sau 1975, cơ quan này bị xóa bỏ.

36 . VĂN PHÒNG BAN THẾ ĐẠO

Văn phòng Ban Thế Đạo nằm trên đường Oai Linh Tiên

Ban Thế Ðạo là cơ quan đặc biệt do Ðạo Cao Ðài lập ra để tạo điều kiện cho những người tài giỏi đang hoạt động ngoài đời có cơ hội lập công quả nơi cửa Ðạo.

Ý nghĩa của việc thiết lập Ban Thế Ðạo: "Có nhiều bậc ưu thời mẫn thế, sẵn có đạo tâm, giàu lòng nhân ái, muốn phụng sự Ðại Ðạo, nhưng còn ràng buộc trách nhiệm đối với quốc gia xã hội, chưa phế đời hành Ðạo được. Ban Thế Ðạo là nơi dụng hiền, tạo cơ hội cho những bậc có đạo tâm thực hành thiện nguyện ấy".

Ban Thế Ðạo được thành lập theo Thánh giáo của Ðức Lý Thái Bạch, Giáo Tông ÐÐTKPÐ, giáng cơ tại Giáo Tông Ðường đêm 3-12-Quý Tỵ (dl 7-1-1954).

HIỀN TÀI: là bậc trí thức chọn trong hàng Ðạo hữu có văn bằng Trung Học Ðệ Nhứt Cấp hoặc văn bằng Sơ Học (Certificat d'Études Primaires) hồi xưa, hoặc trong hàng công tư chức bậc trung cấp nam nữ đương quyền từ 40 tuổi sắp lên, hay đã hồi hưu, hay trong hàng sĩ phu có Tú Tài Toàn phần từ 21 tuổi sắp lên và hàng sĩ quan từ Ðại úy sắp lên. Ngoài ra, những vị có học lực khá, và có khả năng mở mang kinh tế, làm nên sự nghiệp như: Nghiệp chủ, Ðiền chủ, nhà Thầu khoán, đã có giúp ích cho Ðạo, có đủ bằng chứng, cũng được xin vào phẩm Hiền Tài.

Con nhà Ðạo dòng, khi xin gia nhập Ban Thế Ðạo, được miễn xuất trình Sớ Cầu Ðạo (con những vị Chức sắc tiền bối có công khai Ðạo lúc ban sơ). Hai vị Chức sắc tiến cử phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với Hội Thánh về phương diện hạnh đức của người mình tiến cử vào Ban Thế Ðạo.

Ngày 13 tháng 8 Quí Sửu (dl 23-2-1973), Ban Thế Đạo tổ chức đại hội thường niên thật trọng thể, đặt dưới quyền chủ toạ của Ngài Hiến Pháp, Chưởng quản HTĐ. Ngài Hiến Pháp ban huấn từ như sau.
"Tôi lấy làm hài lòng vì nhận thấy quí vị Hiền Tài gồm các thành phần ưu tú trong cộng đồng xã hội, đã nghe theo tiếng gọi thiêng liêng. Lần lượt gia nhập Ban Thế Đạo về với gia đình Đại Đạo, ngày càng gia tăng. Điều đó chứng tỏ toàn thể các giới nhân sĩ và trí thức đã quyết tâm tiếp tay với Hội Thánh chung lo bảo vệ đại nghiệp Đạo và tích cực vun bồi nền Quốc Đạo...
Tôi tin chắc rằng, với tài đức sẳn có của quí vị sẽ đủ sức điểm tô và xây dựng Ban Thế Đạo ra thiệt tướng; nghĩa là làm gạch nối liền cho Đạo đời tương đắc và chu toàn nhiệm vụ độ đời nâng Đạo. Hội Thánh lúc nào cũng hoan hỉ và sẳn sàng mở rộng cửa tiếp đón các bậc nhân tài vào Ban Thế Đạo". (TT.116, tr.9).

Sau 1975, văn phòng ban Thế Đạo được đổi thành Hội trường Đoàn.
Năm 2016, chính quyền trả lại và đổi thành Hạnh đường.


 Văn phòng Tần nhơn nằm trên đường Oai Linh Tiên

Tần nhơn là người Tần, tức là người Cao Miên, nói vắn tắt là người Miên, khi xưa gọi là người Thổ (Thổ nhơn). Thủ đô nước Cao Miên là Phnompênh, người Việt thường gọi là Nam Vang, Đạo Cao Đài gọi là Kim Biên.

Trước đây Hội Thánh Ngoại Giáo của Đạo Cao Đài đặt tại Kim Biên, dưới quyền chưởng quản của Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn. Khi Hội Thánh Ngoại Giáo tại Kim Biên bị giải thể, Đức Phạm Hộ Pháp lập tại Nam Vang một Tông Đạo lấy tên là Kim Biên Tông Đạo.

Có rất nhiều người Cao Miên theo Đạo Cao Đài, nên Hội Thánh lập Tông Đạo Tần Nhơn để chăm sóc và hướng dẫn các tín đồ Tần nhơn. Tại Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh, Tông Đạo Tần Nhơn có thiết lập một Văn phòng liên lạc, gọi là Văn Phòng Tông Đạo Tần Nhơn, trước cổng có gắn đôi liễn:
- 宗道同門昔日開林成聖域
- 秦人合種今朝向善享天恩

- Tông Đạo đồng môn tích nhựt khai lâm thành Thánh vức,
- Tần Nhơn hiệp chủng kim triêu hướng thiện hưởng Thiên ân.

Nghĩa là:
- Những tín đồ Đạo Cao Đài trong Tông Đạo Tần Nhơn, ngày xưa, đã khai phá rừng thành vùng Thánh địa,
- Người Cao Miên hợp cùng chủng tộc của họ, ngày nay hướng về điều lành sẽ hưởng được ơn huệ của Đức Chí Tôn.

Ông Giáo Sư Thái Chia Thanh, Khâm Trấn Đạo Tần Nhơn khánh thành Văn Phòng Tần Nhơn trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh, ngày 17-3-Mậu Thân (dl 14-4-1968).

38 . KHÁCH ĐÌNH   
* Nghĩa ngoài Đời: Khách đình là cái nhà trạm dùng làm chỗ dừng chân trong một lúc ngắn cho các khách lữ hành đang đi trên các nẻo đường trần.

* Nghĩa trong Đạo: Khách đình là cái nhà dùng làm tang lễ cho các tín đồ khi qui liễu.

Đạo Cao Đài quan niệm con người sống nơi cõi trần là khách trần, khách của cõi trần. Nói như thế để chỉ rằng, cõi trần không phải là nơi ở vĩnh viễn, không phải là quê hương thực sự của con người, mà quê hương thực sự của con người là cõi Trời, cõi Thiêng Liêng Hằng Sống. Con người đến cõi trần như là một c0000000huyến đi công tác, hay một chuyến đi du học, khi thực hiện xong bổn phận thì trở về, mà Khách đình là cái nhà để khách trần tạm dừng chân trước khi trở về quê xưa cảnh cũ.

Con người là khách của cõi trần, đến khi chết tức là lúc dừng chân lại để nghỉ ngơi, trước khi trở về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống. Vì vậy, thân nhân đưa xác người chết vào nơi Khách đình để làm tang lễ, rồi đưa lên thuyền Bát Nhã đưa đi an táng nơi đất Cực Lạc (nghĩa trang của Đạo).
Tại Khách đình, linh hồn người chết sẽ được nghe lời kinh tiếng kệ, âm nhạc trầm bổng để sớm thức tỉnh, biết rõ nơi căn cội thực sự của mình, không còn quyến luyến cõi trần, sớm đi lên cõi thiêng liêng, trở về ngôi nhà chơn thật xa xưa của mình. Cho nên, nơi mặt tiền của Khách đình có hai đôi liễn:
- 客館慈悲除債主
- 亭船般若渡迷津

- KHÁCH quán từ bi trừ trái chủ,
- ĐÌNH thuyền Bát Nhã độ mê tân.

Nghĩa là:   
- Quán trọ của khách trần, lòng từ bi, trừ hết các món nợ oan nghiệt,
- Cái nhà trạm có thuyền Bát Nhã giúp qua khỏi bến mê.
- 生也造得善
- 死也離果劫

- SANH dã tạo đắc thiện duyên,
- TỬ dã thoát ly quả kiếp.

Nghĩa là:
- Sống thì tạo được duyên lành,
- Chết thì thoát khỏi nghiệp quả của kiếp sống.


 Nằm trên đường Oai Linh Tiên, nhìn qua bên hông Khách đình.

Trung Tông Đạo là văn phòng cho các vị hành Đạo ở miền Trung, Việt nam.
Bắc Tông Đạo là văn phòng cho các vị hành Đạo ở miền Bắc, Việt nam

40 . VĂN PHÒNG HỘI THÁNH ĐƯỜNG NHƠN (Trung Hoa)


Nằm trên đường Oai Linh Tiên, gần cổng số 4, xây cất còn dang dỡ.

Đường nhơn là người Tàu, người Trung hoa. Họ rất hãnh diện với nền văn hóa rực rỡ của họ thời nhà Đường (Lý Uyên, Lý Thế Dân), nên họ thường tự xưng là Đường nhơn, tức là người nhà Đường. Tất cả các nhà phê bình văn học đều công nhận rằng, đời Đường (618-907) là thời đại hoàng kim của thi ca Trung quốc. Ba đại thi sĩ đứng hàng đầu thời nhà Đường là:
- Lý Bạch ( 701-762): một hóa thân của THÁI BẠCH KIM TINH.
- Đỗ Phủ (712-770): đắc Tiên vị
- Bạch Cư Dị ( 772-846)
 VềCội NguồnVề Cội Nguồn                                                                              
                                                                                         [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7]