Người
Trung hoa theo Đạo Cao Đài, lập thành Hội Thánh Đường nhơn, có nhiệm vụ cai
quản và phổ độ người Trung hoa vào Đạo. Nơi nào có nhiều Đạo hữu Trung hoa
(thí dụ như Chợ Lớn) thì Hội Thánh Đường nhơn lập tại đó một Tộc Đạo Đường
nhơn, bổ hai vị Lễ Sanh Đường nhơn Nam và Nữ đến cai quản hai phái Nam và Nữ
Đường nhơn.
Giai đoạn (1941-1955), người Trung
Hoa đến lập nghiệp tại Thánh địa Cao Đài rất đông, đứng đầu là Phối Sư Thái Khị
Thanh (Lâm Tài Khị). Chính ông là người giữ vững Toà Thánh khi quân viễn chinh
Pháp trở lại Đông Dương (1941-1945). Ông đã thừa lệnh Hội Thánh xây cất văn
phòng Đường nhơn.
Tướng Lữ-Bình Mã Nguyên Lương rời
Trung Hoa lục địa đến sống tại Chợ Lớn, nhưng sau khi hiểu được lý tưởng đại
đồng của Đạo Cao Đài không kỳ thị chủng tộc, không phân biệt tôn giáo, ông
quyết đưa cả gia quyến về Thánh địa sinh sống tại Long Thời. Ông được Đức Hộ
Pháp ban cho phẩm Hiền Tài.
Đạo Đức Học Đường (ĐĐHĐ) được Hội
Thánh thành lập rất sớm, , tại phần đất kế bên Đông Lang Tòa Thánh (tại Sở Bông
Huệ ngày nay). Lúc đó Đạo còn rất nghèo, Tòa Thánh cất tạm bằng cây ván, nên
ĐĐHĐ lúc đó cũng chỉ cất bằng mái tranh vách đất, bàn ghế thô sơ, học trò không
có tập giấy để viết, phải viết trên lá buông. Các học sinh là những con em
trong nhà Đạo mới qui tụ về Tòa Thánh làm công quả.
Các thầy giáo đều là những người
làm công quả, có trình độ học vấn Văn bằng Tiểu học và Thành Chung, được Hội
Thánh bổ nhiệm làm Giáo viên. Ông Đốc phủ Nguyễn Hữu Đắc làm Giám Đốc đầu tiên.
ĐĐHĐ thật sự là một Nghĩa thục của Đạo Cao Đài, giáo viên ăn cơm Đạo dạy công
quả, học sinh không đóng học phí, những học sinh mà gia đình quá nghèo được Hội
Thánh cho ăn cơm nơi Trai Đường của Hội Thánh.
Niên học đầu tiên 1928-1929, ĐĐHĐ
chỉ có 3 lớp: 2 lớp Đồng Ấu (Cours enfantin) và 1 lớp Dự Bị (Cours
préparatoire) tức là lớp 1 và lớp 2 ngày nay, dạy theo chương trình Pháp.
Cuối niên học nầy, Ngài Đầu Sư
Thượng Trung Nhựt đến dự Lễ Phát thưởng cho học sinh, vào ngày18-8-1929 (âl
14-7-Kỷ Tỵ). Ngài có đọc một bài diễn văn, trong đó, phần đầu nói chung về tình
hình Đạo sự trong năm, phần cuối Ngài mới đề cập đến Lễ Phát thưởng và các học
sinh, xin trích ra:
"Trong mấy năm dư, Đạo
nghèo, mấy em chịu phần hui hút, còn mấy anh đây lại bị kẻ thúc người đè, cũng
không săn sóc mấy em trẻ dại, để mấy em chiu chít như gà kia mất mẹ.
Ít người xét cổ suy kim, mới biết
rằng tôn giáo nào cũng nhờ học thức mà thìn mối Đạo, truyền Chánh giáo mới đặng
tròn câu phổ độ. Đạo nghèo, đồng tiền eo hẹp, còn thầy giáo huấn không một đồng
lương, lại thêm ngày dạy ấu nhi, lại còn phải làm công quả vùi cùng sanh chúng.
Học sinh đồng nhi nam nữ tập viết bằng lá buông, chỗ ngủ lấy ván sạp làm
giường, bề ăn uống tương rau hẩm hút.
Ba năm dư mới rảnh chút thì giờ,
mấy anh đây mới lập trường mà phát thưởng. Lễ đơn sơ để dạ yêu thương, giục mấy
cháu hết lòng lo đạo đức."
Cơ Sở Đạo Đức Học Đường sau đó được
dời đến phần đất của Bệnh Viện Y Học Dân Tộc trong Nội Ô, góc đường Phạm Hộ
Pháp và Oai Linh Tiên. Trường được xây cất rộng rãi hơn, gồm hai dãy hai bên và
một văn phòng ở giữa, bằng mái tranh vách đất, cột bằng cây rừng, số học sinh
cũng tăng lên nhiều hơn vì số gia đình Đạo qui tụ về Thánh Địa lập nghiệp cũng
đông hơn.
Năm Tân Tỵ (1941), Đức Phạm Hộ Pháp
và 5 vị Chức sắc cao cấp khác của Hội Thánh bị nhà cầm quyền Pháp bắt giam và
lưu đày ở đảo Madagascar, Phi Châu, Tòa Thánh Tây Ninh bị quân đội Pháp chiếm
đóng, họ đóng cửa các cơ quan của Đạo và đuổi các Chức sắc và công quả không
cho ở trong Nội Ô nữa, nên ĐĐHĐ cũng bị đóng cửa, học sinh bị giải tán.
Cơ sở vật chất của ĐĐHĐ qua nhiều
năm bỏ phế nên hư hỏng hoàn toàn, nên Hội Thánh tái lập ĐĐHĐ trên phần đất mới
nơi đường Cao Thượng Phẩm, gần Cửa số 6 Nội Ô. Nhân dịp Lễ Bãi trường niên khóa
đầu tiên tái lập nầy, ngày 30-9-1947 (âl 16-8-Đinh Hợi), Đức Phạm Hộ Pháp đến
dự lễ và ban Huấn Dụ cho Ban Giám Đốc và các Giáo viên nam nữ, xin chép ra sau
đây: (trích TĐ ĐPHP, Q.1 trang 73)
"Mời mấy vị Giáo viên và ân
nhân của Đạo Đức Học Đường vào trước mặt Bần đạo.
Lời Tiên Nho chúng ta đã nói: Gia
bần tri hiếu tử, quốc loạn thức trung thần. Hoàn cảnh khó khăn làm cho Bần đạo
khó định tâm, cảm xúc vô hạn, thấy tinh thần mấy em đối với đoàn hậu tấn, tức
là tương lai vận mạng nước nhà. Đạo ngày sau cũng nhờ đám nầy. Cả thảy thống
khổ của mấy em, Đức Chí Tôn và Hội Thánh đều nhận thấy cả yếu lý.
Hại thay! Gặp buổi loạn lạc, khuôn
khổ phong hóa nước nhà bị tiêu hủy, đời xu hướng theo vật hình, bỏ rơi đạo
đức... Hễ tranh đấu tức nhiên còn trường tiêu diệt. Có cơ quan tiêu diệt tức là
có cơ quan bảo tồn, chẳng phải mình ta là đủ.
Chí Tôn mở trường dạy con cái của
Ngài là lo làm sao bảo tồn sanh mạng cho nhơn loại, chẳng phải kiếp nầy mà đời
đời kiếp kiếp. Phận sự tối trọng, Ngài giao cho Đạo. Chúng ta chỉ mới vẽ một
nét đầu mà thôi, kết quả không phải trong buổi nầy mà trong tương lai đoàn hậu
tấn. Mấy em nhận định được điều ấy, chẳng kể vì danh vị, chẳng kể hoàn cảnh khó
nhọc, chẳng nài đói khó khổ não, chẳng tủi hờn, cái cảnh mấy em chịu đói rách
với Đạo, tạo đầu óc cho mấy em nhỏ, thì không ân nào trọng hơn nữa.”
Hai câu
liễn đặt tại cổng ĐĐHĐ thuở ban sơ của trường:
- 道德留傳後進孝忠扶社稷
- 學堂敎化書生仁義立江山
- Đạo Đức
lưu truyền hậu tấn hiếu trung phò xã tắc.
- Học
Đường giáo hóa thư sinh nhơn nghĩa lập giang sơn.
Nghĩa là:
- Đạo
đức lưu truyền cho đoàn hậu tấn, lấy hai chữ hiếu trung giúp dân giúp nước,
- Trường
học giáo hóa học sinh lấy hai chữ nhơn nghĩa xây dựng quốc gia.
Ban Đạo
Sử thành lập được do Thánh ý của Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp trước kia.
Mãi đến năm 1962 (Nhâm Dần) Đức Thượng Sanh Chưởng quản Hiệp Thiên Đài chỉ
định Ngài Thời Quân Hiến Pháp triệu tập đại hội tuyển chọn nhân viên cộng sự…
Bài diễn từ của Ngài Khai Đạo Phạm
Tấn Đãi, Trưởng Ban Đạo Sử có đoạn viết:
"Ban Đạo Sử được thành hình
năm 1962, Ngài Hiến Pháp lãnh nhiệm vụ Trưởng Ban, có hai nhân viên phụ trách
mà thôi, văn phòng tạm đặt tại tòa Hiệp Thiên Đài. Năm 1964 dời qua Nhà Hội Vạn
Linh. Lúc Ngài Hiến Pháp lãnh nhiệm vụ Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh. (Bộ này cũng
đặt tại Nhà Hội Vạn Linh, đặt Ban Đạo Sử gần nhau cho dễ kiêm nhiệm).
Đến năm 1968, Ban Đạo Sử bắt đầu
hoạt động khả quan hơn. Nhân viên Ban Đạo Sử được tăng cường, nhờ chức sắc các
cơ quan bổ đến, đồng thời một số tín hữu giàu thiện tâm tình nguyện đóng góp
công quả.
Công việc đang tiến triển, bất ngờ
Đức Thượng Sanh qui vị. Ngài Hiến Pháp được bầu lên cầm Quyền Chưởng Quản Hiệp
Thiên Đài. Tới Thời Quân Khai Đạo lãnh nhiệm vụ Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh kiêm
Trưởng Ban Đạo Sử.
Lúc bấy giờ chưa có một ngân khoản
nào dự trù xây cất trụ sở Ban Đạo Sử. Sự bất đắc dĩ đưa đến là Hội Thánh cho
Viện Đại Học Cao Đài mượn Nhà Hội Vạn Linh làm trường sở. Một lần nữa, Ban Đạo
Sử phải dời đến gần Dưỡng Đường Phước Thiên, vì chỗ chật hẹp với tính chất tạm
thời, nên Ban Đạo Sử quyết định kiến tạo trụ sở.
Được Hội Thánh cấp cho phần đất
(trên lộ Cao Thượng Phẩm, đối diện nam rừng Thiên Nhiên) mặc dầu không tiền,
chúng tôi vẫn mạnh dạn bắt tay vào việc... Thật là chỗ không thành ra có như sử
Đạo đã chứng minh, nơi cửa Đạo thì chỉ "bắt gió nắn hình". Tuy rằng
trụ sở còn đơn giản nhưng là cả sự cố gắng vô biên và lòng hy sinh của đồng
đạo, đáng kể là của nhân viên Ban Đạo Sử".
Vào ngày 17 tháng 8 Nhâm Tý (dl
24-9-1972), văn phòng Ban Đạo Sử đã được khánh thành, dưới quyền chủ tọa của
Ngài Hiến Pháp, Quyền Chưởng Quản HTĐ với sự chứng kiến của Hội Thánh lưỡng
đài. Ngài Hiến Pháp ban huấn từ, có những nhận định sau:
"Đạo đã thành lập được Ban Đạo
Sử gồm nhiều nhân vật có đủ khả năng và tinh thần phục vụ. Trong một thời gian
ngắn cuốn Đạo Sử đầu tiên sẽ chào đời để đính chánh những trang sách gọi là Đạo
Sử do người ngoại đạo xuất bản, có nhiều đoạn đã không đúng sự thật, lại còn
mỉa mai và có thành kiến cá nhân.
Cuốn sử Đạo chánh thức do Hội Thánh
Toà Thánh Tây Ninh xuấn bản sau nầy sẽ tự đính chính những điều xuyên tạc và
sai sự thật của các tác phẩm do nguời ngoại đạo soạn. Chúng ta không cần đính
chính ngay những sai lầm của họ, mà độc giả sẽ tự nhiên nhận thấy sự sai lầm đó
khi xem qua Đạo Sử chánh thức của Đạo vì cuốn Đạo Sử của Hội Thánh sẽ ghi toàn
sự thật". (TT. 61, tr. 12-15).
Ngoài ra, Hội thánh còn lập Bạch
Vân Ấn Quán tiếp nối truyền thống của Chơn truyền ấn quán xưa kia để in Kinh
sách Đạo cung ứng cho các Châu, Tộc Đạo. Ngài Ngọc Đầu Sư huấn dụ trong buổi lễ
khai trương Bạch Vân Ấn quán như sau:
"Từ lâu Hội Thánh có ước vọng
tạo lại Chơn Truyền ấn quán theo Thánh ý của Đức Hộ Pháp, vì chuyên viên và tài
chánh chưa cho phép dù Hội Thánh đã chấp thuận.
Hàng năm Hội Thánh phải chi phí một
số tiền lớn vào việc ấn loát, mướn in giấy cảm tạ, ban khen, bộ sổ Kinh sách
Đạo, nhất là Kinh Lễ, Pháp Chánh Truyền, Thánh ngôn... Kinh sách đều in ở Sài
gòn, xa xôi trở ngại thiếu người chăm sóc sửa bản in nên có nhiều sai sót đáng
tiếc. Nay Bạch Vân Ấn quán đã thành hình giúp cho Hội Thánh nhiều công
lớn".
Nhà
thuyền Bát Nhã đã xây cất từ năm 1927 ở góc đường Cao Thượng Phẩm và Oai Linh
Tiên. Sau đó được xây cất lại bằng những vật liệu nặng.
Vào ngày 22 tháng 3 năm Đinh Mùi
(dl 1-5-1967) Đức Cao Thượng Sanh đến dự lễ khánh thành nhà thuyền Bát Nhã
Trung Ương. Nhà thuyền Bát Nhã có 2 ban: Ban kéo thuyền và Ban chèo thuyền. Ban
chèo thuyền gồm có chèo hầu (tại Khách Đình hay Phật Mẫu ) và chèo đưa.
Các nhơn viên, về tâm linh do Đức
Di Lạc cai quản gồm Tổng Lái, Tổng Mũi, Tổng Thương, Tổng Khậu và 12 bá trạo
(chèo thuyền).
- Tổng
lái: biểu tượng Bát Quái Đài, là chơn linh của Hắc Sát Tinh, về bí pháp
là chơn khí của Hộ Pháp.
- Tổng
mũi: biểu tượng Hiệp Thiên Đài, là chơn linh của Bạch Hổ Tinh, về bí
pháp là chơn khí của Thượng Phẩm.
- Tổng
thương: biểu tượng Cửu Trùng Đài là chơn linh của Huỳnh Long Tinh, về
bí pháp là chơn khí của Thượng Sanh
- Tổng
khậu: biểu tượng Nhơn sanh nên hiển hiện đủ lục dục, thất tình.
- 12
bá trạo: biểu tượng Thập Nhị Địa Chi là Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ,
Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Đức Chí Tôn vì đức bảo sanh, nên
sai tam vị thần: Tổng lái, Tổng mũi và Tổng thương xuống trần giữ vững con
thuyền Bát Nhã rước các chơn hồn về nguyên.
Về
bí pháp: Đức Di Lạc cai quản nhà
thuyền đặng độ dẫn 92 ức nguyên nhân tu luyện để trở về hội ngộ với Đức Tôn.
Về
thể pháp: Đức Hộ Pháp vâng lịnh
Đức Phật Mẫu tạo thuyền Bát Nhã độ người qua sông mê
Trung
khổ hải độ thuyền Bát Nhã,
Phước
Từ Bi giải quả trừ căn.
Hườn
hồn chuyển đoạ vi thăng,
Cửu tiêu hồi phục Kim Bàn chưởng
âm.
Hội Thánh và các cơ sở phụ thuộc
được xây cất hoàn thành, đó là nhờ Ban Kiến Trúc, cơ quan tạo tác
có nhiều thợ hồ công quả. Những công đó cũng xứng đáng như công truyền Đạo nên
sau 5 năm làm công quả, các vị này vẫn được xin cầu phong.
Ban
Kiến Trúc là một bộ phận của Cơ quan Công thợ có nhiệm vụ chuyên môn, thiết kế,
xây dựng, trang trí các Thánh Thất, các Điện Thờ Phật Mẫu, cùng các dinh thự
khác của Đạo từ trung ương đến địa phương.
Cơ quan
Công thợ được thành lập chánh thức do Thánh Lịnh của Đức Phạm Hộ Pháp số 231
ngày mùng 9-7-Canh Dần (dl 22-8-1950). Cơ quan Công thợ bao gồm các Ban: Ban
Kiến Trúc, Ban Nhà Thuyền, Ban Mỹ Thuật, v.v...
Đứng đầu Ban Kiến Trúc là một vị
Tổng Giám, có các vị Phó Tổng Giám và Tá Lý giúp việc.
Nguyên văn Thánh Lịnh 231 của Đức Phạm Hộ Pháp thành lập Cơ quan Công thợ, xin chép ra sau đây:
Nguyên văn Thánh Lịnh 231 của Đức Phạm Hộ Pháp thành lập Cơ quan Công thợ, xin chép ra sau đây:
HỘ PHÁP ĐƯỜNG
ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ
Văn Phòng
(Nhị thập ngũ niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH
Số: 231/TL
HỘ PHÁP
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài
Hiệp Thiên và Cửu Trùng.
Chiếu y Tân Luật và Pháp Chánh
Truyền,
Chiếu y Đạo Luật ngày 16 tháng
Giêng năm Mậu Dần (dl 15-2-1938) giao quyền thống nhứt Chánh Trị Đạo cho Hộ
Pháp nắm giữ cho đến ngày có Đầu Sư chánh vị,
Nghĩ vì Cơ quan Công thợ trong châu
vi Tòa Thánh chưa có hàng phẩm tương đối với các cơ quan khác đặng mở đường lập
vị cho họ, nên:
THÁNH LỊNH:
Điều
thứ nhứt: Đặt riêng CƠ QUAN CÔNG THỢ trong châu vi Tòa Thánh những danh từ và
trách vụ như dưới đây:
a. Tá
Lý coi về một Sở.
b. Phó
Tổng Giám làm đầu một hay nhiều Sở, dưới quyền Tổng Giám.
c. Tổng
Giám kiểm soát toàn thể các Cơ Sở.
Điều
thứ nhì: Những chức vụ kể trên đối hàm như vầy:
a. Tá Lý đối hàm Chánh Trị Sự hay
Hành Thiện.
b. Phó Tổng Giám đối hàm Lễ Sanh.
c. Tổng Giám đối hàm Giáo Hữu.
Điều thứ ba: Mỗi bậc kể trên cũng
phải hành sự đủ 5 năm mới được thăng lên và tới bậc Tổng Giám thì được Hội
Thánh đem ra Quyền Vạn Linh công nhận vào hàng Giáo Sư sau khi đầy đủ công
nghiệp.
Điều thứ tư: Chư vị Bảo Thế, vị
Khai Pháp chưởng quản Bộ Pháp Chánh, vị Thái, Thượng, Ngọc Chánh Phối Sư, các
tư kỳ phận, lãnh thi hành Thánh Lịnh nầy.
Lập tại Tòa Thánh, ngày 9 tháng 7
Canh Dần.
(22-Août-1950)
HỘ PHÁP
(ấn ký)
Theo Thánh Lịnh nầy:
- Cơ quan Công thợ không trực thuộc
riêng một Đài nào cả mà chịu dưới quyền của Hội Thánh ĐĐTKPĐ. Khi Ngọc Hư Cung
giao cho HTĐ cầm quyền nền Đạo thì Cơ quan Công thợ đương nhiên chịu dưới hệ
thống của HTĐ.
- Các phẩm: Tổng Giám, Phó Tổng
Giám, Tá Lý không có Đạo phục riêng khi chầu lễ Đức Chí Tôn, nên các vị nầy
phải mặc Đạo phục của Đạo hữu và đứng ở hàng Đạo hữu để chầu lễ Chí Tôn. Nhưng
khi các vị trong 3 phẩm nầy qui liễu thì được hành lễ tang theo các phẩm cấp tương
đương, nghĩa là:
• Tổng Giám được hành lễ tang theo
hàng Giáo Hữu.
• Phó Tổng Giám được hành lễ tang
theo hàng Lễ Sanh.
• Tá Lý được hành lễ tang theo hàng
Chánh Trị Sự.
Có một sự kiện xảy ra giữa Ban Kiến
Trúc và Hội Thánh PT, xin nêu ra để chúng ta thấy pháp lý về Ban Kiến Trúc.
Trong việc xây dựng cửa Chánh Môn,
Ngài Bảo Thế quyết định xây theo kiểu vở do Ty Kiến Thiết Tây Ninh vẽ, không
dùng họa đồ của Ban Kiến Trúc vẽ theo sự chỉ dạy của Đức Phạm Hộ Pháp khi xưa.
Tổng Giám Ban Kiến Trúc lúc đó là ông Lê Văn Thế phản đối việc nầy và tuyên bố:
Nếu Ngài Bảo Thế quyết định xây dựng theo họa đồ của Đời thì ông không dám bổ
công thợ đến xây dựng.
Để tiến hành xây cất Chánh môn,
Ngài Bảo Thế ra lịnh cho ông Chưởng quản CQPT ra văn thơ thâu hồi quyền chức Tổng
Giám của ông Lê Văn Thế. Lúc đó Ngài Bảo Thế làm Quyền Chưởng quản HTĐ kiêm
Thống quản CQPT.
Ông Tổng Giám thấy việc làm của
Ngài Bảo Thế có tính cách áp bức, nên đem tất cả nội vụ trình lên Đức Thượng
Sanh. Đức Thượng Sanh yêu cầu Bộ Pháp Chánh minh tra và phúc trình cho Ngài rõ,
rồi Ngài ra văn bản giải quyết như sau:
HIỆP THIÊN ÐÀI
ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ
Văn Phòng
(Tứ thập niên)
Thượng Sanh
TÒA THÁNH TÂY NINH
Số: 072/TS
THƯỢNG SANH
CHƯỞNG QUẢN HIỆP THIÊN ĐÀI
Kính gởi:
- Hiền huynh Bảo Thế,
- Hiền huynh Đầu Sư.
Tham chiếu: V/v Chưởng quản Phước
Thiện ra Huấn Lịnh thâu hồi nhiệm vụ của vị Tổng Giám Ban Kiến Trúc Lê Văn Thế.
Kính Quí Hiền huynh,
Theo Phúc Trình minh tra số 157/PC
của Hiền huynh Hiến Pháp Chưởng quản Bộ Pháp Chánh thì vị Chưởng quản Phước
Thiện không có thẩm quyền thâu hồi nhiệm vụ của vị Tổng Giám Ban Kiến Trúc Lê
Văn Thế vì chức vụ Tổng Giám ngang hàng với Giáo Hữu CTĐ.
Ngoài ra, chiếu theo Thánh Lịnh số 231/TL ngày 20-8-1950 của Đức Hộ Pháp, Ban Kiến Trúc là một Cơ quan Công thợ biệt lập chịu dưới quyền điều khiển của vị Tổng Giám và đặt dưới hệ thống của CTĐ và Phước Thiện đặng tạo tác hoặc tu bổ các cơ sở trong châu vị Tòa Thánh.
Nếu Tổng Giám Cơ quan nầy không làm tròn phận sự hoặc không tuân lịnh thượng cấp, thì tùy trường hợp, bên Hành Chánh hay bên Phước Thiện phúc báo lên Hội Thánh HTĐ để nội vụ được giao qua Bộ Pháp Chánh minh tra đủ lẽ rồi Hội Thánh HTĐ mới quyết định sau.
Vậy xin quí Hiền huynh ra lịnh cho các cơ quan dưới quyền trực thuộc của mình thi hành theo đề nghị của Bộ Pháp Chánh gồm 2 khoản sau đây:
Ngoài ra, chiếu theo Thánh Lịnh số 231/TL ngày 20-8-1950 của Đức Hộ Pháp, Ban Kiến Trúc là một Cơ quan Công thợ biệt lập chịu dưới quyền điều khiển của vị Tổng Giám và đặt dưới hệ thống của CTĐ và Phước Thiện đặng tạo tác hoặc tu bổ các cơ sở trong châu vị Tòa Thánh.
Nếu Tổng Giám Cơ quan nầy không làm tròn phận sự hoặc không tuân lịnh thượng cấp, thì tùy trường hợp, bên Hành Chánh hay bên Phước Thiện phúc báo lên Hội Thánh HTĐ để nội vụ được giao qua Bộ Pháp Chánh minh tra đủ lẽ rồi Hội Thánh HTĐ mới quyết định sau.
Vậy xin quí Hiền huynh ra lịnh cho các cơ quan dưới quyền trực thuộc của mình thi hành theo đề nghị của Bộ Pháp Chánh gồm 2 khoản sau đây:
1. Quyền chức của vị Tổng Giám Lê
Văn Thế vẫn giữ như cũ.
2. Ngưng công cuộc tạo tác những
Thánh Thất và Điện Thờ Phật Mẫu trong các Phận Đạo chiếu theo lời phê của Đức
Hộ Pháp và quyết nghị của Hội Nhơn Sanh năm Giáp Thìn. Những Thánh Thất và Điện
Thờ Phật Mẫu cất lỡ rồi, Hội Thánh sẽ tùy nghi sửa đổi cho hợp thời và hợp lệ.
Nay kính.
Tòa Thánh, ngày 25-8-năm Ất Tỵ (dl 20-9-1965 ).
THƯỢNG SANH
(ấn ký)
Số 221/SL: Sao y Bổn chánh
Tư cho
Q. Ngọc Chánh Phối Sư, lịnh cho Khâm Thành thi hành khoản 2 trong Chỉ thị nầy.
Tòa Thánh, ngày 28-8-Ất Tỵ.
ĐẦU SƯ
Thượng Sáng Thanh
(ấn ký)
ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.
CTÐ: Cửu Trùng Ðài.
CQPT: Cơ Quan Phước Thiện
[CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN - Soạn
giả: Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng bút hiệu ĐỨC NGUYÊN
Ấn hành do theo hiệu đính 03-2003]
Ấn hành do theo hiệu đính 03-2003]
Nhạc lễ
đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tôn giáo Cao Đài.
Nhạc lễ là hàng đầu phải giữ gìn
bản sắc văn hoá đặc biệt của tế lễ trời đất và nhân sanh. Bộ nhạc có từ khi có
Đạo. Ngày 25 tháng 10 Mậu Thân (dl 14-12-1968 ) chỉ là lễ khánh thành
ngôi trường nhạc lễ với xi măng cốt sắt, nằm trên đườn OAI LINH TIÊN.
Đức
Thượng Sanh đến dự lễ khánh thành trường (trước Bắc Tông Đạo).
Tóm lại: Lộ Oai Linh Tiên từ cửa số
4 nội ô đi vào qua đến cửa 9 có các cơ quan sau đây:
Bên phải: Tông đạo Đường Nhơn, Bắc
Tông đạo, Trung Tông đạo, trụ sở Ban Thế Đạo (và Đại Đạo Thanh Niên Hội?), Y
viện Hành Chánh, Cơ Quan Phát Thanh và Phổ Thông Giáo Lý.
Bên trái: Sân vận động, Bộ Nhạc lễ,
Khách Đình, Nhà Thuyền Bát Nhã, Tông Đạo Tần Nhơn, Hội Thánh Ngoại Giáo (Viện
Đại Học Cao Đài tạm), Nam Đầu Sư Đường.
Xin mượn các câu
thơ của ĐỨC LÝ cho vào năm 1927 để kết luận bài này:
" Nghi nan chớ chác lấy lòng phàm,
Hễ biết Ðạo mầu mới biết ham.
Mắt thịt thấy Trời coi thấp chủm,
Hỏi ai cho thấu Ðạo khôn tầm.
*
…Cũng xương, cũng thịt, cũng khí, cũng huyết Nam,
Cũng văn, cũng pháp, cũng phong, cũng tục Nam,
Cũng xã tắc, cũng triều đình của nhà Nam.
Ngôi Tiên đã lấm gót phàm,
Kẻ chăn dân lại ra làm con buôn.
Dân như cá chậu gà chuồng,
Tiếng oan trăm họ trêu buồn ngậm than.
Quốc gia nghèo nàn, dân khó mở mang,
Lăng điện phá hoại, Văn miếu bỏ hoang,
Trí quân lánh mặt, hồn nước điêu tàn.
Gặp cơn xúi ác giục loàn,
Người ngay tránh dạng, đứa gian khoe mình.
Tỷ như một đám bù nhìn,
Cân đai một vẻ thân hình một nơi.
... Ấy cũng gọi đời ......."
(
Institute for Historic Caodai Religion )